TTCT - Rất lạ - Mỹ tăng lãi suất để chống lạm phát là chuyện nước họ; thế mà nước nào cũng lo nền kinh tế của mình bị ảnh hưởng. Thậm chí tờ Washington Post, trong một podcast, đặt vấn đề theo hướng: Vì sao lãi suất ở Mỹ có thể kéo theo khủng hoảng đói kém toàn cầu? Dân Sri Lanka xếp hàng đợi đổi bình gas nấu ăn. Nợ nần đã khiến ngân khố cạn kiệt. Ảnh: The TelegraphĐể độc giả dễ hình dung, tờ này ví von: Bạn mua nhà, trả góp 30 năm - hằng tháng phải đều đặn trả một khoản tiền. Giả dụ tiền mua nhà trả bằng đôla Mỹ, trong khi thu nhập của bạn tính bằng đồng peso, nên phải đổi từ peso sang đôla mới có tiền trả góp. Giả định mỗi năm bạn làm ra 100 peso và tiền trả góp mua nhà là 5 USD, nếu đồng đôla lên giá gấp đôi, bạn phải để ra số peso nhiều gấp đôi mới đủ trả nợ. Thế nên tiền đi chợ, tiền thuốc men… hụt đi, khả năng đói kém hiển hiện.Đôla không còn rẻCác nước nghèo thường vay bằng đôla Mỹ để chi tiêu hay xây dựng cơ sở hạ tầng. Trước đây khi lãi suất gần như bằng không, tiền rẻ khắp nơi, vay dễ dàng, nợ cũng dễ trả vì lãi suất thấp. Từ lúc Mỹ liên tục tăng lãi suất, đồng đôla tăng giá, chi phí đổi từ nội tệ sang đôla Mỹ để trả nợ đã cao, các nước con nợ còn phải trả lãi nhiều hơn trước mới vay được. Hai áp lực này đang đè nặng lên cả trăm nước có thu nhập trung bình hay thấp, tạo ra nguy cơ một cuộc khủng hoảng vỡ nợ lan rộng trong thời gian tới.Đã từng có tiền lệ khi Mỹ nâng lãi suất cực kỳ cao vào thập niên 1980 để chống lạm phát, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á và khủng hoảng nợ ở châu Mỹ Latin với những hệ lụy kéo dài nhiều năm.Lần này đã có những nước tuyên bố vỡ nợ như Sri Lanka, Lebanon, Suriname và Zambia. Nhiều nước khác, theo Bloomberg, đang rơi vào vùng nguy hiểm, tức tỉ lệ nợ công cao, dự trữ ngoại hối giảm, lãi suất đi vay tăng vọt, như El Salvador, Ghana, Ai Cập, Tunisia, Belarus và Pakistan. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đến 58% các nước nghèo đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Từ năm 2011 đến 2019, nợ công của 65 nước đang phát triển tăng bình quân đến 18% GDP, nhiều trường hợp tăng nhanh hơn mức bình quân này như các nước châu Phi hạ Sahara, nợ công tăng đến 27% GDP. Hai năm chống chọi đại dịch Covid-19 làm tỉ lệ nợ công ở những nước này còn tăng cao hơn nữa.Tiên trách kỷ...Các nhà đầu tư xếp loại nợ công thuộc loại xấu (distressed debts) là những trái phiếu chính phủ đang được mua bán với lợi suất cao hơn lợi suất loại trái phiếu cùng kỳ hạn của Chính phủ Mỹ 10 điểm phần trăm trở lên. Lợi suất cao như thế vì giới đầu tư nghĩ khả năng vỡ nợ rất cao, nên đòi mức lãi đủ để bù đắp rủi ro. Số nợ xấu đó đã tăng gấp đôi trong 6 tháng qua, lên thành 237 tỉ USD, chiếm 17% tổng số 1.400 tỉ USD nợ công của các nền kinh tế đang phát triển vay bằng đôla, euro hay yen Nhật.Cũng như trường hợp Sri Lanka, một khi dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, các nước mắc nợ đứng trước chọn lựa: tuyên bố vỡ nợ để dùng chút ngoại tệ còn lại nhập khẩu nhu yếu phẩm còn hơn là trả nợ theo lịch trình. Áp lực từ bất ổn xã hội như ở Sri Lanka là một vấn đề khác. Một khi đã có vài nước tuyên bố mất khả năng trả nợ, sẽ có tác động dây chuyền khi nhà đầu tư rút tiền khỏi những nơi có hoàn cảnh tài chính tương tự, càng làm khủng hoảng dễ xảy ra.