TTCT - Cho đến vụ hè thu năm 2013, khi nông dân ĐBSCL chìm trong lo âu về thực trạng dư thừa hạt lúa thì những ai nặng lòng với hạt gạo tiếp tục bị đánh động. Bởi đây cũng là điểm mốc đánh dấu chuỗi thời gian dài 25 năm với nhiều sự kiện quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Phóng to Nếu ngành công nghiệp chế biến phát triển gắn với hạt lúa, chắc chắn giá trị gia tăng thu về không thể nhỏ - Ảnh: Hoàng Thạch Vân Từ một nước nhập hơn 450.000 tấn gạo vào năm 1988, tự túc được lương thực vào năm 1990 và đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 3,651 tỉ USD vào năm 2010, hạt gạo Việt Nam đã làm nên kỳ tích. Điều đó nói lên những thành tựu về giống, mức độ hiện đại hóa khâu gieo cấy, kỹ thuật chăm sóc canh tác và thu hoạch, chính sách nông nghiệp của Nhà nước được áp dụng và thay đổi cho từng thời kỳ khác nhau đã có những thành công nhất định. Bài toán khó Trong khi bài toán nông nghiệp trong thời kỳ thiếu hụt, tự túc, đến tìm đường xuất khẩu đã được giải đáp khá tốt thì đáp số cho đề bài “khủng hoảng thừa” như trong năm 2013 vẫn còn gây bối rối cho cả nhà làm chính sách, doanh nghiệp và người trồng. Ngay từ khi lúa vụ hè thu có dấu hiệu ùn ứ, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp mua lúa tạm trữ đã được các cơ quan quản lý nhà nước cho triển khai nhanh chóng, nhưng tình trạng thiếu hụt lò sấy, kho trữ đã làm quá trình thực hiện quyết định này tiến triển một cách chậm chạp. Theo số liệu ước tính của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), từ tháng 6 đến tháng 8-2013, toàn vùng ĐBSCL sẽ có hơn 7 triệu tấn lúa thu hoạch của nông dân chờ người đến mua. Trong khi đó lượng tồn kho của các doanh nghiệp ĐBSCL còn rất lớn và ít có khả năng doanh nghiệp giải phóng được kho bãi để mua lúa mới trong vài tháng tới. Trước thực trạng đó, nhiều ý kiến cho rằng nên khuyến khích nông dân ngừng sản xuất lúa vụ 3 để kéo giảm sản lượng tồn kho trong năm nay, đồng thời tìm kiếm mô hình phát triển mới cho ĐBSCL như xen canh cây đậu nành, bắp lai, tập trung phát triển dòng lúa gạo cao cấp để xây dựng thương hiệu riêng cho cây lúa ĐBSCL. \ Nhiều địa phương đã nghĩ đến giải pháp trồng màu thế lúa cho các vụ hè thu và thu đông, nhưng ý tưởng mới chưa được triển khai trên diện rộng bởi thiếu quyết định điều chỉnh cho phép từ phía cơ quan nhà nước. Trong khi chờ đợi một quyết sách thích hợp của các nhà hoạch định nông nghiệp, do phải đối mặt với quá nhiều thách thức về kinh tế nên nhiều nông dân ĐBSCL đã ồ ạt “xé rào”, bỏ cây lúa đào ruộng nuôi cá lóc... Theo các nhà quản lý, sự thiếu quy hoạch và không tìm kiếm được đầu ra ổn định sẽ dẫn đến tình trạng lỗ lã như phong trào nuôi cá tra tự phát thời gian trước đây. Chưa lo công nghiệp cho nông nghiệp Đến nay, dù hạt gạo xuất khẩu đã mang về hàng tỉ USD mỗi năm cho Việt Nam nhưng quá trình này vẫn giống như xuất khẩu sản phẩm thô, sản lượng nhiều nhưng lợi nhuận mang về vẫn thấp, nhất là đối với nông dân. ĐBSCL còn thiếu một nền công nghiệp cho nông nghiệp, nơi mà hạt gạo sẽ là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thành các sản phẩm công nghiệp như bánh canh ăn liền, phở ăn liền, mì ăn liền gốc gạo, cốm gạo... Nếu như Ando Momofuku, người thành lập Công ty thực phẩm Nissin, đã tạo ra thói quen ăn mì ăn liền cho nhiều cư dân trên thế giới thì Việt Nam với nguồn nguyên liệu lúa gạo dồi dào đã tạo ra một hay nhiều sản phẩm tương tự cho thế giới chưa? Có thể kể ra nhiều ví dụ thành công trong công nghiệp chế biến nông sản từ những nước gần Việt Nam như Nhật Bản và Thái Lan. Cần biết xay hạt gạo thành tiền chứ không chỉ bán gạo lấy tiền như hiện nay. Để giải bài toán khủng hoảng đầu ra của hạt gạo hiện nay, ngoài việc xây dựng quyết sách mới để chuyển hướng cây trồng thì sự ưu ái của Nhà nước dành cho một nền công nghiệp cho nông nghiệp cần được thể hiện rõ ràng và dễ tiếp cận. Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm có nguồn gốc từ gạo, có những ưu tiên cụ thể cho doanh nghiệp có sáng kiến và áp dụng những sáng kiến đó tạo ra sản phẩm mới từ gạo... Không chỉ là những bằng khen hay những buổi lễ tôn vinh mang tính hình thức mà bằng những ưu đãi cụ thể như vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ lao động, nghiên cứu phát triển. Tags: Nông nghiệpLao độngChính sáchVay vốnNhà nông
Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào? DƯƠNG LIỄU 21/05/2025 Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.
Thành phố Quy Nhơn lộng lẫy nhìn từ trên cao, là nơi đi đâu ta cũng muốn quay về DŨNG NHÂN 21/05/2025 TP Quy Nhơn, trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Bình Định, hiện ra thật hiện đại, lộng lẫy xen với chút lãng mạn dưới góc chụp từ flycam của tay máy Nguyễn Phan Dũng Nhân.
2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước NGUYÊN BẢO 21/05/2025 Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.
Công an xã - ‘lá chắn thép’ giữ bình yên cơ sở TUỔI TRẺ ONLINE 21/05/2025 Đằng sau cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là cả một hành trình nỗ lực thích nghi nhiệm vụ, tự rèn luyện, cống hiến của cán bộ, chiến sĩ công an xã trên khắp mọi miền đất nước, họ đang thực sự 'rèn thép' giữa đời thường, 'sâu một việc, biết nhiều việc'.