TTCT - Việc HBO gỡ tác phẩm kinh điển Cuốn theo chiều gió khỏi kho phim hồi giữa năm 2020 đã tạo tiền lệ cho việc “xét lại” những tác phẩm nghệ thuật cũ, được cho là có màu sắc phân biệt chủng tộc xét theo tiêu chuẩn ngày nay. Ngay cả các bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em cũng phải đối mặt với văn hóa xóa sổ. Disney thừa nhận đã mô tả thổ dân Mỹ bản địa với những hình ảnh khuôn mẫu tiêu cực trong phim Peter Pan (1953). Ảnh: DisneyTháng 3-2021, không hẹn mà gặp, một đế chế giải trí dành cho trẻ em và một hệ thống truyền hình đã hoạt động gần 30 năm ở Mỹ cùng phản ứng với làn sóng “xét lại”, nhưng theo hai cách trái ngược nhau.Disney: Từ nói lại cho rõ đến “rút phim”Thách thức của đế chế hoạt hình Disney là làm sao để những tác phẩm xưa cũ từ giữa thế kỷ trước lẫn những bộ phim mới ra và sắp ra mắt đều phải cái đạo ngày nay.Khi ra mắt nền tảng streaming Disney+ năm 2019, Disney đã thêm dòng cảnh báo vào trước một số phim như Dumbo (1941), Peter Pan (1953), The Aristocats (1970), Lady and the Tramp (1955) và The Jungle Book (1967), rằng nội dung của chúng có “các mô tả văn hóa đã lạc hậu”.Tháng 10-2020, khi làn sóng văn hóa xóa sổ lên cao trào, Disney cập nhật lại dòng “miễn trừ trách nhiệm” đó: “Các hình ảnh khuôn mẫu (stereotype) trong phim là sai trái - ở thời điểm chúng được phát hành lẫn bây giờ. Thay vì xóa nội dung này, chúng tôi muốn ghi nhận tác động gây hại của nó, học từ nó và đối thoại để chúng ta có thể cùng nhau tạo ra một tương lai bao gồm hơn”.Phần cảnh báo này dài 12 giây và người xem không thể bấm “bỏ qua”. Nhưng rốt cuộc, đến ngày 9-3 vừa qua, Disney cũng phải chọn phương án chẳng đặng đừng nhất: lột hết các phim trên trong tài khoản dành cho thiếu nhi (dưới 12 tuổi) trên Disney+. Trước đó, Disney cũng gỡ những phim này khỏi kho phim của dịch vụ thuê video qua mạng đối với tài khoản trẻ em từ cuối tháng 1.Một ví dụ về nội dung tranh cãi, theo chính thông tin công khai trên trang chủ của Disney, là việc thổ dân da đỏ trong Peter Pan được mô tả theo khuôn mẫu, không phản ánh được cả bản chất đa dạng lẫn các truyền thống văn hóa của họ; phim cũng dùng những thuật ngữ mang tính phân biệt chủng tộc để chỉ những người Mỹ bản địa này.Vừa loay hoay tìm cách “sửa chữa” quá khứ cho đúng đắn, Disney lại phải tìm cách để các bộ phim mới không sa vào vết xe đổ. Có thể thấy những cố gắng đó trong phim hoạt hình thứ 59 của hãng - Raya and the Last Dragon. Bộ phim có dàn nhân vật hầu như không có người da trắng; hai nàng công chúa trong phim cũng đánh đấm ra trò, thậm chí còn có nhiều ngụ ý khiến khán giả nhiệt tình ghép đôi. Đây cũng là phim hoạt hình Disney đầu tiên có diễn viên chuyển giới (Patti Harrison) góp giọng.Eva Fürst, học giả đến từ Viện Sáng tạo xã hội và giáo dục (Bonn, Đức), cho rằng chỉ cần theo cách làm cũ - đưa thêm thông báo vào trước mỗi bộ phim, thay vì cực đoan đến mức gỡ các tác phẩm kinh điển ra khỏi kho phim. Theo Fürst, thay vì “giấu bén” các bộ phim có yếu tố gây tranh cãi, phần cảnh báo của Disney sẽ là cơ sở để phụ huynh dựa vào đó và giải thích cho con trẻ vì sao ngày xưa phim ảnh nói thế và điều đó là không đúng.Một cách làm khác với phim “có vấn đề”Giữa trào lưu “thức tỉnh” và sửa chữa quá khứ, Đài truyền hình Turner Classic