TTCT - Nhà sử học nghệ thuật, giáo sư Nora Taylor từng viết về Nguyễn Quân như sau: “Ông thường bị giằng xé giữa ước muốn mãnh liệt được vẽ và con mắt của một nhà phê bình tác phẩm người khác... Thành công của Nguyễn Quân có lẽ nhờ vào yếu tố ông cùng lúc là hai con người khác nhau”. Trong tập biên khảo Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 (NXB Tri Thức, 2010) cho thấy “hai con người khác nhau” ấy. Phóng to Bốn chương sách vừa khái quát những thời kỳ lịch sử của mỹ thuật Việt vừa điểm xuyết cụ thể những nhân vật điển hình của từng thời kỳ, từ những năm đầu của thế kỷ 20 đến thời kỳ của Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1945), mỹ thuật của thời kỳ hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và đất nước bị chia cắt (1945-1975) và phần tư cuối thế kỷ. Nếu “nghệ thuật tạo hình cất bước chậm chạp” trong thời kỳ đầu tiên, mà theo tác giả có nguyên nhân từ hai phía: hội họa và đồ họa không là thế mạnh của VN lúc đó, trong khi các loại hình này đã phát triển rực rỡ tại Trung Quốc và Nhật Bản từ nhiều thế kỷ trước; mặt khác những người Pháp không hiểu biết dẫn tới không thâm nhập được vào văn hóa và mỹ thuật làng VN nên đã không diễn ra được “cuộc hội ngộ Đông - Tây” như đã diễn ra với kiến trúc được tác giả đưa ra những ví dụ rất đắt. Có thể nói chương đầu tiên này dù không đề cập trực tiếp đến mỹ thuật nhưng rất hữu ích với bất kỳ bạn đọc nào muốn bắt đầu tìm hiểu lịch sử mỹ thuật Việt hiện đại, đương đại. Năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925) được xem là năm khởi đầu của mỹ thuật VN hiện đại. Sự ra đời của ngôi trường, theo Nguyễn Quân, đã đem lại “cuộc cách tân lớn trong văn hóa thị dân thuộc địa” bởi đã hình thành những nghệ sĩ tạo hình chuyên nghiệp thay vì lớp thợ thủ công mỹ nghệ thời trước, đồng thời cổ vũ và khích lệ tự do cá nhân trong một xã hội Hán học đã suy vi, đang bước đầu Âu hóa, cái tự do cá nhân “trong trái tim những người trẻ tuổi ở các thành thị đã mặc đồ Tây và biết tiếng Tây”. Nhưng cũng chính “chủ nghĩa cá nhân yếm thế, tự do cá nhân chật hẹp” ấy khiến người nghệ sĩ “không thấy thân phận con người một cách sâu sắc” và đó là “khiếm khuyết lớn của mỹ thuật Đông Dương” như tác giả quả quyết. Dẫu sao với Nguyễn Quân, “giai đoạn mỹ thuật Đông Dương sẽ giữ mãi vị trí danh dự của nó trong buổi đầu hình thành mỹ thuật VN hiện đại. Những bài học của nó sẽ bổ ích cho một giai đoạn kế tiếp khác hẳn”. Giai đoạn kế tiếp khác hẳn đó chính là mỹ thuật trong hai cuộc kháng chiến, phần chính của chương 3, vốn đã được tác giả trình bày trong một tác phẩm khác của ông là Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại (NXB Văn Hóa, 1982), được in thành phụ lục trong tập sách này. Đây có lẽ là phần nghiên cứu sâu sắc nhất của Nguyễn Quân, đơn giản bởi ông “sống” với thời kỳ này nhiều hơn cả, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ với khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng là định hướng nghệ thuật của các nghệ sĩ. Những thành tựu của thời kỳ này là rất lớn, song những hạn chế của nó cũng không thể tránh khỏi: “Chủ nghĩa tập thể - bình quân, sự giống nhau phần nào về phong cách phần nào hạn chế sự độc đáo cá nhân và chỉ sau một thập niên, tức đầu những năm 1970, người ta đã thấy bệnh “sơ lược” và “công thức” khá trầm trọng”. Riêng phần về mỹ thuật đô thị miền Nam chưa phải là những trang viết công phu, tâm huyết. Chương cuối về mỹ thuật thời kỳ hòa hợp - đổi mới - hội nhập được viết đầy cảm hứng bởi chính thực tế khách quan của thời kỳ này, khi nghệ thuật tạo hình VN hiện đại có những bước phát triển vượt bậc so với chiều dài lịch sử chưa đầy trăm năm của nó, đặc biệt là với “khúc quanh lớn thứ ba diễn ra những năm 1980 với đổi mới và mở cửa; mỹ thuật trở nên đa dạng, phong phú và hỗn tạp hơn nhiều... Mỹ thuật VN trưởng thành đầy đủ và viết một trang sử mới của mình trong cuốn sách rộng mở của mỹ thuật quốc tế”. Trong khúc quanh ấy, nói như nhà phê bình mỹ thuật Jeffrey Hantover: “Nguyễn Quân là tiếng nói của đổi mới. Năm 1986, khi tự do hóa nghệ thuật bắt đầu cả về hội họa và thị trường thì Nguyễn Quân, với tư cách họa sĩ, nhà lịch sử nghệ thuật và nhà phê bình hội họa, đã chỉ ra con đường phải đi, đặc biệt cho các họa sĩ trẻ ở Hà Nội. Bằng các bài viết và sáng tác của mình, ông đã nói rất rõ tự do về hội họa mới tìm được nên dùng vào mục đích gì”. Gấp sách lại, dẫu có thể bất đồng với tác giả về một số luận cứ, nhận định song không thể phủ nhận đây là một tác phẩm biên khảo về mỹ thuật hiện đại VN có giá trị ra đời vài năm gần đây. Điều đó càng quan trọng hơn trong tình hình những đầu sách loại này ngày càng hiếm hoi. Một điểm nữa xin được góp ý với tác giả: sách vẫn còn nhiều lỗi morasse không đáng có và phần minh họa hình ảnh chưa thể hiện được đầy đủ nội dung tác phẩm!
Cựu bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị đề nghị 24-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo THÂN HOÀNG 17/01/2025 Cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị cáo buộc hai lần ký bút phê vào đơn kiến nghị để giúp đỡ ông Nguyễn Cao Trí và nhận cảm ơn 200 triệu từ đại gia Trí.
Lâm Đồng hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy M.V 17/01/2025 Ông Tôn Thiện Đồng làm trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng sau khi hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Vụ tranh chấp thừa kế của gia đình cố nghệ sĩ Vũ Linh: Bà Hồng Loan kháng cáo TUYẾT MAI 17/01/2025 Lúc 10h sáng 17-1, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố nghệ sĩ Vũ Linh) cùng luật sư đã đến tòa nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Theo đó, bà Loan không đồng ý chia 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh cho phía nguyên đơn là bà Hồng Nhung.
Vụ 39 người Việt tử nạn ở Anh: Tịch thu tài sản trùm buôn người để bồi thường cho gia đình nạn nhân NGHI VŨ 17/01/2025 Một thẩm phán tại Anh đã ra quyết định cuối cùng liên quan việc bồi thường cho các nạn nhân của kẻ cầm đầu đường dây buôn người Essex, vụ 39 thi thể người Việt trong container.