TTCN - Sự kiện này đã qua dễ chừng 23 năm và đến tận bây giờ mới kể, là vào lúc Phạm Tuân sắp bay vào vũ trụ Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Bộ Văn hóa - thông tin nước ta đã chuẩn bị bốn cuốn sách để khi bay vào vũ trụ Phạm Tuân có cái để đọc và nhớ về Tổ quốc. Phóng toTTCN - Sự kiện này đã qua dễ chừng 23 năm và đến tận bây giờ mới kể, là vào lúc Phạm Tuân sắp bay vào vũ trụ Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Bộ Văn hóa - thông tin nước ta đã chuẩn bị bốn cuốn sách để khi bay vào vũ trụ Phạm Tuân có cái để đọc và nhớ về Tổ quốc. Chiều cuối năm lạnh giá, tôi đến thăm nhà họa sĩ Thành Đàm. Nhà ông nằm sâu trong con hẻm phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội). Khi còn đương chức ông là trưởng phòng xuất bản thuộc Cục Xuất bản (Bộ Văn hóa - thông tin). Ông là người tham gia làm ra bốn cuốn sách xinh xắn (nằm trong xêri 200 cuốn) để phục vụ một sự kiện có một không hai của VN là đưa sách lên vũ trụ cùng với Phạm Tuân. Bên ấm trà nóng ướp hoa sen, họa sĩ Thành Đàm nhớ lại: “Năm 1980, Bộ Văn hóa - thông tin nhận được nhiệm vụ chuẩn bị một vài văn hóa phẩm để đồng chí Phạm Tuân, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của nước ta, mang lên vũ trụ. Bộ đã giao cho Cục Xuất bản chuẩn bị. Chúng tôi rất hồi hộp và lo lắng. Nếu lấy sách cũ thì giảm đi ý nghĩa vì quyển to quyển nhỏ, không phù hợp điều kiện thời tiết vũ trụ. Vì thế chúng tôi quyết định làm những cuốn mới, chứa đựng giá trị hồn thiêng sông núi của dân tộc. Đó là ba bản tuyên ngôn, tương ứng với ba giai đoạn lịch sử: Hịch tướng sĩ thời Trần, Bình Ngô đại cáo thời Lê, Bản tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và cuốn Di chúc của Bác Hồ. Chọn được nội dung đã khó nhưng thể hiện trên chất liệu nào để làm bật những giá trị ấy là chuyện không hề đơn giản. Cuối cùng chúng tôi phải chọn giấy dó để làm sách. Vào những năm 1980 mua giấy dó rất khó, qui trình in trên giấy dó phức tạp, nhưng với sự quyết tâm cao chúng tôi bằng mọi cách để sớm hoàn thành chỉ trong vòng vài tháng”. Để làm được bốn cuốn sách không những đẹp về hình thức mà còn bền, nhỏ gọn là chuyện không hề đơn giản vì điều kiện kỹ thuật in ấn thời đó không cho phép. Họa sĩ Nguyễn Nghiêm được giao thiết kế, trình bày hai cuốn Hịch tướng sĩ và Bình Ngô đại cáo. Ông đã lựa chọn hoa văn hình chim lạc trên trống đồng Đông Sơn để in lên từng trang sách. Còn Bản tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và Di chúc của Bác Hồ được họa sĩ Thành Đàm trình bày. Phóng to Hoạ sĩ Thành ĐàmTrình bày xong, bốn cuốn sách lập tức được chuyển xuống nhà in của Nhà xuất bản Tiến Bộ. Mỗi cuốn được in 50 bản, tổng cộng có 200 bản. “Khi làm xong, chúng được đóng gói chuyển sang Liên Xô. Bốn cuốn sách được gói ghém cẩn thận như một cuốn từ điển để trao cho đồng chí Phạm Tuân, số còn lại tặng nước bạn”. Họa sĩ Thành Đàm cho biết một năm sau ông sang Liên Xô dự một cuộc hội nghị về sách, được nghe kể lại rằng khi cả đoàn du hành tiếp mặt đất, quan chức và giới truyền thông đã vây kín, và đồng chí Phạm Tuân được “săn sóc” nhiều nhất. Buổi họp báo diễn ra và Phạm Tuân lấy trong túi áo ra cuốn sách đã theo mình vào vũ trụ. Mở vỏ bọc, sách vẫn còn y nguyên, không nhòe chữ, không phai màu. Điều này đã gây ngạc nhiên đối với các bạn bên đó, vì không nghĩ rằng sách chúng ta làm ra chịu được khí hậu khắc nghiệt trên vũ trụ. Lập tức, các bạn xin phép đưa cuốn sách vào Bảo tàng quốc gia Komot. Họa sĩ Thành Đàm cũng lấy làm tiếc cho biết khi Liên Xô tan rã, ông sang bên ấy tìm đến Bảo tàng Komot để xem lại cuốn sách nhưng nó đã bị thất lạc khi sự biến xảy ra. Ông cho biết thêm hồi ấy chỉ in đúng 200 bản và đưa hết sang bên ấy, còn ba cuốn ông giữ lại làm kỷ niệm. Và hiện nay ở nước ta có lẽ chỉ mỗi mình ông có được các cuốn sách quí đó. Họa sĩ Thành Đàm dặn tôi cố gắng gặp được anh hùng Phạm Tuân để nghe thêm những chi tiết khác. Đúng dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân VN, chúng tôi gọi điện chúc mừng anh hùng Phạm Tuân và hỏi ông đôi điều xung quanh những cuốn sách bay vào vũ trụ. Qua điện thoại ông cho biết: “Mình không biết việc chuẩn bị những ấn phẩm đó ra sao, vì lúc đó mình đang ở Liên Xô. Nhưng chắc chắn rằng mình không mang theo ba cuốn bản tuyên ngôn độc lập ấy mà chỉ có một cuốn Di chúc của Bác Hồ, một tấm ảnh của Tổng bí thư Lê Duẩn. Các bạn biết đấy, trước khi lên tàu tất cả đều được kiểm tra gắt gao và đều có biên bản...”.
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lên tiếng việc sao kê công khai ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 THÀNH CHUNG 13/09/2024 Sao kê để các tổ chức, cá nhân có thể thấy được, yên tâm sự đóng góp đã đến đúng địa chỉ và sẽ về được với người dân bị thiệt hại.
Xử lý nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tải tin giả về bão lũ THANH HÀ 13/09/2024 Gỡ bỏ 36 tin bài trên Facebook, chặn nhiều tài khoản TikTok đăng tải thông tin sai sự thật về bão lũ, chuyển nhiều trường hợp sang cơ quan chức năng để điều tra, xử lý…
Thực hư thông tin biệt phủ của một giám đốc sở ở Huế như ‘Đại Nội thu nhỏ’ NHẬT LINH 13/09/2024 Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một ‘biệt phủ’ như ‘Đại Nội thu nhỏ’, được cho của một giám đốc sở còn đương nhiệm ở Huế.
Campuchia lên tiếng vụ thượng nghị sĩ bị Mỹ trừng phạt NGỌC ĐỨC 13/09/2024 Phnom Penh lên tiếng việc Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với ông Ly Yong Phat - thượng nghị sĩ Campuchia từng được bổ nhiệm làm cố vấn cá nhân của ông Hun Sen.