TTCT - Trước cơn bão giá nhà và lãi suất ngân hàng tăng chóng mặt, ngày càng nhiều người chọn ở nhà thuê. Hai vợ chồng anh Minh - chị Sương từng mua một căn hộ, nhưng họ đã bán và đang ở trong một căn hộ chung cư thuê. Với họ, thuê nhà ở là tối ưu. "Giá nhà quá cao, nếu mua nhà phải vay ngân hàng, rồi đi làm nhiều hơn để có tiền trả nợ, tôi không còn nhiều tiền bạc và thời gian cho các con", anh Minh nói.Một khu nhà trọ khang trang ở quận 12, TP.HCM. Ảnh: QUANG ĐỊNHSao phải đi làm "xù đầu" để trả nợ mua nhà?Vợ chồng Minh - Sương ra trường và trụ lại TP.HCM làm việc gần 20 năm, thu nhập khoảng 50 triệu đồng mỗi tháng. Cách đây 5 năm, họ quyết định vay ngân hàng để mua một căn hộ chung cư ở quận 9 cũ. Thu nhập ổn định nên khoản tiền 18 triệu đồng trả ngân hàng mỗi tháng không là gánh nặng. Nhưng đại dịch COVID-19 ập đến, thu nhập của Sương gần như bằng 0 vì công ty ngừng hoạt động, thu nhập của Minh cũng giảm nhiều, họ quyết định bán nhà để thoát gánh nặng nợ nần.Hiện nay, gia đình Minh thuê một căn hộ ba phòng ngủ ở TP Thủ Đức, gần nơi học của các con và chỗ làm của chị Sương.Minh cho biết anh không có ý định mua nhà lần nữa. Giá nhà tại TP.HCM hiện quá cao, lãi suất ngân hàng hơn 1%/tháng, thuê nhà phù hợp điều kiện kinh tế của họ. Bài toán của họ dành ưu tiên cho con: Học phí cho con trai khoảng 16 triệu/tháng, tiền thuê nhà và trả phí dịch vụ chung cư khoảng 10 triệu đồng. Phần thu nhập còn lại, họ tích lũy một phần, chi tiêu các khoản cần thiết và thường xuyên đưa các con đi đây đó để trải nghiệm nhằm tăng kiến thức và sức khỏe. "Các con tôi được học trường tốt, vợ chồng tôi cũng không quá cố sức làm ngày làm đêm nên có thời gian đồng hành cùng con trong những năm tháng hình thành nhân cách đầu đời. Khi các con lớn tự lập, có cuộc sống riêng, chúng tôi sẽ sống bằng lương hưu và tiền bảo hiểm", Minh chia sẻ.Ở thời điểm hiện tại, với một căn hộ giá trung bình (khoảng 2,5 - 3 tỉ đồng) Minh phải vay ít nhất một nửa tiền (khoảng 1,5 tỉ đồng). Tiền lãi và gốc hằng tháng gần 20 triệu đồng (thời hạn vay 20 năm). Số tiền còn lại, gia đình anh không thể đầu tư cho con cái theo ý muốn, và sống dưới áp lực trả nợ ngân hàng thì họ sẽ phải làm việc nhiều hơn và khó lòng chăm sóc con. "Tôi chọn đầu tư cho con cái học hành. Các con cần kiến thức, nhân cách hơn căn nhà kế thừa từ cha mẹ", Minh nói.Thùy Linh, 26 tuổi, hiện là cửa hàng trưởng của một chuỗi nhà thuốc có thương hiệu tại TP.HCM, cũng có cách nhìn tương tự về sở hữu nhà. Thu nhập của Linh hơn 15 triệu đồng/tháng, cha mẹ sẵn sàng hỗ trợ cô 50% tiền để mua một căn hộ trung bình ở Thủ Đức. Nhưng Linh cho biết cô không có ý định "đổ một đống tiền" để mua nhà rồi phải đi làm "xù đầu" trả lãi ngân hàng. Hiện cô thuê căn hộ chung với bạn khoảng 4 triệu đồng/tháng. Ngoài giờ làm việc, Linh học ngoại ngữ và văn bằng 2 đại học, trau dồi thêm các kỹ năng sống, tham gia sinh hoạt ở các câu lạc bộ để tăng thêm quan hệ và vốn sống. "Nếu có tiền, tôi để dành kinh doanh chứ không có ý định mua nhà. Còn nhiều thứ cần đầu tư hơn nơi ở", Linh nói và cho biết nhiều bạn bè cùng trang lứa ở TP.HCM cũng không có ý định mua nhà mặc dù cha mẹ ở quê luôn nhắc phải có nhà mới ổn định được cuộc sống.An cư = chỗ ở tốtMinh Thùy cũng chọn ở nhà thuê tại quận Bình Thạnh chứ không mua nhà ở các quận, huyện xa. Thùy nói vợ chồng cô đều làm việc ở trung tâm TP, mua nhà gần nơi làm thì giá quá cao, mua ở ngoại thành thì phải chịu cảnh đi làm xa. Cuối cùng họ chọn thuê nhà ở trung tâm, gần nơi làm, gần chỗ học cho con và có nhiều tiện nghi. Khu nhà nơi cô thuê được xây dựng khá bài bản, có chỗ để xe, sân phơi chung, các căn hộ bố trí khá thông thoáng, có ánh sáng, gió trời, tiền điện tính theo giá nhà nước nên mọi người thoải mái xài máy lạnh và các tiện nghi khác. Gia đình Thùy đã ở đây hơn 10 năm và chưa có ý định dời đi.Khu nhà cho công nhân thuê tại Khu chế xuất Linh Trung II (TP Thủ Đức). Ảnh: D.N.HÀVợ chồng ông Hoàng Thế Đô đến TP.HCM lập nghiệp gần 20 năm, con cái cũng