TTCT - Giữa những khoảng trống trong lịch trình tại trại sáng tác nhiếp ảnh (của Festival Huế 2022), Lâm Đức Hiền, nhiếp ảnh gia người Pháp mang dòng máu Lào - Việt, trò chuyện với TTCT với kinh nghiệm từ hơn ba thập niên theo đuổi nghề ảnh báo chí. Lâm Đức Hiền sinh năm 1966 bên bờ sông Mekong, đoạn chảy qua thị trấn Pakse phía Nam Lào. Ông đặt chân đến Pháp năm 1977, sau hai năm sống trong trại tị nạn ở Thái Lan. Ông đã ghi lại hậu quả của những xung đột lớn nhất thế kỷ 20 và 21 tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Romania, Nga, Bosnia, Chechnya, Rwanda, Nam Sudan và đáng kể nhất là Iraq - nơi ông gắn bó hơn 25 năm. Ông đã đoạt nhiều giải thưởng nhiếp ảnh, trong đó có những giải danh giá như Leica, Great European của thành phố Vevey, Ảnh báo chí thế giới...Lâm Đức Hiền hướng dẫn học viên tại trại sáng tác nhiếp ảnh trong khuôn khổ Festival Huế 2022. Ảnh: Trần Quốc Anh/MatcaAnh đã bắt đầu với nhiếp ảnh như thế nào?- Lúc khởi đầu, tôi chỉ tham gia các tổ chức nhân đạo với mong muốn giúp đỡ người yếu thế, chưa theo con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Trong một lần đi tới Romania năm 1990 [năm xảy ra các biến động chính trị lớn tại đất nước này - NV], tôi được đề nghị chụp vài tấm ảnh. Số ảnh đó sau này được một tổ chức Pháp sử dụng để vận động gây quỹ cho trẻ em Romania. Họ thu được rất nhiều tiền quyên góp, và đó cũng là lúc tôi hiểu ra sức mạnh của một bức ảnh - một khung hình tốt có thể vận động được nguồn lực tài chính rất lớn từ cộng đồng. Tổ chức trên mời tôi về làm việc, nhưng khi đó tôi vẫn đang học trường nghệ thuật nên chỉ có thể làm tình nguyện viên cho họ. Lương không cao nhưng lúc ấy tôi cũng không cần tiền lắm. Các tổ chức thiện nguyện gửi tôi đi chu du khắp nơi, tôi được ở nhờ nhà bạn bè và thấy mình "giàu có" hết sức.Bộ ảnh Faces (2001) của Lâm Đức Hiền. Ảnh chụp màn hình trang của tác giả trên Agence VU.Anh từng làm trưởng đại diện của một tổ chức phi chính phủ?- Đúng vậy, tôi từng làm trưởng đại diện tại Iraq của một tổ chức NGO, điều phối công việc cho các bác sĩ và y tá đến từ Pháp. Chúng tôi vận chuyển thực phẩm từ Pháp đến cho trẻ em Iraq trên các xe tải lớn. Tôi cũng chẳng ngờ trước được tương lai - người bạn giúp đỡ 30 năm trước có thể đã trở thành một nông dân hoặc một vị tổng thống. [Một trong số những người lính Peshmerga được Lâm Đức Hiền chụp chân dung vào năm 1991 nay đã trở thành tổng thống vùng tự trị người Kurd tại Iraq].Tôi có lẽ là một trong số nhiếp ảnh gia nước ngoài hiếm hoi được đặt chân đến Iraq trong giai đoạn đầu của chế độ Saddam Hussein. Một phần có thể vì tôi biết cách tạo quan hệ và dễ gây thiện cảm, nhưng phần còn lại cũng nhờ ngoại hình châu Á của tôi. Chỉ cần nói rằng tôi là người Việt Nam, chế độ Saddam lập tức hiểu rằng bạn đến từ một đất nước đã đánh bại người Mỹ - họ cấp visa cho tôi mà không do dự. Nhưng sau đó chưa hết khó khăn, bởi mật vụ Iraq theo chân tôi đi khắp nơi. Tôi đã phải rất cẩn thận khi chụp hình tại các hiện trường nhạy cảm.Bộ ảnh Người Iraq đoạt giải Ảnh báo chí thế giới năm 2001 do anh chụp trong giai đoạn này?