TTCT - Trong khi làng quyền anh ở Mỹ rất hào phóng với các tay đấm nam thì các nữ võ sĩ phải thượng đài ở nước ngoài để cải thiện thu nhập. Nữ võ sĩ Alicia “Slick” Ashley phải ra nước ngoài thi đấu để cải thiện thu nhập - Ảnh: womentalksports.com Thậm chí cựu võ sĩ nữ Laura Serrano, từng góp phần giúp hợp pháp hóa môn quyền anh ở Mexico City vào năm 1998, phải thốt lên: “Quyền anh nữ ở Mỹ đang chết dần”. Hè năm 2014, thống kê của tạp chí Forbes cho biết chỉ sau hai lần thượng đài từ tháng 6-2013 đến tháng 6-2014, ngôi sao Floyd Mayweather bỏ túi 105 triệu USD thu nhập nhờ các trận đấu diễn ra trên đất Mỹ, nơi nguồn tài trợ và hợp đồng từ các kênh truyền hình rất hấp dẫn. Trong khi đó, nước Mỹ không có chỗ cho những trận quyền anh của nữ và các nữ võ sĩ buộc phải tìm kiếm cơ hội ở các quốc gia lân cận như Mexico hay Argentina. Hồi tháng 9, Alicia “Slick” Ashley, tay đấm nữ ở New York, mang chuông đi đánh xứ người khi chạm trán Jackie “Aztec Princess” Nava, nữ võ sĩ xuất sắc nhất Mexico. Đó là trận đấu Ashley mất đai vô địch WBC hạng siêu gà, nhưng bù lại thu nhập tăng đáng kể. Nếu thượng đài ở Mỹ, cô chỉ nhận được tầm 3.000 USD, nhưng sẽ bỏ túi gấp 10 lần số tiền đó khi thi đấu ở Mexico. Có nhiều lý do giải thích sự “chết dần” của quyền anh nữ trên đất Mỹ. Một phần là do các kênh truyền hình không mặn mà khi phái yếu so găng. Cùng lúc, người láng giềng Mexico lại đẩy mạnh môn thể thao này khi phát sóng phổ biến trên truyền hình. Có thời điểm một trận quyền anh nữ được tổ chức ở sân có sức chứa 22.000 chỗ ngồi và được phát sóng trên các mạng truyền hình Mexico. Ngoài ra, các ông bầu thường xúc tiến những trận đấu không cân xứng để các tay đấm của họ bảo vệ thành tích. Từ đó, các trận quyền anh cho nữ tại Mỹ khan hiếm dần. Ngày 8-11, Martha Salazar và Tanzee Daniel chạm trán trong trận đấu hạng nặng ở California và đó cũng là trận tranh đai vô địch WBC dành cho nữ duy nhất được tổ chức tại Mỹ trong hai năm qua. Với chừng ấy thời gian, Mexico có 14 trận quyền anh nữ, Argentina có 6 trận. Chưa hết, một đối thủ khác đang đe dọa quyền anh là thể loại Mixed Martial Arts (MMA), môn thể thao mang tính đối kháng toàn diện hiện phổ biến ở Mỹ và nước ngoài. Nhiều nữ võ sĩ bắt đầu bỏ quyền anh và chuyển sang thi đấu MMA vì lợi nhuận và tính an toàn trong thi đấu cao hơn. Tags: Quyền anh
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Chuyên gia: Vụ ám sát Trung tướng Nga Igor Kirillov có 2 mục đích chính THANH BÌNH 18/12/2024 Ukraine dường như muốn gửi đi 'thông điệp rõ ràng' tới những ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Nâng cao chỉ số hạnh phúc của du khách khi du lịch Đà Lạt MAI VINH 18/12/2024 Đà Lạt không chỉ có danh xưng xứ ngàn hoa, thông reo..., mà còn là đô thị của lịch sử, của di sản... Vì thế cần xác định cốt lõi, thế mạnh của Đà Lạt để phát triển du lịch văn hóa bền vững, nâng tầm công nghiệp văn hóa cho thành phố này.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.