Con người hiện là thế hệ đầu tiên ý thức được họ đang tàn phá môi trường sống của họ như thế nào khi hủy diệt các loài khác. Con người cũng là thế hệ cuối cùng có thể làm điều gì đó để lật ngược tình thế. Khỉ sưởi ấm cho con trong thời tiết băng giá (Ảnh: AP/Getty Images) Suối tuần qua, nhiều báo chạy tít “60% động vật hoang dã đã bị con người hủy diệt chỉ trong vòng mấy chục năm gần đây”. Nội dung tin cho biết đây là báo cáo của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) thống kê tổng hợp số liệu toàn cầu và cho ra một bức tranh kinh khủng: Từ năm 1970 đến năm 2014, các hoạt động của loài người đã xóa sổ đến 60% số lượng các loài sinh vật gồm động vật có vú, cá, chim và các loại bò sát. Thậm chí, tờ The Guardian còn trích lời ông Mike Barrett, giám đốc khoa học và bảo tồn của WWF ví von: “Nếu dân số loài người mất đi 60%, điều đó tương đương với sự biến mất toàn bộ dân Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, châu Âu, Trung Quốc và Châu đại dương. Đó chính là quy mô chúng ta đang gây ra cho các loài sinh vật”. Tờ này cho biết mới cách đây 4 năm, mức độ hủy diệt chỉ là 52%, chứng tỏ quy mô tận diệt vẫn tiếp diễn ngày càng khốc liệt. Nếu việc tàn sát chấm dứt ngay bây giờ thì thế giới cần đến 5-7 triệu năm mới phục hồi như cũ. Thật ra WWF đặt hàng một tổ chức thiện nguyện lâu đời là Zoological Society of London thực hiện báo cáo này với tên chính thức là The Living Planet Index. Với sự cộng tác của 59 nhà khoa học trên khắp thế giới, người ta quan sát 16.704 quần thể các động vật có xương sống, đại diện cho hơn 4.000 loài để theo dõi mức độ suy giảm của động vật hoang dã. Bằng nhiều phương pháp ước tính, họ đi đến kết luận “quy mô các quần thể động vật có xương sống đã giảm bình quân 60%”. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là 60% sinh vật toàn cầu đã biến mất. Ngay chính các tác giả của báo cáo cũng lường trước khả năng báo chí hiểu và đưa tin sai nên đã cẩn thận nhấn mạnh: “Đây không phải là một điều tra kiểm đếm dân số động vật hoang dã mà chỉ là một báo cáo các quần thể động vật hoang dã đã thay đổi về quy mô như thế nào”. Tờ Atlantic cho một ví dụ để thấy hai cách nói này khác nhau như thế nào. Giả thử bạn có ba quần thể gồm 5.000 con sư tử, 500 con hổ và 50 con gấu. Bốn mươi năm sau, bạn chỉ còn 4.500 con sư tử, 100 con hổ và 5 con gấu. Như vậy ba quần thể này đã giảm lần lượt 10%, 80% và 90%, nói cách khác, mức giảm bình quân của cả ba quần thể là 60%. Nói về con số tuyệt đối, số lượng động vật giảm từ 5.500 con xuống còn 4.605 con, tức chỉ giảm 17%! Tờ Vox cũng cho một ví dụ tương tự: Có hai quần thể động vật, một quần thể có 10.000 cá thể và quần thể kia chỉ có 10 cá thể. Nếu quần thể thứ nhì mất 5 cá thể - đó là một sự sụt giảm đến 50%. Nhưng quần thể thứ nhất phải mất 5.000 cá thể mới tạo ra sự sụt giảm 50% tương đương. Thứ nữa, 4.000 loài chỉ chiếm 6,4% trong tổng số hơn 63.000 loài sinh vật có xương sống đang tồn tại trên trái đất. Các tác giả cũng nói rõ: để hình dung cho đúng bức tranh tổng thể, họ phải điều chỉnh số liệu nhằm loại trừ các yếu tố chủ quan. Chẳng hạn, các động vật có nguy cơ tuyệt chủng như voi thì được nghiên cứu kỹ hơn chim bồ câu; động vật có xương sống ở châu Âu được quan sát kỹ hơn rất nhiều so với ở Nam Mỹ. Như vậy các tít báo “Động vật hoang dã toàn cầu giảm 60% sau 40 năm”; “Trái đất mất 60% động vật hoang dã sau gần nửa thế kỷ”; “60% động vật có xương sống bị tiêu diệt trong 48 năm”… đều không chính xác, không phản ánh đúng những gì báo cáo của WWF kết luận. Thực tế trong 4.000 loài mà báo cáo ghi nhận, có hơn một nửa có số lượng cá thể tăng, còn một nửa là giảm. Như vậy con số tuyệt đối chắc chắn không phải là 60% và ở một số loài nguy cơ tuyệt chủng là rất cao chứ không chỉ giảm 60%. Tuy nhiên, sự cảnh báo của báo chí là cần thiết, dù chưa chính xác, vẫn nói được thủ phạm gây ra sự sụt giảm động vật hoang dã là con người và sự phát triển bất chấp hậu quả của loài người. Theo báo cáo, tác nhân hủy diệt chính vẫn là sự tàn phá môi trường sinh sống tự nhiên, hầu hết để tạo ra đất nông nghiệp. Săn bắt để lấy thịt là nguyên nhân tiếp theo: gần 300 loài động vật có vú bị giết để ăn thịt đến tuyệt chủng. Đánh cá đại dương cũng là hoạt động tàn sát mạnh nhất: hơn một nửa diện tích đại dương đang chịu cảnh đánh bắt công nghiệp. Ô nhiễm hóa chất, biến đổi khí hậu, nạn cháy rừng… cũng là những tác nhân quan trọng. Điều an ủi là con người hiện là thế hệ đầu tiên ý thức được họ đang tàn phá môi trường sống của họ như thế nào khi hủy diệt các loài khác. Con người cũng là thế hệ cuối cùng có thể làm điều gì đó để lật ngược tình thế. Bằng không sẽ chẳng còn thế hệ nào sống được trong một tương lai loài người là sinh vật duy nhất còn tồn tại. Tags: Động vật hoang dãTuyệt chủngĐa dạng sinh học
Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động? TUỔI TRẺ ONLINE 26/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế VAT; Số người thất nghiệp cả nước đang giảm nhưng ngành nghề nào cần nhiều lao động nhất?
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông Trump muốn 'kinh tế hóa' Ukraine LỤC MINH TUẤN 26/11/2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lần lượt tung ra nhiều phương án nhằm thăm dò phản ứng của tất cả các bên cho kế hoạch hòa bình Ukraine sắp tới.
Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó TRẦN HUỲNH 26/11/2024 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm mới.