TTCT - Chính trị, xã hội, kinh tế và cả thể thao, tất cả đều chia đôi thế giới vì Donald Trump… Ngày 5-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cấm VĐV chuyển giới tham gia thi đấu trong các môn thể thao dành cho nữ.Lý lẽ của hai pheRất nhanh chóng, làng thể thao chia làm hai nửa tranh cãi dữ dội. Chỉ trong một đêm, hai cụm từ khóa #TransRightsAreHumanRights (Quyền của người chuyển giới cũng là quyền con người) và #SaveWomensSports (Bảo vệ thể thao nữ) trở nên cực kỳ phổ biến trên mạng xã hội. Cộng đồng những người nổi tiếng trong giới thể thao cũng chia đôi.Một VĐV chuyển giới áp đảo đối thủ nữ ở giải vật dành cho sinh viên. Ảnh: Denver PostMegan Rapinoe, cựu đội trưởng đội tuyển bóng đá nữ Mỹ, công khai chỉ trích sắc lệnh của Tổng thống Trump. Cô cho rằng sắc lệnh này là một cách "vũ khí hóa" các môn thể thao nữ để chống người chuyển giới. Rapinoe nhấn mạnh: "Thể thao nên là môi trường bao dung và công bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính hay bản dạng giới. Chính sách này sẽ tạo ra sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với cộng đồng chuyển giới".Trước vụ việc này, Rapinoe từng thể hiện sự xung đột với Tổng thống Trump ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Năm 2019, cô từ chối đến thăm Nhà Trắng để phản đối chính quyền Trump, sự kiện tạo nên một chuỗi tranh cãi sau đó. Cần nói rõ, Rapinoe là một người chuyển giới.Phe chống đối sắc lệnh của Tổng thống Trump bao gồm các tổ chức LGBT và nhiều tổ chức nhân quyền khác. Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU) lên án: "Việc cấm VĐV chuyển giới tham gia thể thao là sự phân biệt đối xử rõ ràng dựa trên bản dạng giới. Điều này không chỉ làm tổn thương cá nhân mà còn tạo ra sự kỳ thị trong xã hội".Còn Human Rights Campaign (HRC) - tổ chức vận động quyền LGBTQ+ - chỉ trích: "Thể thao nên là nơi bao dung và công bằng cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính hay bản dạng giới. Sắc lệnh của ông Trump đi ngược lại giá trị này và đẩy cộng đồng chuyển giới ra ngoài lề xã hội. Chính sách này dựa trên sự thiếu hiểu biết và định kiến về người chuyển giới. Thay vì thúc đẩy sự công bằng, nó chỉ khơi gợi sự kỳ thị và phân biệt đối xử".Phe ủng hộ Tổng thống Trump hiển nhiên cũng vô cùng đông đảo. Phần đông họ là các VĐV nữ ở đẳng cấp sinh viên, những người chịu thiệt thòi nhất mỗi khi xuất hiện VĐV chuyển giới cạnh tranh.Lilly Mullens - đội trưởng đội bơi Đại học Roanoke - nói: "Chúng tôi biết rằng nam giới có lợi thế tự nhiên so với nữ giới trong thể thao. Do các chính sách hiện tại, nam giới đang thi đấu với phụ nữ ở mọi lứa tuổi trong mọi môn thể thao. Điều này là không công bằng và chúng tôi cần bảo vệ sự công bằng trong thi đấu".Cần một giải phápThật ra, cuộc tranh cãi về vấn đề VĐV chuyển giới tham gia sân chơi thể thao nữ đã diễn ra suốt nhiều thập niên. Năm 2004, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đặt cột mốc quan trọng khi cho phép phụ nữ chuyển giới tham dự Olympic.Những năm đầu, số lượng VĐV chuyển giới đạt đến đỉnh cao là khá ít, nhưng đến Tokyo 2020 (diễn ra năm 2021), đã