- Đúng vậy. Thời điểm đó Iraq đang hứng chịu lệnh cấm vận dầu mỏ khiến người dân bị ảnh hưởng rất lớn. Tôi đã thấy rất nhiều trẻ em chết vì tiêu chảy do không có nước sạch. Tôi chụp những bức hình như một cách phản đối lệnh cấm vận, nhưng không mấy ai quan tâm. Cảm thấy chán chường, tôi quyết định chụp các bức chân dung tập trung vào nét mặt của những người sống sót. Qua các bức ảnh, có thể thấy tình trạng của họ cũng tệ dần qua thời gian. Dù cá nhân tôi không nghĩ đây là ảnh báo chí, hãng ảnh đại diện của tôi (Agency VU) đã giúp tôi nộp bộ ảnh cho giải Ảnh báo chí thế giới và tôi giành được giải nhất hạng mục ảnh chân dung. Sau danh hiệu này, công chúng Pháp bắt đầu dành sự quan tâm, tôi cũng nhận được nhiều nguồn hỗ trợ để quay lại Iraq đưa tin.Một bé gái người Iraq sống gần Baghdad. Ảnh trong bộ ảnh "Người Iraq" được trao giải Ảnh báo chí thế giới 2001 của Lâm Đức Hiền. Nguồn: worldpressphoto.org"Tôi thực hiện [bộ ảnh Người Iraq] một phần vì bản ngã quá lớn của mình - tôi thấy được chính mình trong ánh mắt của chủ thể chân dung. Khi chụp ảnh những người trong trại tị nạn, tôi ngay lập tức nhớ về quá khứ của mình khi di cư sang Pháp. Tôi cảm giác như đang chụp ảnh chính mình; tôi thấy gia đình mình, mẹ và chị mình trong đó. Tôi chụp ảnh họ theo cách tôi mong muốn người khác chụp mình hồi nhỏ, lúc còn đang phiêu dạt vì chiến tranh.Lâm Đức HiềnAnh từng theo học và tốt nghiệp trường nghệ thuật, nhưng sau đó lại theo đuổi ảnh báo chí. Với anh, hai lĩnh vực này có khác biệt nhiều không?- Với tôi, cả hai không có quá nhiều khác biệt. Ban đầu khi được mời chụp ảnh theo dạng đưa tin cho một tổ chức NGO, tôi đã từ chối vì muốn đi theo con đường của một nghệ sĩ - tôi muốn đưa chủ kiến của mình vào tấm ảnh. Tôi không để tâm lắm đến tính chủ quan hay khách quan. Thật may mắn cho tôi khi được làm việc với Agency VU, giám đốc thời bấy giờ (Christian Cajouelle) luôn tìm kiếm những nhiếp ảnh gia có cá tính. Tôi đến với hãng ảnh này có lẽ vì họ không ngặt nghèo về giới hạn của ảnh nghệ thuật hay ảnh báo chí. Ở đây, bạn không phải nhà báo hay nghệ sĩ - bạn chỉ là nhiếp ảnh gia, bức ảnh của bạn chỉ cần truyền tải được một thông điệp rõ ràng là đủ.Bộ ảnh Nạn đói ở Nam Sudan (1998) của Lâm Đức Hiền. Ảnh chụp màn hình trang của tác giả trên Agence VU.Anh có coi mình là một nhiếp ảnh gia chiến trường không?- Không, tôi không gọi mình là nhiếp ảnh gia chiến trường bởi họ luôn ít nhiều ám ảnh bởi bạo lực. Tôi thì luôn phản đối mọi hình thái bạo lực, bởi từ nhỏ tôi đã phải rời xa quê hương vì bạo lực chiến tranh, sau đó lại nếm trải bạo lực gia đình; tôi hiểu những điều ấy tàn nhẫn đến mức nào. Tôi có một dự án khác về bạo hành phụ nữ trong các khu vực chiến sự ở châu Phi và Nam Mỹ. Ở châu Phi, nhiều nhân vật muốn giấu mặt - họ cảm thấy tủi hổ và mất phẩm giá sau khi bị làm nhục, cưỡng hiếp và lây bệnh AIDS. Trong khi các nhiếp ảnh gia nổi tiếng khác chỉ ở lại 5 ngày, tôi đã dành 3 tuần với bộ lạc của họ, dành thời gian với các nhân viên cứu trợ xung quanh; tôi muốn tìm hiểu câu chuyện của họ. Tôi chụp ảnh họ, in những bức ảnh đẹp nhất của họ ra và đưa họ xem; họ đáp rằng "Anh ta coi tôi như một người phụ nữ, một con người" và dần chấp nhận sự hiện diện của tôi.