Movies của Mỹ quyết định không tham gia “văn hóa xóa sổ” mà lên lịch chiếu cho 18 bộ phim kinh điển mà các nhà đài khác đã “cấm sóng”.Những tác phẩm này, gồm Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió), Breakfast at Tiffany's (Bữa sáng ở Tiffany) sẽ được chiếu “đầy đủ và không biên tập cắt xén” trong chương trình “Reframed: Classic Films in the Rearview Mirror” (tạm dịch: Đóng khung lại: Phim cổ điển trong gương chiếu hậu) vào khung giờ vàng mỗi thứ năm trong suốt tháng 3, theo báo The Telegraph.Thay vì kiểm duyệt hay dán nhãn cảnh báo, TCM sẽ có 5 host (người dẫn), thay nhau điều phối bàn tròn, thảo luận các vấn đề được cho là gây tranh cãi của mỗi tác phẩm, dựa trên bối cảnh lịch sử và hiện tại, trước khi vào phim.Một trong các host khẳng định rằng các bộ phim trên chẳng việc gì phải “xấu hổ” về kịch bản hay câu chuyện của chúng, và bàn tròn TCM sẽ đề cập những chủ đề như cách thể hiện giới LGBT hay chủng tộc trong các tác phẩm đó - chẳng hạn như việc Henry Higgins xâm hại cả tinh thần lẫn thể xác Eliza Dolittle trong My Fair Lady (1964).“Tất cả những bộ phim trong series này đều là các tác phẩm kinh điển, có điều khi xem lại chúng ngày nay nghĩa là xét chúng trong một bối cảnh văn hóa khác... Mục tiêu chưa bao giờ là kiểm duyệt, mà đơn giản là cung cấp bối cảnh lịch sử phong phú cho mỗi tác phẩm kinh điển” - TCM viết trong thông cáo chính thức.Dave Karger, một host của TCM, nói thẳng “đã quá chán cứ phải thấy cụm từ “văn hóa xóa sổ” được dùng khắp nơi”. Thay vì cancel (xóa sổ), Karger cho rằng giải pháp nằm ở những chữ “c” khác - contextualizing (cung cấp bối cảnh) và conversation (đối thoại).TCM kỳ vọng các đối thoại về “các vấn đề về chủng tộc, giới tính… hiển lộ ngày nay mà trước đây, khi những bộ phim được sản xuất, chúng ta không thấy” sẽ mang đến “góc nhìn thế kỷ 21 cho các bộ phim thế kỷ 20”.■ Tags: HBODisneyChủ nghĩa phải đạoVăn hóa xóa sổCuốn theo chiều gió
Khi nào được dùng hình ảnh người khác? TRƯƠNG TRỌNG HIỂU (GIẢNG VIÊN ĐH KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG TP.HCM) 29/05/2023 708 từ
Dịch vụ nước sạch: Phải chọn được giá đúng PHẠM KHÁNH NAM (Đại học Kinh tế TP.HCM) 29/05/2023 1862 từ
Lòng vòng giữa các cơ quan, giải quyết được thì doanh nghiệp đã 'gần đất xa trời' THÀNH CHUNG - TIẾN LONG 31/05/2023 Đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị bớt các khâu xin ý kiến, trao đổi lòng vòng giữa các cơ quan, bộ ngành, để tránh đến khi giải quyết được thì doanh nghiệp "đã gần đất xa trời".
Cán bộ huyện nghi mặc cả 'lại quả' với nhà thầu bị yêu cầu làm lại giải trình KHẮC TÂM - THANH HUYỀN 31/05/2023 Ông S. đã gửi bản giải trình, tuy nhiên trong giải trình của mình, ông S. chưa trả lời được các câu hỏi đặt ra của lãnh đạo nên bị yêu cầu làm lại.
Tập đoàn Đèo Cả san ủi rừng tự nhiên để mở đường? TRẦN MAI 31/05/2023 Hạt kiểm lâm thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi đã yêu cầu Tập đoàn Đèo Cả cung cấp thông tin liên quan đến việc san ủi rừng tự nhiên mở đường thuộc xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Khai trừ Đảng nguyên chủ tịch TP Bảo Lộc Nguyễn Quốc Bắc MAI VINH 31/05/2023 Tỉnh ủy Lâm Đồng đã quyết định khai trừ Đảng đối với ông Nguyễn Quốc Bắc, nguyên chủ tịch TP. Bảo Lộc ( nhiệm kỳ 2015-2020).