TTCN - Hà Nội có một con phố dài chỉ 500m nhưng chật cứng hàng trăm sạp, cửa hiệu “nén” chặt hàng trăm tấn vải mà những ai sành ăn mặc đều biết. Con phố này rất lạ, mỗi ngày qua đây người đi đường lại chạm mặt hàng trăm manơcanh bằng da bằng thịt, mặc những bộ đồ thời trang đứng làm mẫu trên vỉa hè suốt từ sáng tới tối. Phóng to Hai manơcanh đang tạo dáng ngay tại sạp vảiTTCN - Hà Nội có một con phố dài chỉ 500m nhưng chật cứng hàng trăm sạp, cửa hiệu “nén” chặt hàng trăm tấn vải mà những ai sành ăn mặc đều biết. Con phố này rất lạ, mỗi ngày qua đây người đi đường lại chạm mặt hàng trăm manơcanh bằng da bằng thịt, mặc những bộ đồ thời trang đứng làm mẫu trên vỉa hè suốt từ sáng tới tối. Người mẫu “bụi” “Lịch làm việc của bọn em từ 8g sáng tới 10g đêm, không thay ca thay kíp. Ngày nào cũng thế, đứng làm mẫu rất mệt”- đó là lời Nga, một cô người mẫu “chuyên nghiệp” của sạp YL trên phố vải Phùng Khắc Khoan. Mới 23 tuổi, vừa tốt nghiệp ngành du lịch nhưng đang bị “ế”, Nga tìm đến phố này. Từ “chuyên nghiệp” mà cô nói có ý nghĩa: thể hiện đẳng cấp cao trong làng “manơcanh sống”. Theo cô, ở phố này có hai loại mẫu: loại nghiệp dư thường phải kiêm cả việc bán hàng, thậm chí bán hàng mới là việc chính và tất nhiên họ cần có những tiêu chuẩn của kẻ có thể bán hàng, khi rỗi khách mới ra vỉa hè đứng làm mẫu. Nhưng loại chuyên nghiệp như Nga thì không như vậy, các cô chỉ có bổn phận duy nhất đã ghi rõ trong hợp đồng tuyển dụng: đứng đường “online” với những tiêu chuẩn tuyển dụng mà chủ sạp đưa ra rất sơ sài: không cần biết ngoại ngữ, không cần trình độ, không bị nói ngọng hoặc giọng địa phương; chỉ cần cao ráo, có gương mặt xinh, cái thân hình có eo một chút và điều kiện quan trọng là… biết đứng liền hơn 10 tiếng đồng hồ chân không mỏi! Nga đến phố này làm mẫu bắt đầu từ mùa hè năm ngoái. Dưới cái nắng hè 35-380C như hắt lửa vào mặt người, bụi đường, khói xe xộc bám quần áo, ngày nào qua đây tôi cũng bắt gặp Nga đứng miệt mài trước sạp vải mặc cho làn da sám cháy, mồ hôi nhễ nhại. Ngoài Nga còn có hàng trăm người mẫu cũng được các chủ sạp thuê… ra đường để quảng cáo vải và mẫu thời trang. Người ta gọi những cô gái như Nga là người mẫu “bụi”, đơn giản vì suốt ngày họ chỉ làm việc ở vỉa hè với công việc nhàm chán là đứng “khoe” mốt. Nó đối lập hẳn vẻ sang trọng, nhàn hạ của những người mẫu thời trang trên sàn ánh sáng. Nó cũng không cần trải qua trường lớp đào tạo, cứ ký xong hợp đồng là ra vỉa hè nhận nhiệm vụ. Cảnh suốt con phố Phùng Khắc Khoan có hàng trăm cô gái đứng hoặc đôi khi đi đi lại lại trên vỉa hè, mặc những bộ đồ được thiết kế sặc sỡ và mát mẻ khuất lấp sau những kiện vải chất đầy trông thật ấn tượng. Mỗi cô mang trên người một mẫu quần áo được may, thêu thùa bằng chất liệu vải riêng. Mỗi sạp vải có ít nhất một nữ người mẫu, nhiều sạp “nuôi” tới bốn, năm cô để liên tục “diễn” nhiều kiểu quần áo, chất vải khác nhau. Huệ và Tân, hai cô thôn nữ vừa từ một làng may ở huyện Phú Xuyên (Hà Tây) lên, đang làm mẫu cho sạp vải NT, cứ “e ấp” mãi: “Cô (tức bà chủ) thuê hai đứa em chỉ làm mỗi việc mặc những bộ đồ này ra đứng trước cửa để thu hút khách. Điều kiện quan trọng là những bộ đồ chúng em mặc phải được may từ những loại vải mà cửa hiệu có, nhất là những loại vải mới được nhập về”. Linh và Quỳnh, hai cô mẫu Hà Nội gốc đang sống tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ, đứng mẫu cho sạp H.X, “bật mí” thêm: “Mỗi chủ sạp có cách xử sự riêng, nhiều chủ đòi nhân viên (người mẫu) phải góp 30% vốn cho mỗi bộ cánh phải mặc, nhưng toàn bộ mẫu quần áo bọn em mặc thì chủ em đều “bo” (đầu tư) tất”. Theo Linh, ở sạp HX cứ vài ngày các cô lại phải đổi mốt một lần vì mẫu vải mới liên tục đưa về. Ngoài tiếp thị vải cho chủ sạp Linh và Quỳnh còn “tư thông” với chủ các xưởng may nằm len lỏi trong trong các ngõ ngách. Bất kỳ người nào thích