TTCT - "Tôi không thể in cuốn sách này. Hai chúng ta sẽ bị bỏ tù". Câu trả lời của Mr. Smith, biên tập viên của Faulkner tại NXB Noel Polk, người từng đỡ đầu trót lọt cuốn The sound and the fury (Âm thanh và cuồng nộ), khi nhận được bản thảo Sanctuary (*) lần đầu tiên vào tháng 1-1929, hàm ý mối e ngại trước sự khốc liệt đến mức động chạm tới ranh giới những điều cấm kỵ trong xã hội thời đó, của những hình ảnh văn chương và thông điệp nhân sinh mà W. Faulkner đưa ra trong cuốn sách. Phóng to Câu chuyện vuột khỏi tầm người kể Qua hai lần trực tiếp sửa chữa, đánh máy lại trên bản thảo tác phẩm và ngay trên bộ vỗ sắp chữ của nhà in, Sanctuary được Faulkner công bố như hiện trạng, suốt từ năm 1931 cho tới nay. Cuốn sách với số phận kỳ lạ thêm một lần nữa chứng minh ý nghĩa không thể thay thế của thể loại văn chương lấy tiếng nói phản tỉnh xã hội và vượt thoát khỏi những "cấm kỵ" về đạo đức làm chủ đề trung tâm, đồng thời nó cũng tự tìm đến lối tổ chức nghệ thuật gây bất ngờ, độc đáo và sắc bén. Tương tự con đường đưa một số nhà văn sau này đến với giải thưởng Nobel văn chương: Günter Grass (1999), Elfriede Jelinek (2006)... William Faulkner là người đưa ra thông điệp: không phải bản thân cái ác, mà nỗi khiếp nhược trước tội ác sẽ làm sụp đổ toàn bộ giá trị mà con người phải trả giá bằng hàng ngàn năm gây dựng, như luật pháp, công lý, nền văn minh.Phần quan trọng trong "câu chuyện" của Faulkner không bao giờ được kể như những gì đang diễn ra, với sự chứng kiến tỉnh táo, đáng tin của bất kỳ ai. Tất cả những gì được tái hiện chỉ là cố gắng của nhiều nhân vật, lắng nghe, đeo bám, dò dẫm, phục hiện... nhưng rốt ráo chỉ là kẻ "tới trễ", lượm được mảnh rớt lại của những gì đã xảy ra, tựa như "thầy mù sờ voi". Luật sư Horace trên đường tới thị trấn, bị tên ma cô Popeye nghi ngờ và cưỡng chế về sào huyệt của chúng, nơi chuyên nấu whisky lậu, một ngôi nhà nát trong vùng rừng hoang sơ thuộc Mississippi. Anh được vợ chồng chủ lò rượu lậu, một cựu binh Thế chiến II tên Goodwin giúp đỡ. Sau này, Horace hết lòng bênh vực Goodwin, trong vụ án khủng khiếp giết người và cưỡng hiếp man rợ cô nữ sinh Temple Drake tại ngôi nhà nát khi Goodwin bị buộc tội, nhưng tất cả cố gắng của anh trở nên vô ích. Qua quan sát của Horace, Temple..., Goodwin là người duy nhất gắng sức để duy trì thứ trật tự sơ khai của tình thương và lòng tốt trong cộng đồng du thủ du thực, bao gồm cả những tay bệnh hoạn ma quỷ như Popeye. Câu chuyện về Goodwin, như một hình ảnh của lòng trắc ẩn và lương thiện lại được cố ý kể lại theo cách gián tiếp, rời rạc, thiếu chi tiết, chìm khuất dưới vô số biểu hiện của cái thực tại hỗn độn được mô tả qua sự mù mờ, ngây ngô, điếc lác, có khi vô trách nhiệm, thậm chí trong trạng thái hoảng loạn, hoặc bằng cái nhìn đầy thành kiến... của các nhân vật khác. Nghệ thuật của sự ngắt quãng và xa lạ Bằng diễn tiến melodrama quen thuộc, câu chuyện cho thấy từng bước cái thiện và ham muốn tốt lành của đời sống đã bị vùi dập, hủy hoại một cách tàn nhẫn và bất công ra sao, tương tự trường hợp To kill the mocking bird của Harper Lee. Nhưng nghệ thuật của riêng Faulkner lại là cách ông đã buộc chúng ta đối mặt với những điều kỳ lạ, u ám và man rợ trong chính mỗi người bình thường. Bạn đọc sẽ không thể quên phiên tòa mà từ nghi can cho tới nạn nhân, nhân chứng đều trở thành kẻ đồng lõa khi giấu giếm sự thật về kẻ thủ ác... Sự vận dụng quyết liệt và cạn kiệt thủ pháp "ngắt quãng" phá bỏ logic của sự kiện và tính cao trào thông thường, câu chuyện được dựng lại hết sức hình thức và máy móc, theo lối hình dung võ đoán, có khi thuần túy thị giác. Các nhân vật trở nên xa lạ, không thể đoán định so với con người khởi đầu của nó... Trong một thế giới bị "tung hỏa mù", không còn cột mốc thông thường để đánh dấu thiện - ác, chúng ta "bị ép" tẩy rửa định kiến, ghi lại những dấu mốc mới tinh trong việc xác định một thái độ đạo đức và sinh tồn. Faulkner đã "dành thời giờ suy nghĩ những gì mà một con người ở Mississippi tin tưởng là khuynh hướng (đời sống) căn bản hiện nay, cố gắng tìm ra câu trả lời xác đáng nhất, và hư cấu những câu chuyện khủng khiếp nhất mà bản thân tôi có thể tưởng tượng", tạo ra thứ động lực tinh thần mới trong một đời sống bị đe dọa hủy hoại tới tận cùng mọi biểu hiện. Cũng chính ông là người đưa ra thông điệp: không phải bản thân cái ác, mà nỗi khiếp nhược trước tội ác sẽ làm sụp đổ toàn bộ giá trị mà con người phải trả giá bằng hàng ngàn năm gây dựng, như luật pháp, công lý, nền văn minh. KHÁNH PHƯƠNG ___________ (*): Thánh địa tội ác(nguyên tác: The sanctuary), tác giả: William Faulkner, người dịch: Trần Nghi Hoàng, NXB Văn Học, tháng 7-2012. Tags: Thông điệpĐọc sách cùng bạnTội ácThánh địaCấm kỵ
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Đề xuất vàng mã, túi nilông, thuốc diệt cỏ vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt THÀNH CHUNG 22/11/2024 Bên cạnh đề xuất bổ sung một số mặt hàng vào diện chịu thuế thì một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị giãn áp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Ban Hiệu suất Chính phủ Mỹ yêu cầu nhân viên liên bang quay lại làm việc toàn thời gian KHÁNH QUỲNH 22/11/2024 Ban Hiệu suất Chính phủ do hai tỉ phú Elon Musk và Vivek Ramaswamy lãnh đạo tuyên bố sẽ yêu cầu viên chức quay lại làm việc tại văn phòng 5 ngày/tuần như thời điểm trước đại dịch COVID-19.