TTCT - Thú thật, thoạt đầu tưởng là hai cuốn sách dành riêng cho những người làm kinh tế và các nhà quản lý nên tôi chỉ lướt qua. Nhưng bí quyết thành công của thương hiệu Wal-Mart nổi tiếng toàn cầu cũng gợi tò mò và tên tuổi Steve Chandler - một trong những tác giả ăn khách nhất của Mỹ với 14 đầu sách best-seller - đã tạo sức hút giữ tôi lại bên trang sách. Phóng to Hai cuốn sách không chỉ dành cho người làm kinh tế: 10 quy tắc của Sam Walton và Nhà quản lý thoáng của Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành năm 2008 10 quy tắc của Sam Walton, nói cách khác là 10 bài học thành công của một tập đoàn khổng lồ có hơn 6.000 cửa hàng với 1,7 triệu nhân viên trên toàn thế giới, được Michael Bergdahl - một cộng sự gần gũi với ông chủ Wal-Mart - đúc kết một cách giản dị, dễ hiểu với mọi người. Ví dụ như quy tắc 2: “Chia sẻ thành công với những ai giúp đỡ bạn”, quy tắc 5: “Trân trọng và ghi nhận những nỗ lực cùng thành quả của người khác”, quy tắc 7: “Lắng nghe người khác và học hỏi ý tưởng của họ”... Điều đáng suy nghĩ là từ những bài học giản dị (có khi chỉ là những cử chỉ rất “nhỏ nhặt” như hãy biết cười, tạo môi trường vui vẻ cho cộng sự và khách hàng - bản thân Sam Walton từng làm trò hề trước các cuộc họp hay các cửa hàng...) đã đưa đến sự thành công có thể nói là kỳ lạ nhất thế giới. Từ một cửa hàng “thí điểm” bán lẻ hàng hạ giá ở giữa một vùng nông thôn khi mới lập nghiệp đã trở thành một “đế chế” bán lẻ toàn cầu với doanh số 300 tỉ đôla, hăng tuần phục vụ 130 triệu lượt khách hàng. Steve Chandler lại đúc kết trong quá trình làm tư vấn cho hơn 30 công ty thuộc nhóm đứng đầu Fortune 500 trên khắp thế giới, kết hợp với kinh nghiệm của Duane Black - một giám đốc thành đạt trong lĩnh vực phát triển các khu dân cư và xây dựng nhà cửa - thành triết lý “quản lý thoáng”. Gọi là “triết lý” nhưng qua 16 chương sách, Steve Chandler và Duane Black cũng nêu ra những bài học cụ thể để dẫn đến thành công: “Đảo ngược quy trình”, “Bỏ qua phán xét”, “Nhạy bén với toàn bộ hệ thống”... Các tác giả còn cụ thể đến mức sau mỗi chương, gợi ý chúng ta “các bước để có được thành công “thoáng” trong đời” với những hướng dẫn chi tiết. Ví dụ như: “Hãy gặp gỡ một nhân viên chủ chốt trong đội hình của mình mà không cần soạn sẵn nội dung làm việc... Hãy để cho ý tưởng tự “trồi” lên”. Cái khác của những bài học ở đây với 10 quy tắc của Sam Walton là các tác giả dựa trên kinh nghiệm quản lý của nhiều mô hình, nhiều ngành khác nhau, dựa vào cả những danh ngôn của các nhà văn, các nhà khoa học lỗi lạc như Einstein, Albert Camus, Mark Twain... và đi sâu hơn vào khía cạnh đối nhân xử thế. Có thể tóm tắt vấn đề chủ yếu mà các tác giả đặt ra và muốn giải quyết là: cách quản lý kiểu cũ riết róng quá, chắc chắn phải đối đầu với sự bất bình, trễ nải, phản kháng, không thích hợp với những con người của thời đại mới có trình độ chuyên nghiệp và có tính độc lập cao, có vô vàn ý tưởng trong đầu. Với lối quản lý thoáng, sức mạnh của từng nhân viên đều được đề cao, cả đội hình vẫn hoạt động tốt dù bạn có mặt ở đó hay không... Điều thú vị là hai cuốn sách - như chúng ta vẫn thường nói vui với nhau - đã minh chứng rằng “các tư tưởng lớn gặp nhau”. Cả hai cuốn sách đều hướng dẫn cách làm ăn sao cho thành đạt, nhưng điều quan trọng toát lên từ tất cả các bài học chính là tâm niệm của ông chủ Wal-Mart: “Khi cư xử với con người, chúng ta cần phải nhận ra chân giá trị và tôn trọng họ”. Chính vì tôn trọng con người mà Sam Walton chủ trương chia lợi nhuận cho mọi nhân viên. Một giám đốc cửa hàng Wal-Mart đã nói về tác dụng của việc chia lợi nhuận: “...Nhân viên hiểu rằng tại đây họ thật sự là cộng sự và từ đấy sinh ra quyền làm chủ lớn lao”. Nhưng hơn thế, Sam Walton quan niệm: “Bản thân tiền bạc không động viên được con người, chỉ có con người mới động viên được con người”. Trong Nhà quản lý thoáng, vấn đề tôn trọng con người, quan hệ giữa con người với nhau còn được đào sâu hơn. Trong nhiều trang sách ta bắt gặp những bàn luận về lẽ sống ở đời, về bản thể con người rất thú vị. Từ những điểm đặc sắc đã nêu, cả hai cuốn sách không chỉ dành cho những người làm quản lý, kinh tế. Và đúng như lời một cựu giám đốc Tập đoàn Wal-Mart giới thiệu cuốn 10 quy tắc của Sam Walton: “Đây là một cuốn sách nên đọc và cần thường xuyên đọc đi đọc lại. Bất cứ ai - doanh nhân, học sinh, thầy cô giáo, bậc phụ huynh, con em chúng ta - đều có thể đọc tác phẩm này”. Vì bài học về tôn trọng con người ở bất cứ đâu cũng cần thiết - nếu không muốn nói đó là điều quan trọng bậc nhất!
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Hàng không, dịch vụ chạy đua vào sân bay Long Thành CÔNG TRUNG 23/11/2024 Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang chạy đua với thời gian để hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2026. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và phi hàng không cũng gấp rút chuẩn bị cho cuộc đua mới tại sân bay Long Thành.
Khám chữa bệnh từ xa, tại nhà được bảo hiểm chi trả: Làm sao để hiệu quả cao nhất? THÀNH CHUNG 23/11/2024 Dự kiến cuối tháng 11 này, dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) được Quốc hội thông qua, kỳ vọng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người tham gia BHYT mà người dân đang rất quan tâm.
Cô ơi, nhờ có cô con mới biết đến học bổng Tiếp sức đến trường NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG (GIÁO VIÊN) 23/11/2024 Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Phượng đã gửi đến Tuổi Trẻ lời cảm ơn của mình, sau khi cô nhận được lời cảm ơn của một học trò vừa nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024.
Ông Trump chọn tỉ phú Scott Bessent làm bộ trưởng tài chính THANH BÌNH 23/11/2024 Ngày 22-11, Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo chọn tỉ phú Scott Bessent làm bộ trưởng tài chính trong nội các sắp tới của ông.