TTCT - Đó là bài hát Le déserteur (Kẻ đào ngũ) của nhà văn và nhạc sĩ Pháp Boris Vian do chính ông phổ nhạc bài thơ cùng tên của mình năm 1954. Bìa album Chansons Impossibles bản phát hành lại năm 2013. Ảnh: EBAYMặc dù đã phải chỉnh sửa, giảm bớt sức nặng của ca từ cho phù hợp với chính quyền, nhưng bài hát vẫn không thoát được lưới kiểm duyệt đương thời ở Pháp vì bị coi là phản quốc.Nhưng sau một thời gian dài bị cấm, hiện nay nó là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Boris Vian, cả vì lịch sử lưu truyền bài hát này và cả vì vẻ đẹp và sức tác động chính trị của nó. Le déserteur cũng đã trở thành một phần trong kho tàng di sản của âm nhạc Pháp.Chỉ một lần vang trên sóng phát thanhBoris Vian (1920 - 1959) là nhà văn Pháp, được biết đến trước hết với tư cách nhà tiểu thuyết trong đó có tác phẩm L'Écume des jours (1947) đã được dịch ra tiếng Việt nhan đề Bèo bọt tháng ngày. Nhưng ông còn là một nhạc sĩ, có ảnh hưởng mạnh đến nhạc jazz Pháp.Bài thơ và bài hát Kẻ đào ngũ được Boris Vian sáng tác vào đầu năm 1954, khi quân viễn chinh Pháp đang bị quân đội Việt Minh vây hãm tại chiến trường Điện Biên Phủ, trước khi bị đánh bại hoàn toàn ngày 7-5-1954.Trong không khí đó B. Vian đã viết bài thơ Kẻ đào ngũ mở đầu bằng khổ thơ về sau trở nên nổi tiếng: "Monsieur le président / Je vous fais une lettre / Que vous lirez peut-être / Si vous avez le temps." (Thưa ngài tổng thống / Tôi viết cho ngài bức thư / Ngài có thể đọc / Nếu ngài có thời gian).Bài thơ nói về một người trẻ không muốn vào lính ra trận nên quyết tâm đào ngũ. Khổ cuối là lời cảnh báo: "Si vous me condamnez, / Prévenez vos gendarmes, / Que j'emporte des armes / Et que je sais tirer." (Nếu ngài kết án tôi / Hãy báo cho các cảnh binh của ngài / Tôi có mang vũ khí / Và tôi biết bắn).Sau khi phổ nhạc bài thơ Boris Vian đã đưa nó cho nhiều ca sĩ nổi tiếng nhưng tất cả đều từ chối ca khúc phản chiến này. Chỉ trừ một người, đó là Marcel Mouloudji, một nghệ sĩ dấn thân.Nhưng vì là một người yêu hòa bình rất mực, Mouloudij đã đề nghị Vian tước bỏ vũ khí của nhân vật trong bài thơ và sửa khổ cuối thành: "Si vous me poursuivez/ révenez vos gendarmes/Que je n'aurai pas d'armes/Et qu'ils pourront tirer" (Nếu ngài truy lùng tôi / Hãy báo với các cảnh binh của ngài / Tôi không mang vũ khí / Và họ có thể bắn) để làm giảm nhẹ tính bạo động trong việc đào ngũ của anh ta.Đúng ngày quân Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ, 7-5-1954, Marcel Mouloudij đã hát bài này lần đầu tiên trên sân khấu trước khi ghi đĩa hai tháng sau đó. Mặc dù ca từ đã giảm nhẹ nhưng trong không khí bại trận và tinh thần ái quốc kịch phát, Ủy ban nghe phát thanh của Pháp đã cấm phổ biến bài hát, ngăn nó lên sóng, nên Mouloudij chỉ hát được lần duy nhất trên đài phát thanh vào tháng 10-1954.Bìa EP 4 bài của Mouloudji năm 1965.8 năm đợi chờ và không gì cảNăm 1955, Boris Vian quyết định lấy lại nguyên gốc văn bản cũ. Ông thay đổi những lời đã cùng sửa với Mouloudij trước đây, viết lại khổ cuối mà người ca sĩ đã thu âm vào tháng 4, ở đĩa hát 45 vòng.Bài hát được đưa vào album mang tên Những