TTCT - Nỗ lực nâng cao nhận thức về sa sút trí tuệ và giảm kỳ thị xung quanh căn bệnh này vẫn chưa thể kết thúc. Ảnh: New ScientistMặc dù nhận thức về chứng sa sút trí tuệ ngày càng tăng, sự kỳ thị đối với chứng bệnh này vẫn còn lan rộng, gây hậu quả đáng kể cho những người sống chung với bệnh và người chăm sóc họ. Đây là nội dung chính của Báo cáo thế giới về Alzheimer năm 2024, do Trường Kinh tế và Chính trị London (LSE) và Tổ chức Alzheimer quốc tế (ADI) công bố nhân Ngày Alzheimer thế giới 21-9 vừa qua. Dựa trên dữ liệu từ khảo sát năm 2019, báo cáo năm 2024 theo dõi các thay đổi về kiến thức và thái độ với sa sút trí tuệ - được xác định là một tình trạng do nhiều bệnh gây ra, trong đó Alzheimer là phổ biến nhất - trong 5 năm qua. Khảo sát nhận được hơn 40.000 phản hồi từ những người đang sống chung với chứng sa sút trí tuệ, người chăm sóc, các chuyên gia y tế, và người dân từ 166 quốc gia và vùng lãnh thổ.Kết quả cho thấy hiểu sai (misconception) và tin sai (incorrectly believe) về chứng sa sút trí tuệ vẫn tồn tại. Trong nhiều trường hợp, sự kỳ thị thậm chí còn gia tăng. Kỳ thị liên quan đến sa sút trí tuệ tiếp tục tạo ra rào cản đối với việc chẩn đoán kịp thời và tiếp cận chăm sóc. Cụ thể, 65% các chuyên gia y tế và chăm sóc sức khỏe có niềm tin sai lầm rằng chứng sa sút trí tuệ là một phần bình thường của quá trình lão hóa; tỉ lệ này ở người bình thường là 80% (tăng đáng kể so với 66% năm 2019).Và nhiều con số đáng lo khác: 88% số người đang sống với chứng sa sút trí tuệ cho biết họ từng bị phân biệt đối xử, tăng từ 83% năm 2019. Hơn 1/4 dân số toàn cầu hiểu sai rằng không thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ; riêng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, con số này tăng từ 20% năm 2019 lên 37% năm 2024.Tỉ lệ người tin rằng việc đưa người thân sa sút trí tuệ vào nhà dưỡng lão là lựa chọn tốt nhất, ngay cả khi họ không muốn, đã tăng ở mọi nhóm thu nhập (từ 9% lên 33% ở các quốc gia có thu nhập thấp, từ 25% lên 29% ở các quốc gia thu nhập cao). 9,3% người sống với bệnh sa sút trí tuệ và 11,1% người chăm sóc không cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ; con số này đối lập với tỉ lệ 2,6% ở các chuyên gia y tế và 3,5% với công chúng nói chung.Báo cáo nhấn mạnh: việc nâng cao nhận thức về sa sút trí tuệ, dù quan trọng, vẫn không đủ để giảm kỳ thị. Ngay cả ở những khu vực kiến thức về bệnh đã tăng lên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là những thách thức đáng kể. Theo ADI và LSE, mọi nỗ lực giảm kỳ thị "cần phải dựa trên tiếng nói của những người sống với sa sút trí tuệ, gia đình và đối tác chăm sóc để đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử".Wendy Weidner, giám đốc nghiên cứu và xuất bản của ADI, cho biết kết quả của hai khảo sát cách nhau 5 năm cho thấy nhiệm vụ nâng cao nhận thức về sa sút trí tuệ và giảm kỳ thị xung quanh căn bệnh này "vẫn chưa kết thúc". Tags: Sa sút trí tuệTrí tuệChăm sóc Sức KhỏeNâng cao nhận thức
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Link tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần biết để tránh nghẽn mạng TRỌNG NHÂN 15/07/2025 Theo lịch, 8h sáng nay 16-7 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Có nhiều cách để tra cứu điểm, thí sinh lưu ý để tránh bị nghẽn mạng.
Bà Melania được dân Ukraine gọi là 'đặc vụ quốc gia' HÀ ĐÀO 16/07/2025 Người dân Kiev gọi bà Melania là 'đặc vụ Melania' sau khi ông Trump ám chỉ bà đóng vai trò quan trọng khiến ông thay đổi quan điểm về chiến sự.
Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày NGUYỄN TRÍ 15/07/2025 Một sạp tại chợ Bến Thành (TP.HCM) bán 4 tô bún măng, 1 phần thịt vịt không xương, 1 dĩa gỏi với giá 1 triệu đồng vừa bị ban quản lý chợ đình chỉ kinh doanh. Tuy vậy, người bán cho rằng việc bán giá cao hơn niêm yết là do khách đòi "nhiều thịt".
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Không có điểm 10 môn văn, 513 điểm 10 môn toán VĨNH HÀ 15/07/2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là lần đầu tiên phổ điểm được công bố trước khi thí sinh biết điểm thi.