Đổ cho Mỹ tăng lãi suất làm gánh nặng nợ của các nước nghèo tăng thêm chỉ là một góc nhìn. Cũng có thể đổ cho giới tài chính phương Tây, lúc lãi suất cực thấp, thậm chí âm, đã sẵn sàng rót tiền cho các nước phát hành trái phiếu vay tiền để chi tiêu hay đầu tư hạ tầng. Lúc đó thị trường này được gọi bằng các mỹ từ như "mới nổi", "đang nổi" với những khuyến khích cứ mạnh dạn vay tiền vì "tiềm năng còn nhiều". Nay đồng vốn chảy ngược thì các mỹ từ kia cũng biến mất. ■Yếu tố Trung QuốcTheo Washington Post, Trung Quốc hiện chiếm 10-15% nợ nước ngoài của các nước nghèo, nhất là ở châu Phi. Còn theo Financial Times, tổng giá trị các khoản vay mà các tổ chức tài chính Trung Quốc tài trợ cho các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai con đường phải thương lượng lại trong hai năm 2020 và 2021 lên đến 52 tỉ USD, tăng gấp ba so với 16 tỉ USD hai năm trước.Trung Quốc lại không sẵn sàng thương lượng giảm nợ như các nước cho vay khác từng làm, với lập luận chủ yếu là chủ nợ là các ngân hàng thương mại, nên chính phủ không can thiệp. Thế nhưng lập luận ngược lại của quốc tế là nếu những nước nợ Trung Quốc nhiều như Chad, Zambia, Ethiopia không thương lượng để giảm nợ, rất có thể các nền kinh tế sẽ suy sụp, lúc đó khả năng trả nợ dù chỉ một phần cũng rất thấp. Vì thế, giảm nợ hay bán lại nợ với tỉ lệ chiết khấu cao là cách làm khá phổ biến khi nợ trở nên khó đòi. Tags: Sri LankaLạm phátNợ côngLãi suất
Hà Nội trong nhạc điện tử: Từ quan họ trên nền Drum'n'Bass đến 'Electrùnic' XUÂN TÙNG 02/02/2023 1835 từ
50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 3890 từ
Lần đầu tiên chọn giám đốc bệnh viện qua thi tuyển: Để nghĩ xa hơn một vùng an toàn HOÀNG LỘC - K.YÊN 23/01/2023 1609 từ
Dịch vụ y tế theo yêu cầu: "Khám giáo sư" và chuyện viện phí đúng, đủ L.ANH - X. MAI - D.LIỄU 23/01/2023 1751 từ
Suốt 5 năm TP.HCM không tuyển được sinh viên xuất sắc nào về làm việc trong các cơ quan nhà nước CẨM NƯƠNG 04/02/2023 Từ năm 2018 đến nay, các cơ quan hành chính TP.HCM chưa có trường hợp sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ được thu hút, tuyển dụng để đào tạo nguồn cán bộ.
Phủ sóng di động cao tốc La Sơn - Túy Loan, chờ đến bao giờ? TRƯỜNG TRUNG 04/02/2023 Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan (nối Huế - Đà Nẵng) đã đi vào hoạt động gần một năm nay nhưng vẫn chưa phủ sóng điện thoại, vì sao?
Trung Quốc nói khinh khí cầu xuất hiện ở Mỹ là 'sự cố bất khả kháng' TRẦN PHƯƠNG 04/02/2023 Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích các chính trị gia và truyền thông của Washington lợi dụng 'sự cố bất khả kháng" này để bôi nhọ Bắc Kinh. Washington khẳng định khinh khí cầu đã "vi phạm rõ ràng" chủ quyền của Mỹ.
Đường phố Sài Gòn - Những ký ức thân thương - Kỳ 2: Đường xưa Sương Nguyệt Anh - Một cõi yên bình PHÚC TIẾN 04/02/2023 Con đường Sương Nguyệt Anh ấy ngắn thôi, chạy song song với đường Nguyễn Thị Minh Khai (xưa là Hồng Thập Tự) và đường Bùi Thị Xuân, đồng thời nối liền đường Tôn Thất Tùng (Bùi Chu) với đường Cách Mạng Tháng Tám (Lê Văn Duyệt).
Ông Putin tuyên bố 'bị lừa hoài' nên mới đánh Ukraine NHẬT ĐĂNG 18/01/2023 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được phát động nhằm chấm dứt cuộc chiến tại miền đông Ukraine, sau thời gian dài Matxcơva bị lừa liên tục, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.