bài ca không được hát (Chansons impossibles) của hãng Phillips nhưng việc phổ biến nó rất hạn chế do hãng này không muốn gây xáo động vì nội dung chống đối của nó.Nhưng đã thế rồi mà cũng chẳng được gì: bài hát Kẻ đào ngũ ở cả bản của Boris Vian cũng như bản của Marcel Mouloudij vẫn bị cấm phát trên đài phát thanh vì "có tính phản quốc".Ba năm sau đến việc tiếp thị bản ghi âm còn bị các quan chức văn hóa ngăn cấm. Sự cấm đoán này chỉ được dỡ bỏ vào cuối cuộc chiến tranh Algérie, năm 1962, tám năm sau bản biên tập ban đầu của bài hát.Nhưng trước đó ba năm, Boris Vian đã qua đời. Vậy là người nghệ sĩ phải thay hình đổi dạng vì tác phẩm của mình đã không được thấy bài tụng ca hòa bình của ông thoát khỏi mọi sự kiểm duyệt. Nhưng bài hát đó về sau đã được các ca sĩ ở nhiều nước hát, trong đó có danh ca người Mỹ Joan Baez.(Theo báo Pháp Ouest-France, 17-8-2023) Đây là bài thơ Kẻ đào ngũ phổ nhạc của Boris Vian (trong ngoặc là lời sửa của Marcel Mouloudij).KẺ ĐÀO NGŨThưa ngài Tổng thốngTôi viết cho ngài bức thưNgài có thể đọcNếu ngài có thời gian.Tôi vừa mới nhận đượcCác giấy tờ nhà binhĐể đi vào chiến tranhTrước chiều ngày thứ tư.Thưa ngài Tổng thốngTôi không muốn nhập ngũTôi không phải có mặt trên trái đấtĐể giết những người nghèo khổ.Không phải để làm ngài tức giậnMà tôi cần phải nóiTôi đã quyết định rồiTôi sẽ đi đào ngũ.(Không phải để làm ngài tức giậnMà tôi cần phải nóiNhững cuộc chiến tranh đều ngu xuẩnThế giới có chúng đủ rồi)Kể từ khi sinh raTôi đã thấy bố tôi chếtTôi đã thấy những người anh em tôi ra điVà các con tôi khóc.Mẹ tôi rất đau khổĐến mức đã nằm dưới mộVẫn nguyền rủa những quả bomVẫn nguyền rủa những bầy giun.Khi tôi bị bỏ tùVợ tôi đã bị đánh cắpHồn tôi đã bị đánh cắpCùng toàn bộ quá khứ thân thiết của tôi.Ngày mai buổi sáng sớmTôi sẽ khép cửa nhàĐóng lại những năm chết chócTôi sẽ đi trên mọi ngả đường.Tôi sẽ khất thực cuộc đời tôiTrên các con đường nước PhápTừ Bretagne đến ProvenceVà kêu lên với mọi người:"Hãy từ chối vâng lệnhHãy từ chối nhập ngũĐừng đi vào chiến tranhHãy từ chối lên đường".Nếu phải cần đổ máuThì hãy đổ máu ngàiNgài là tông đồ tốtThưa ngài tổng thống.Nếu ngài kết án tôiHãy báo với các cảnh binhcủa ngàiTôi có mang vũ khíVà tôi biết bắn.(Nếu ngài truy lùng tôiHãy báo với các cảnh binhcủa ngàiTôi không có vũ khíVà họ có thể bắn). Nguồn ảnh: discogs.comỞ mặt sau bìa đĩa EP của Mouloudji năm 1965 là lời giới thiệu của ông về bài hát Le Déserteur:"Boris Vian cho tôi xem bài hát của ông có tựa đề Le Déserteur năm 1955. Vì tôi có chút e ngại về ca từ, ông ấy đã mời tôi tự viết lại những đoạn khiến tôi khó chịu và tôi đã làm vậy. Đọc xong, ông ấy đã chấp nhận bản tôi đề xuất hát, và hiển nhiên là ông ấy vẫn giữ nguyên bản gốc. Vài tháng sau khi ra đĩa, bài hát bị cấm lưu hành thương mại và rút khỏi danh mục của công ty nơi tôi đã thu âm. Đây là Le Déserteur của Boris Vian theo phiên bản mà tôi đã hát năm 1955, vừa được thu âm lại hôm nay". Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Tiếp theo Tags: Điện Biên PhủBoris VianTrận Điện Biên Phủ
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".