TTCT - “Đừng ăn thịt đỏ”, “Đừng ăn đồ béo”, “Đừng ăn đường”…, có vẻ như mỗi tuần một lời khuyên khác nhau về việc ăn uống sao cho có lợi cho sức khỏe lại được đưa ra trên các tạp chí y khoa, thậm chí là trái ngược nhau. Cơ thể mỗi cá nhân có một cơ chế riêng trong việc hấp thu thức ănRất nhiều người đặt ra mục tiêu ăn uống tốt cho sức khỏe, giảm cân hay giữ dáng vào năm mới, nhưng một nghiên cứu của Nielsen vừa công bố cho thấy một thói quen ăn uống được cho là “có lợi cho sức khỏe” có thể rất khác nhau tùy theo mỗi người.Nghiên cứu của các nhà khoa học Israel, được đăng trên tạp chí y khoa Cell tháng trước, kết luận rằng ngay cả với những người ăn các bữa ăn giống hệt nhau, cách cơ thể họ chuyển hóa chất là hoàn toàn khác nhau.Bạn hẳn có lần nghe tới “chỉ số glucoza đường huyết” (GI) được nhắc trong các quảng cáo về chế độ ăn kiêng. GI đo một loại thức ăn cụ thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn lên bao nhiêu. Đường trong máu cao được cho là có liên quan tới nhiều vấn đề về sức khỏe như béo phì và tiểu đường.Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học Weizmann cho thấy GI của một loại thức ăn cụ thể không phải là một giá trị cố định mà thay đổi tùy thuộc vào người ăn thức ăn đó. “Có sự khác biệt rất lớn giữa mỗi cá nhân, thậm chí là đối lập nhau, và đây là một lỗ hổng lớn với việc đánh giá GI như trước kia” - Eran Segal, thuộc khoa khoa học máy tính và toán học ứng dụng của Viện Weizmann, nói.Nghiên cứu đã được tiến hành với 800 tình nguyện viên. Họ được hỏi về thói quen hằng ngày rồi được đo đạc sinh khối, các chỉ số cơ thể và xét nghiệm máu. Trong một tuần lễ sau đó, họ được yêu cầu ghi lại giấc ngủ, thói quen thể dục và ăn uống bằng một ứng dụng di động.Họ cũng đo lượng đường trong máu mỗi 5 phút trong cả tuần. “Việc đo đạc một mẫu đủ lớn mà không bắt đầu với bất cứ định kiến nào đã soi sáng cho chúng tôi về việc những quan niệm cơ bản của chúng ta về ăn uống có lợi cho sức khỏe lầm lạc ra sao” - Elinav Eran Elinav, thuộc Khoa miễn dịch học của Viện Weizmann nói.Cả Elinav và Segal đều cho rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các vi khuẩn trong hệ thống ruột có liên quan tới béo phì, đường trong máu và tiểu đường. Và, nghiên cứu cho thấy những loại vi khuẩn cụ thể có liên quan tới mức độ gia tăng đường trong máu sau mỗi bữa ăn.Điều này giải thích tại sao cà chua là lựa chọn có lợi cho sức khỏe với người này nhưng nguy hại với người khác. “Tôi cho rằng điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng - tiến sĩ Melina Jampolis, một chuyên gia dinh dưỡng, nói - Bạn không thể mong đợi sẽ giảm cân bằng cách ăn cùng một thứ như chồng, bạn hay đồng nghiệp của bạn.Từ 15 năm kinh nghiệm của tôi, tôi có thể nói chắc chắn rằng giảm cân ở một số người khó khăn hơn hẳn so với những người khác”.■ Tags: Ăn uống có lợiThịt đỏMỗi người ăn mỗi khácChế độ dinh dưỡng
Động đất tối mùng 6 Tết tại Hà Nội, nhiều người dân cảm nhận rõ rung lắc CHÍ TUỆ 03/02/2025 Tối 3-2 (mùng 6 Tết), một trận động đất mạnh 2,6 độ xảy ra tại khu vực huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Nhiều người dân ở khu vực ngoại thành cảm nhận được rung lắc.
Công bố sao kê 160 triệu đồng 'lì xì' người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương HOÀNG TÁO 03/02/2025 Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng.
Từ Hy Viên sốt cao khi đến Nhật Bản, trở nặng chỉ sau 5 ngày LAN HƯƠNG 03/02/2025 Trước khi qua đời, trong 5 ngày tại Nhật Bản, Từ Hy Viên nhập viện nhiều lần để chữa bệnh cảm cúm nhưng sức khỏe vẫn không có dấu hiệu hồi phục.
Mỹ tạm dừng áp thuế với hàng hóa Mexico trong 1 tháng THANH HIỀN 03/02/2025 Tổng thống Mexico cho biết Mỹ sẽ tạm dừng áp thuế với nước này, trong khi Mexico sẽ tăng cường lực lượng thực thi pháp luật tại biên giới để ngăn chặn ma túy. Tuổi Trẻ Online tiếp tục cập nhật.