TTCT - Tôi đi qua bao năm tháng chỉ ước mong đất nước hòa bình, nay đi gần hết cuộc đời lại nhìn thấy đất nước gồng mình chống giặc mới. Vẫn là nỗi thương nước thương người đến xót xa ấy. Các chiến sĩ sư đoàn 5, quân khu 7 trao thực phẩm của tổ chức thiện nguyện Áo ấm biên cương cho những người dân xom làm rác tại quận 2, TPHCM. Ảnh: Ngô Trần Hải An Cách đây chưa lâu, khi ra Hà Nội dự đại hội nhà văn xong, nhiều người trong chúng tôi tranh thủ về quê. Năm 2020 đã có dịch nhưng chưa khốc liệt. Trước khi về quê, lúc chuẩn bị quà, em gái tôi dặn: “Ở quê bây giờ họ... giàu rồi, không khổ quá như ngày xưa nữa đâu”, chắc để nhắc tôi biết mà ứng xử sau rất lâu “tha phương”.Đường ra mộ cha mẹ tôi xưa phải lội khổ, nay đã “đường, điện, trạm, trại” chuẩn nông thôn mới, ven đường đầy hoa tím. Cả xã không còn nhà lá, còn có cả biệt thự nhà lầu. Cô em họ đi làm về bảo em có “cửa hàng làm đẹp thẩm mỹ chăm sóc da ở phố huyện”. Nhiều cô diện chả thua gì thành phố.Tôi xa quê lâu và hầu như chỉ sống ở thành phố lớn. Ngày xưa, tôi từng thấy những làng quê đi qua, toàn nhà tranh vách đất, áo quần chằng đụp. Nay ở quê tôi - Sơn Tây, chẳng còn ai biết gái “yếm thủng tày dần, răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo” là cái thời nào. Làng quê giờ nhiều nơi giàu thật, có nhà đã sắm ôtô, nghe nói có cả những “làng tỉ phú”.Thế nên, dù ai cũng biết đất nước còn nhiều người nghèo, nhưng tôi chới với đau đớn khi nhìn cảnh TP.HCM nơi tôi sống, vật lộn khi làn sóng thứ tư của đại dịch COVID-19 bùng phát, hai lần nâng cấp mức độ chống dịch của chỉ thị 16, hàng ngàn người dân tự tìm cách về quê bằng đường bộ, xe máy. Tôi sững sờ thấy số lượng quá lớn những người phải dấn thân vào nguy hiểm và gian khổ trên chặng đường dài có khi tới cả ngàn cây số. Câu chuyện em bé 10 tháng tuổi đã phải cùng cả nhà đi đường dài từ Bình Dương về Nghệ An vừa là chuyện “thần kỳ” do nhiều người giúp đỡ dọc đường, vừa là trăn trở của cả Nhà nước và người dân.Nhiều bạn trên Facebook lo lắng, có chút trách móc: Sao thành phố không lo được cho họ, để dân về khắp nơi làm lan dịch bệnh. Đúng là bất ngờ vì một đô thị lớn nhất, vươn mình với nhiều thành tựu và khát vọng, là biểu tượng của nghĩa tình truyền thống, nay cũng quá sức. Dù ai cũng thấy, chính quyền và dân thành phố, nhân dân cả nước đã làm cuộc đại cứu trợ không thua gì ngày xưa dân công tiếp tế Điện Biên Phủ.Nhìn dòng người bồng bế nhau đùm gói trên những chiếc xe máy mà có lẽ về đến quê thì xe cũng tả tơi ấy, tôi nhớ câu chuyện của chồng tôi trong chiến tranh. Ngày ấy anh là một thanh niên 18 tuổi, một mình theo đoàn người đi bộ từ Hà Tĩnh ra Hà Nội. Gia đình ở quê bị bom Mỹ thả trúng nhà, vậy mà còn may, vì bà con họ hàng có người chết do sập hầm. Anh theo đoàn người đi, chỉ có cái túi vải chứa gạo và ít tiền còm. Đó là quãng năm 1965, chiến tranh đang ác liệt. Máy bay Mỹ “đi tuần” khúc eo miền Trung để phá hết cầu phà, chặn đường tiếp tế vào Nam, chỉ cần một đốm lửa nhỏ là làng xóm tan tành. Cứ ban ngày, đoàn người vào làng xin nhờ nhà dân để tránh máy bay, đêm xuống bắt đầu đi bộ. Qua biết bao sông suối, đồng rừng và làng mạc, sau gần nửa tháng, anh ra đến Hà Nội. Người tả tơi, hốc hác, giật bắn mình thấy Hà Nội sáng đèn...