TTCT - Việc Phần Lan gia nhập NATO đã gây ồn ào suốt tuần qua. Mỗi bên có cách giải thích hay tố cáo khác nhau. Thiết tưởng, cần nghe nhất là những giải thích từ chính Helsinki về "những thay đổi trong môi trường an ninh". Một giải thích như vậy là sự kiện diễn ra ở Quốc hội nước này ngày 12-4-2022.Ảnh: The WeekTheo Chính phủ Phần Lan, cuộc chiến do Nga khởi sự ở Ukraine ngày 24-2-2022 đã gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định của toàn châu Âu. Những yêu cầu mà Nga đưa ra vào tháng 12-2021 tương tự những gì họ đã trình bày trước đó: đòi NATO và Hoa Kỳ kiềm chế việc mở rộng NATO, kiềm chế việc thành lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Liên Xô cũ và triển khai các hệ thống vũ khí ở các nước thành viên gia nhập NATO sau năm 1997. Đối với Phần Lan, "yêu cầu của Nga nhằm hạn chế quyền tự do lựa chọn chính sách đối ngoại và an ninh của các quốc gia có chủ quyền là không thể chấp nhận được" (trang 9, tường trình của Chính phủ Phần Lan).Sau khi chiến tranh Ukraine bùng nổ, an ninh và môi trường hoạt động của Phần Lan nói riêng và châu Âu nói chung đã thay đổi cơ bản: Tình hình an ninh ở châu Âu và Phần Lan ngày càng nghiêm trọng và khó dự đoán hơn bao giờ hết kể từ Chiến tranh lạnh.Từ đó, Phần Lan càng cảm thấy nhu cầu bảo vệ lãnh thổ, công dân và xã hội của mình bằng mọi nguồn lực sẵn có, nhất là sau khi Nga thông báo đưa Phần Lan và tất cả các quốc gia thành viên EU khác vào danh sách "các quốc gia không thân thiện" (tr.11). Kinh nghiệm của Ukraine buộc Phần Lan phải đảm bảo tình trạng sẵn sàng liên tục với tình huống tương tự như cuộc chiến đang diễn ra, do quy mô, thời gian và tính chất đa chiều của cuộc khủng hoảng đặt ra thách thức lớn hơn với khả năng phòng thủ dự liệu trước đó của nước này.Phần Lan muốn chuẩn bị ở mức tối đa cũng là dễ hiểu, khi giữa nước này và Nga đã trải qua một cuộc chiến đẫm máu vào đầu Thế chiến II, chính xác là năm 1939, ở khu vực biên giới đông của Phần Lan với Nga, dài hơn 1.300km. 1 triệu quân Liên Xô khi đó đã tràn vào Phần Lan vào tháng 11-1939 sau khi nước này từ chối hợp đồng cho Liên Xô thuê 30 năm căn cứ hải quân tại Hanko.Trong cuộc Chiến tranh mùa đông đó, Phần Lan đã mất hơn 80.000 binh sĩ cùng một phần lãnh thổ, song cuộc chiến là yếu tố quyết định góp phần hình thành nên một bản sắc quốc gia - dân tộc Phần Lan hiện đại, vốn cũng mới giành được độc lập vào năm 1917, sau hơn một thế kỷ nằm trong Đế quốc Nga. Maurice Carrez - giáo sư Trường Chính trị Strasbourg (Pháp), chuyên gia về Phần Lan - bình luận: "Sau khi độc lập đã xảy ra một cuộc nội chiến khủng khiếp. Nhưng khi Chiến tranh mùa đông bắt đầu, những chia rẽ dân tộc đã biến mất. Ngày nay, người Phần Lan coi cuộc chiến đó là sự ra đời của quốc gia Phần Lan" (France 24, 11-3-2022).Thành ra, đất nước 5 triệu dân này càng cương quyết giữ cho được nền độc lập trả bằng máu đó, với việc gia nhập NATO. Với chính phủ và người dân nước này, không gian hành động và tự do lựa chọn của quốc gia là điều kiện không thể nhân nhượng. ■ Tags: Chiến tranh UkraineLiên Xô cũChiến tranh lạnhThế chiến IINATOPhần Lan
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 38-2023: "Các chuyến đọc giữa những vì sao" TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 28/09/2023 1 từ
Ngăn lạm thu trong trường học bằng cách nào? MỸ DUNG 01/10/2023 Làm sao để ngăn tình trạng lạm thu trong trường vốn cứ 'đến hẹn lại lên' mỗi đầu năm học?
Asiad 19 ngày 1-10: Bóng chuyền nữ Việt Nam cân bằng tỉ số 2-2 trước Hàn Quốc TẤN PHÚC 01/10/2023 Sau khi bị dẫn 0-2, các cô gái tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã thi đấu quật khởi và thắng liền hai ván tiếp theo để cân bằng tỉ số 2-2 trước Hàn Quốc.
Tân Hoàng Minh thao túng trái phiếu chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng ra sao? THÂN HOÀNG 01/10/2023 Kết quả điều tra xác định chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng các bị can đã thông qua các công ty con phát hành chín gói trái phiếu riêng lẻ để chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của 6.600 nhà đầu tư.
Lớp học miễn phí và giấc mơ trường tư bình dân VĨNH HÀ 01/10/2023 Cô Nguyễn Thị Ngọc Minh là người sáng lập dự án "Sách ơi, mở ra" và duy trì hơn một thập niên qua với một thư viện mở cửa miễn phí.