lập gia đình và đang làm ăn tại TP. Ông Đô nói trước kia ông cũng ao ước mua được một căn nhà ở ngoại thành để có chỗ "chui ra chui vô", nhưng càng để dành tiền thì giá nhà càng cao. Sau đó, gia đình ông đến thuê nhà 49 năm tại chung cư Lê Thành (phường An Lạc, quận Bình Tân). Với vợ chồng ông, từ khi sống trong một khu nhà an ninh, tổ chức bài bản, chủ cho thuê lâu dài mà giá thuê cũng không quá cao, họ hết trăn trở về ngôi nhà rẻ tiền ở ngoại ô. Số tiền dành dụm được, ông gửi tiết kiệm ngân hàng để hai vợ chồng dưỡng già. "Ăn nhiều chứ ở bao nhiêu, ở nhà thuê có chút tiền rủng rỉnh vẫn tốt hơn mua nhà rồi mỗi tháng phải làm còng lưng trả góp", ông Đô nói.Ngày càng nhiều người chọn ở nhà thuêTrong bối cảnh giá nhà tăng, lãi suất ngân hàng cao, bài toán an cư ngày được nhiều lao động "giải" theo hướng thuê nhà dài hạn. Với nhiều người, nhất là giới trẻ, dành đầu tư phát triển bản thân, cho con học hành, hoặc để tiền kinh doanh thì tốt hơn là mua nhà.Giá nhà ở tại các đô thị trong vòng 5 năm qua tăng chóng mặt. Trong các bản tin thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng từ năm 2021 trở lại đây, số dự án nhà ở có giá từ 25 triệu đồng/m2 trở xuống ngày càng ít dần rồi biến mất. Từ cuối năm 2022 đến nay, lượng giao dịch nhà đất giảm, sức mua cũng giảm, số lượng người tìm thuê nhà từ nhà phố đến căn hộ tăng.Theo batdongsan.com.vn, đầu năm 2023 nhu cầu tìm thuê bất động sản toàn quốc tăng 101% so với cùng kỳ năm ngoái. So với cùng kỳ năm 2022, lượt người tìm thuê căn hộ chung cư tăng hơn 100% và lượng người tìm thuê nhà trọ tăng 38% tại Hà Nội.Ở TP.HCM, lượng truy cập thông tin bất động sản cho thuê trên trang này cũng tăng đột biến: người tìm thuê chung cư tăng 157% và tìm thuê nhà trọ tăng 107%. Điều này khiến giá thuê nhà trung bình ở hai TP lớn có xu hướng tăng: giá thuê chung cư tăng 4-8%, giá thuê nhà trọ tăng 18 - 33% so với năm 2022.Cũng theo chuyên trang này, dấu hiệu tăng nhu cầu thuê nhà đã có từ nhiều năm trước nhưng đến năm 2022 thì tăng mạnh. Quý 3-2022, số người tìm kiếm căn hộ chung cư cho thuê trên trang này tăng 13% ở Hà Nội và 24% tại TP.HCM so với quý 3-2021. Báo cáo về tâm lý người tiêu dùng của chuyên trang này cũng thể hiện những thanh niên thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) thích thuê nhà, ưu tiên cho cái đẹp, cảm xúc và trải nghiệm. Đây là điều khác biệt hoàn toàn so với thanh niên các thế hệ trước đó. ■ "Giới trẻ ngày nay thích ở nhà thuê hơn và đây cũng là xu hướng phù hợp khi họ có nhu cầu thay đổi chỗ ở thường xuyên, xê dịch nhiều nơi. Nhu cầu bán nhà để mua nhà mới hoặc chuyển sang đi thuê nhà là rất cao. Thực trạng này ngày càng thể hiện rõ ở các đô thị lớn".TS Võ Trí Thành (viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh) nói trong một tọa đàm về triển vọng thị trường bất động sản vào tháng 4-2023. Tags: Lãi suất ngân hàng tăng chóng mặt,Nhà thuêThuê nhàMua nhàLãi suất tăngGiá nhà caoCăn hộ
Tiết lộ doanh thu khủng của 'đế chế chăn nuôi' C.P. Việt Nam BÌNH KHÁNH 24/11/2024 Báo cáo tài chính của Charoen Pokphand Foods, công ty mẹ của C.P. Việt Nam, cho biết doanh thu 9 tháng đầu năm nay ở Việt Nam đạt gần 68.000 tỉ đồng.
Các bên vào cuộc xem xét việc Đàm Vĩnh Hưng hát ở hải ngoại khi đang bị cấm diễn HOÀI PHƯƠNG 24/11/2024 Ông Tạ Quang Đông - thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho biết đang làm việc với các bên liên quan đến việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm biểu diễn trong nước nhưng đi diễn ở nước ngoài.
Đội tuyển Việt Nam bắt đầu lắp ghép bộ khung đá chính HOÀNG TÙNG 24/11/2024 Trong buổi tập chiến thuật mới nhất, HLV Kim Sang Sik bắt đầu lắp ghép các nhân sự cho bộ khung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị ASEAN Cup 2024.
Nhật Bản và Mỹ lập kế hoạch phóng tên lửa phòng Đài Loan ‘có biến’ MINH KHÔI 24/11/2024 Nhật Bản và Mỹ đang hướng tới việc xây dựng một kế hoạch quân sự chung nhằm ứng phó với tình huống khẩn cấp tại Đài Loan, bao gồm việc phóng tên lửa.