Đó hình như là một phần quy trình làm ảnh chân dung của anh: tiếp cận nhân vật, sau đó khiến họ quên đi sự hiện diện của mình.- Đúng như vậy, tôi gọi đó là "làm quen" và "làm quên". Tôi có thể dành hàng giờ để chụp một bức chân dung - cốt để nhân vật quên sự có mặt của tôi đi. Đôi khi thời gian không cho phép và chưa kịp trở nên "vô hình", tôi phải tìm cách khác để chụp, như là hướng dẫn để nhân vật tạo dáng. Tôi cho cách ấy là chấp nhận được. Một bức ảnh có thể chỉ mất vài giây để bấm máy, nhưng đằng sau đó là kỳ công của người nghệ sĩ. Thành quả ấy không phải được trời ban, tất cả đều nhờ lao động nghiêm túc.Chân dung một cậu bé Sierra Leone 17 tuổi Lâm Đức Hiền chụp tại trại tị nạn ở Guinea, tháng 5-2001. Ảnh chụp lại từ sách ảnh: Lê Xuân Phong/MatcaAnh đã theo đuổi nhiếp ảnh trong một thời gian dài và vừa dạy xong một khóa học nhiếp ảnh ở Huế. Anh có dự định trở thành giáo sư giảng dạy nhiếp ảnh trong tương lai không?- Không, tôi thấy hổ thẹn nếu đi dạy nhiếp ảnh chỉ để tiếp hy vọng cho lũ trẻ. Tôi luôn cố gắng nói sự thật rằng thị trường nhiếp ảnh hiện tại đang rất tệ và các nhiếp ảnh gia đang vật lộn để sống. Nếu làm vì tiền thì tốt nhất nên bỏ cuộc ngay. Ngày nay chỉ có vài gương mặt xuất chúng mới đủ khả năng kiếm tiền từ ảnh. Các khóa học nhiếp ảnh ở châu Âu rất đắt đỏ, nhưng người ta vẫn trả tiền để tham gia, đó là chưa kể chi phí đi lại để chụp ảnh. Chỉ có người giàu mới có thể kham nổi, và cũng chỉ theo đuổi như một đam mê.■Anh đã đi qua rất nhiều vùng đất và có rất nhiều nơi có thể gọi là "nhà". Vậy còn Việt Nam - mối nối kết giữa anh và đất nước này có thể gọi là gì?- Tôi nghĩ mối nối kết ấy chính là bà nội của tôi. Hồi còn nhỏ sống với bà ở Lào, tôi được nằm cạnh bà, thậm chí còn được bà cho bú. Bà không còn sữa, nhưng làm vậy để dỗ tôi nín khóc. Đó là một trong những kỷ niệm không thể quên của tôi. Bà nấu và mua đồ ăn Việt cho tôi suốt thời thơ ấu, nên khi quay lại Việt Nam, tôi lập tức cảm thấy như ở nhà. Nhưng tôi cũng là một kẻ tha hương với những sang chấn từ chiến tranh. Tôi không có một ngôi nhà cố định - tôi luôn trên đường chu du. Tôi nghĩ về nó theo hướng tích cực : Tôi có thể sống ở bất cứ đâu, miễn là có một ngôi nhà. Tôi mang trái tim và lý trí của mình theo. Với va li và chiếc máy ảnh, tôi có thể đi bất cứ đâu. Tags: Nhiếp ảnh gia Lâm Đức HiềnLâm Đức HiềnNhiếp ảnhPhóng viên chiến trườngPhỏng vấn
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Quy định 'gỡ vướng' đất công xen kẹt sẽ cứu được hàng trăm dự án ÁI NHÂN 21/11/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được phân công chủ trì xây dựng quy định giao, cho thuê đất công xen kẹt sẽ gỡ cho hàng trăm dự án vướng đất này.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.