bộ cánh trên người hai cô thì hai cô “dụ” khách về xưởng may để được thưởng phân trăm hoa hồng, tỉ lệ có khi lên tới 20-30%. Làm mẫu “bụi” rất cực thân mà công sá được chủ trả lại bèo. Nhiều cô gái đã bỏ cuộc nên phố vải lúc nào cũng lên cơn sốt khiến giới chủ sạp cứ phải liên tục tuyển mộ. “Vũ khí” cạnh tranh Trước đây, dân phường vải chỉ quen sắm những con manơcanh nhựa rồi cho nó mặc những loại vải mới, mốt mới dựng ra vỉa hè nhưng chẳng ai buồn để ý. Chính vì vậy để thu hút khách mua, họ đã phát minh loại manơcanh - người độc đáo bằng da bằng thịt, có hồn, biết nói, biết cử động: mùa hè thì hở hang, mát mẻ với những bộ lụa mỏng manh, áo hai dây bó sát eo... khiến ai đi qua cũng liếc ngang; mùa đông mặc vét ngắn, váy ngắn hoặc vét dài chấm gối cứ như trong phim Hàn Quốc và luôn tươi cười với khách. Người mẫu “bụi” chỉ mới mọc lên trên phố vải Phùng Khắc Khoan mấy năm gần đây dù phố vải đã buôn bán xôm tụ từ rất lâu. Đó là chiêu quảng cáo sản phẩm “ấn tượng” mà nay nhiều phường vải khác ở Hà Nội đang thi nhau bắt chước. Người đầu tiên “phát minh” các “manơcanh sống” không phải là chủ sạp vải mà chính là một tiệm may khi nghĩ cách cài một số cô gái ra đường để chào hàng những bộ cánh model nhất do chính tay họ thiết kế. Thủ thuật hiệu quả này được hàng trăm chủ sạp vải áp dụng ngay. Một chủ sạp ở đoạn giao lộ Trần Xuân Soạn - Phùng Khắc Khoan, nơi sử dụng rất nhiều người mẫu “bụi” xinh đẹp, nói lý do họ phải sử dụng người mẫu đứng đường vì cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. So với hàng chục phường buôn vải khác, phường vải Phùng Khắc Khoan là nơi chuyên phục vụ giới trung lưu Hà Nội với tổng lượng lưu thông rất lớn và nơi đây không chỉ bán buôn mà còn bán lẻ. Phần lớn vải tuồn về đây là hàng Trung Quốc theo tuyến Lạng Sơn, ngoài ra còn có vải Thái, vải Nhật… nhưng chỉ khách sành mới chọn được. Nguồn và chủng loại phong phú tới mức vải gì cũng có, mua bao nhiêu cũng O.K. Khi “cưa” khách các chủ sạp thường nói thách gấp đôi, gấp ba. Và để đẩy trôi được nhiều hàng, các chủ sạp phải cấu kết với chủ tiệm may thiết kế những bộ cánh rất bắt mắt cho nhân viên mặc ra vỉa hè câu khách. Đối tượng bị “tia” nhiều nhất là các cô gái, các bà, các chị ưa ăn diện. Họ rủ nhau mặc theo phong cách “manơcanh sống” vì mê bộ cánh. Nhờ vậy chủ sạp bán được nhiều vải còn chủ tiệm may thì nhận được nhiều đơn đặt hàng. Để dụ được khách vô sạp của mình, nhiều “manơcanh sống” còn nhiệt tình nhào ra đường lôi kéo khách. Sau mỗi cuộc tranh giành đó, khẩu chiến giữa các manơcanh biết nói lại nổ ra. Đó là chuyện thường ngày ở chợ vải. Một chủ sạp bảo: “Sắm một con manơcanh nhựa chỉ tốn có vài trăm ngàn mà dùng cả đời còn “nuôi” một “manơcanh sống” mỗi tháng tốn 0,8 - 1 triệu đồng, song điều quan trọng là nhờ đó quảng cáo mốt rất hiệu quả”.
Chính thức tháo gỡ cho các dự án trong kết luận thanh tra, bản án ở TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa TTXVN 19/02/2025 Cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa có hiệu lực từ 1-4-2025.
Phó bí thư Nguyễn Văn Được: Tôi từ chèo xuồng ba lá, nay về TP.HCM là lái tàu lớn ra biển VIỄN SỰ 19/02/2025 Tân Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Được chia sẻ, trước giờ ông là người lái xuồng ba lá trong sông, rạch nhỏ, nay phải lái tàu lớn hơn trên sông cái, thậm chí là biển cả, nhiều ghềnh thác và thử thách hơn.
Tập đoàn của Thụy Điển muốn đầu tư 1 tỉ USD làm dự án tái chế quần áo cũ NGỌC AN 19/02/2025 Ngày 19-2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án tổ hợp sản xuất vải công nghệ cao của Tập đoàn Syre (Thụy Điển).
Ông Putin khoe đột phá ở Kursk, nói Nga - Mỹ bắt đầu khôi phục quan hệ NGỌC ĐỨC 19/02/2025 Tổng thống Nga đánh giá cao kết quả đối thoại Nga - Mỹ, nói rất vui khi gặp ông Trump và thông báo quân đội vừa đạt đột phá tại mặt trận vùng Kursk.