TTCT - Con tôi đến tuổi thay răng sữa, nhưng sao cái đầu tiên chỉ mất vài tuần, đến răng thứ hai hơn tháng rồi mà chẳng thấy tăm hơi. Bé lại có thói quen lấy tay sờ vào “chỗ trống” đó, không biết có sao không? Phóng to Chỉ cần ba mẹ quan tâm thêm một tí, bé sẽ luôn có nụ cười xinh - Ảnh: L.N.M. Khi những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay và rụng đi để thay vào đó những chiếc răng vĩnh viễn sẽ theo trẻ suốt quãng thời gian sau này được coi là một trong những “cột mốc” quan trọng của trẻ. Và đây cũng chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con em mình. Bình tĩnh, cái chậm, cái nhanh Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay, ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa, ở đây bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất: hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng. Một số trường hợp đặc biệt như răng vĩnh viễn đang nhú lên ở vị trí bị kẹt thì các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6-12 tuổi, cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ mới 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi. Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Vì thế, các ông bố bà mẹ có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu như thứ tự phổ biến của hàm trên là răng cửa giữa, răng cửa bên rồi đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn thì đối với hàm dưới sẽ là răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối. Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng - ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng chỉ diễn ra trong vài tuần, nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể 1-2 tháng. Cũng như các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác. Ngoài ra, một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Ví dụ như khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc tác động này có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ dần những thói quen xấu này. Khi nào cần đưa trẻ tới nha sĩ? Giai đoạn quan trọng nhất có thể gọi là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn mà trẻ còn cả răng sữa và răng vĩnh viễn cũng đã mọc lên. Vì thế, cần đưa trẻ tới các phòng khám nha để theo dõi thường xuyên ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng. Đặc biệt, các bậc phụ huynh không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ. Việc làm này rất dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng uốn ván. Sở dĩ phải đưa trẻ thăm khám răng thường xuyên vì trong giai đoạn này trẻ chưa ý thức được tác hại của những thói quen xấu như: mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm... Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Và nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ không có được khóe miệng đẹp, nụ cười xinh. Nhưng nếu những đứa trẻ của chúng ta gặp phải những tình trạng răng miệng trên, các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Bởi giai đoạn này khuôn mặt và xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn toàn nên rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng nhờ những khí cụ chuyên dụng. Những khí cụ này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết kế đảm bảo cho trẻ không có cảm giác quá khó chịu và trẻ vẫn có thể ăn uống được bình thường. Tags: Lá thư bác sĩNhà sĩRăng sữa
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
Hơn 125.000 người kê khai tài sản, có 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực THÀNH CHUNG 08/05/2025 Trong quý 1-2025, toàn ngành thanh tra đã triển khai 1.538 cuộc thanh tra hành chính và 4.135 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Bế mạc Đại lễ Vesak 2025: Việt Nam là trung tâm của Phật giáo nhập thế HOÀI PHƯƠNG 08/05/2025 Sáng 8-5, ban tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tổ chức lễ bế mạc tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP.HCM.
Vụ Xuyên Việt Oil: Viện kiểm sát đề nghị giảm 5-7 năm tù cho ông Lê Đức Thọ TUYẾT MAI 08/05/2025 Sáng 8-5, phiên tòa xét xử vụ sai phạm xảy ra tại Xuyên Việt Oil, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan bắt đầu tranh luận. Đại diện viện kiểm sát đã đề nghị giảm án cho tất cả các bị cáo có kháng cáo.
Kiểm tra cơ sở lòng se điếu: Chủ quán ‘bốc phét’ bộ lòng 20m thành 40m DƯƠNG LIỄU 08/05/2025 Chủ cơ sở Lòng chát quán thừa nhận bộ lòng se điếu dài 40m được lan truyền trên mạng xã hội thực tế chỉ dài hơn 20m.