Đợt sóng thứ hai “bỏ phố về quê” đã được chính quyền thành phố vào cuộc tốt hơn. Các gói cứu trợ được huy động sáng tạo, có cả “gói cứu trợ” thuốc men chữa bệnh cho F0 nhẹ tự chữa ở nhà. Ở nhiều chốt chặn, có cả người ra thuyết phục và đưa bà con quay trở lại nơi ở. Tôi thấy được cả các cuộc vận động miễn giảm tiền nhà trọ, tiền điện tiền nước... giữ dân ai ở đâu yên đấy chống dịch, ai muốn về quê sẽ ra đi trong tổ chức...Tôi nhớ tới “nhà quê” ở một số nơi giàu lên mà không bền vững. Năm ngoái ngồi chờ ở sân bay, có bà ngồi bên kể chuyện. Bà người ở Bắc Ninh. “Cả xã tôi không có lấy... một con lợn, vì thanh niên đi hết, ông bà già không đủ sức chăn nuôi, chỉ đủ sức lo cơm nước cho trẻ đi học” - bà kể. Nhà máy, khu công nghiệp lan đến gần lũy tre. Ai có đất thì làm nhà trọ cho công nhân. Nhiều nhà chờ con cái đi xuất khẩu lao động, đi làm xa gửi về xây nhà lớn. Đấy không phải là cái sự giàu có do làm kinh tế giỏi trên đồng đất nhà mình.Trong đại dịch kinh hoàng ở Ấn Độ, tôi đọc tin tức và biết, trong đại dịch, nông thôn và nông nghiệp Ấn Độ đã là trụ đỡ cho kinh tế cả nước. Họ trải qua mấy cuộc “cách mạng xanh” để từ nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. “Cách mạng trắng” của họ khiến xuất khẩu sữa của Ấn lên top đầu thế giới. Kết cấu hạ tầng nông thôn nông nghiệp và công nghệ cho nông thôn được đầu tư, họ có những “kho lạnh” ở nhà quê chứa cả triệu tấn sản phẩm, nông sản không cần cuộc “giải cứu” nào.Phải làm gì để nhà quê trở thành hậu phương, là bệ đỡ cho thành phố cả về phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội? Đại dịch cho thấy điểm yếu của các đại đô thị tập trung vào khai thác sức lao động nhập cư song chưa đảm bảo các yêu cầu về cuộc sống ổn định lâu dài cho họ, nhất là với thế hệ nhập cư thứ hai, thứ ba. Tôi biết Việt Nam đã làm được nhiều việc cho nông thôn. Chương trình 10 năm xây dựng “Nông thôn mới” đã được đầu tư tới 2,4 triệu tỉ đồng và có tới 8 tỉnh thành đạt 100% xã “nông thôn mới”, 100% xã có trạm y tế. undefined Nhưng giờ đây, nhìn về phía trước, thấy còn quá nhiều điều phải làm để nông dân khỏi ly hương, sống tạm bợ và “có động” là chạy về. Về rồi, làm sao hết cảnh đất đai giao cho nông dân ngắn hạn, bị lấy đi dễ nhất, tránh để họ nhìn thấy người khác làm giàu ngay trên mảnh đất mình bị thu hồi rẻ mạt.Tôi đi qua bao năm tháng chỉ ước mong đất nước hòa bình, nay đi gần hết cuộc đời lại nhìn thấy đất nước gồng mình chống giặc mới. Vẫn là nỗi thương nước thương người đến xót xa ấy. Hơn ba tháng qua “ai ở đâu ở yên đấy” lại chính là “một thời không yên tĩnh”. Mỗi ngày trôi qua là một ngày trải qua bao cung bậc xúc cảm, dõi theo những người đi chống dịch căng thẳng ngày đêm, dõi theo âu lo cho người thân, theo các bác sĩ y tá cực nhọc. Nghĩ về mọi người. Và nghĩ về cuộc sống, thấy vẫn còn một điều may mắn: những giá trị của tình thương yêu. Tags: Nông dânNông thônNgười nhập cưĐại dịch Covid 19Nhà quêChạy dịch
TP.HCM cấm cán bộ dùng ngân sách đi nước ngoài vì việc riêng THẢO LÊ 09/10/2024 Thành ủy TP.HCM cấm cán bộ sử dụng ngân sách đi nước ngoài vì việc riêng hoặc kinh phí do các doanh nghiệp tổ chức và đài thọ.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục kiểm tra, xử lý nghiêm vụ sinh viên ăn cơm canh thừa THÂN HOÀNG 09/10/2024 Phó thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan thông tin báo chí nêu sinh viên phản ánh phải ăn cơm canh thừa, có 'dị vật'.
Một học sinh lớp 11 tại TP.HCM mất liên lạc với gia đình TRỌNG NHÂN 09/10/2024 Gia đình không liên lạc được với học sinh này từ ngày 4-10, đến nay là 5 ngày.
Cục nóng máy lạnh bị ngập nước, rò rỉ điện khiến người đàn ông tử vong MINH HÒA 09/10/2024 Cục nóng máy lạnh trên sân thượng bị rò rỉ điện, trời mưa khiến sân thượng ngập nước, người đàn ông lên dọn rác bị điện giật tử vong.