TTCT - Mùng hai Tết, mẹ sẽ ngâm nếp, bày lá chuối ra ngồi gói bánh đặng sáng mùng ba Tết bò. Trong chuồng có bao nhiêu con bò thì có bấy nhiêu cái bánh. Mỗi con bò sẽ có một kiểu bánh riêng. Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần Ngày nhỏ, tôi một buổi học một buổi chăn bò. À không, không phải chỉ tôi mà mấy chị em tôi, cả mấy nhỏ xóm tôi đều thế. Chăn bò quanh năm. Công việc này không tốn sức. Chăn bò vui lắm. Tha hồ chơi. Có điều, ghét nhất là Tết cũng phải... chăn bò. Có ai chăn bò lại mặc đồ mới, tôi càm ràm trong bụng, nước mắt vắn dài. Không muốn cũng phải làm. Có đứng giậm chân giậm cẳng cũng phải làm vì ba phán: “Bò cũng có Tết. Không cho bò ăn Tết, ông Chuồng bà Chuồng sẽ quở trách. Nhà này sống được là nhờ mấy con bò!”. Biết rồi! Bò cũng có Tết, ba không nói tôi cũng biết. Chăn bò từ hồi còn học lớp 3 cơ mà. Tết nào nhà chả “Tết” bò. Tôi thích Tết bò và tôi cá là lũ nhỏ xóm tôi đứa nào cũng thích Tết bò. Cứ tới Tết là chờ cúng Tết bò, cũng tại tôi thích ăn bánh tét. Nhà người ta thường Tết bò vào mùng bốn, mùng năm, còn nhà tôi thì mùng ba. Hỏi ba vì sao có sự khác nhau như thế thì ba bảo không rõ, chỉ thấy hồi ông cố, ông nội làm vậy rồi ba cũng cứ thế làm theo. Mùng hai Tết, mẹ sẽ ngâm nếp, bày lá chuối ra ngồi gói bánh đặng sáng mùng ba Tết bò. Trong chuồng có bao nhiêu con bò thì có bấy nhiêu cái bánh. Mỗi con bò sẽ có một kiểu bánh riêng. Con đực thì bánh gói thành cây dài gọi là bánh tét, bò cái thì cũng bao nhiêu nguyên liệu ấy nhưng sẽ gói thành hình vuông - bánh chưng, con choai choai thì cái bánh vừa phải, chú bê con thì đòn bánh tét, bánh chưng chút xíu. Dễ thương vô cùng, tôi và con Út thi nhau canh, giành cho được chiếc bánh nhỏ xíu đó. Tết bò đơn giản, mấy đòn bánh tét, bánh chưng, miếng cốm, hoa, gạo muối... nhưng “tiết mục” được tôi trông chờ nhất là ba sẽ dán lên sừng con bò cộ tờ vàng mã, bò cái và bê con thì giữa trán. Trông ngộ lắm, Tết lùa bò đi, nhìn thấy mỗi con bò đều có tờ vàng mã trên đầu thế kia, cảm giác như bò cũng hân hoan vui sướng. Tôi cũng được an ủi nhiều. Tôi tự dặn mình: “Không được tủi vì Tết cũng phải đi chăn bò. Người vất vả, người có mấy ngày Tết để nghỉ ngơi. Bò cày kéo quanh năm, bò cũng phải có Tết! Đi chăn bò có nghĩa đi chơi Tết cùng bò!”. *** Ba tôi bảo ở đâu không biết nhưng ở quê mình (Phú Yên) thì tục Tết bò có từ rất lâu đời và được gìn giữ đến hôm nay. Tết bò có nghĩa là thờ cúng ông Chuồng bà Chuồng, cầu mong ông bà phù hộ cho đàn bò khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở. Gia chủ mà không thể hiện thành tâm thành ý thì sẽ bị bề trên quở trách, đàn bò ương yếu. Đó là câu hỏi của ngày còn nhỏ, còn bây giờ, khi đã không còn ở cái tuổi làm “mục đồng” thì tôi mới hiểu đây là một tập tục đẹp, nét đẹp tâm linh chứ không phải mê tín. Thì ông bà mình vẫn bảo “Có thờ có thiêng có kiêng có lành” đấy thôi!■ Tags: Tết bò
Sắp xếp lại đơn vị hành chính: để Mỹ Tho, Đà Lạt không trở thành phường, xã cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 10/04/2025 1816 từ
Đặt tên phường theo địa danh xưa, nhớ ơn người khai hoang lập ấp KHÁNH YÊN THỰC HIỆN 09/04/2025 1986 từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước Việt Nam từ ngày 14-4 DUY LINH 11/04/2025 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp nhà nước Việt Nam từ ngày 14 đến 15-4. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ hai của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong nhiệm kỳ này.
Việt - Mỹ nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương NGỌC AN 11/04/2025 Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, đã trao đổi, đàm phán với Chính phủ Mỹ để thống nhất việc sẽ tiến hành tổ chức đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương.
Sáng nay tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành ở sân bay Biên Hòa LÊ PHAN 11/04/2025 Sáng nay 11-4, hàng ngàn chiến sĩ thuộc các khối có mặt tại sân bay Biên Hòa cho ngày tổng hợp luyện chuẩn bị cho diễu binh, diễu hành đại lễ 30-4 sắp tới.
Giữ lại tên Ngã Bảy gắn với ‘Tình anh bán chiếu’ sau khi sắp xếp xã, phường LÊ DÂN 11/04/2025 Tên gọi Ngã Bảy gắn liền với bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” được giữ lại sau khi sắp xếp để phục vụ phát triển du lịch.