có 3 VĐV dạng này giành vé tham dự.Một người chuyển giới cần đáp ứng ba điều kiện để có thể tham dự Olympic: một cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính, giấy xác nhận giới tính hợp pháp và trải qua liệu pháp điều trị hormone trước khi tham gia (kéo dài khoảng hai năm). Nhưng bao nhiêu là đủ lại là câu hỏi chính giới khoa học đến nay vẫn còn mơ hồ.Giáo sư ngành di truyền học Eric Vilain tin rằng đây là vấn đề rất phức tạp và không thể giải quyết chỉ bằng một sắc lệnh hành pháp. "Không có bằng chứng khoa học rõ ràng nào chứng minh tất cả người chuyển giới nữ đều có lợi thế thể chất so với phụ nữ sinh học. Cần phải có nghiên cứu cụ thể và các quy định dựa trên bằng chứng thay vì quyết định mang tính chính trị", ông Vilain nói.Nancy Hogshead-Maka, người từng giành HCV Olympic và là nhà vận động nữ quyền, đưa ra ý kiến hòa hoãn hơn. Bà đồng ý cần bảo vệ sự công bằng cho những nữ VĐV thực thụ, nhưng tin rằng sắc lệnh của ông Trump là quá vội vàng: "Việc cấm hoàn toàn là quá cứng nhắc. Thay vào đó, nên có các quy định về mức hormone hoặc các tiêu chuẩn khác để đảm bảo sự công bằng mà không loại trừ hoàn toàn người chuyển giới".Mỗi bên đều có lý lẽ của mình. Phe bảo vệ người chuyển giới kêu gọi về nhân quyền, nhưng ở chiều ngược lại, các VĐV nữ "thực thụ" cũng dễ dàng đưa ra lý lẽ cho thấy họ đang bị tổn hại quyền lợi đến thế nào khi phải cạnh tranh với VĐV chuyển giới.Điền kinh là môn thể thao xác nhận rõ ràng sự vượt trội của nam giới khi tham gia sân chơi thể thao nữ. Allyson Felix - người từng giành 6 HCV Olympic - đạt thành tích tốt nhất sự nghiệp ở nội dung 400m là 49,26 giây. Nhưng dữ liệu cho biết trong năm 2018, có đến 300 học sinh sinh viên nam ở Mỹ vượt qua được thành tích này, và đó mới chỉ là trong phạm vi các giải đấu trẻ, giải của trường học.Ở cấp độ thể thao sinh viên, học sinh, sự vượt trội này lại càng rõ. Năm 2020, Selina Soule - một nữ sinh trung học Mỹ - gây xôn xao dư luận khi cho biết cô đã mất suất học bổng đại học vào tay một "chàng trai sinh học". Đó là kết quả của sự lỏng lẻo khi cấp độ thể thao trẻ ở Mỹ cho các VĐV "vốn dĩ là nam" đăng ký chuyển giới một cách dễ dãi. Nhiều liên đoàn thể thao sau đó đã phải vạch ra độ tuổi bắt buộc cho VĐV chuyển giới, điển hình như Liên đoàn Thể thao dưới nước (FINA) quy định VĐV chỉ có thể đăng ký chuyển giới trước năm 12 tuổi.Một góc nhìn đơn giản, đó là ở sân thể thao của nam giới gần như không có sự xuất hiện của các VĐV chuyển giới. Lợi thế của một cơ thể nam giới trong sân chơi nữ là quá rõ.Nhưng nhìn chung, những tranh cãi giữa hai bên vẫn còn khá mơ hồ. Với những người chỉ trích sắc lệnh của ông Trump, lý lẽ của họ chủ yếu nằm ở yếu tố nhân quyền, bảo vệ cộng đồng LGBT. Trái lại, những người ủng hộ cấm VĐV chuyển giới ở sân chơi thể thao nữ - như quan điểm của giáo sư Vilain, không thể chứng minh cụ thể về mặt khoa học rằng các VĐV chuyển giới sở hữu ưu thế đáng kể.Đã có một số giải pháp dung hòa được đề xuất, như việc tổ chức giải đấu riêng dành cho người chuyển giới. Nhưng giải pháp này trở nên nhạt nhòa vô cùng nếu nhìn dưới góc độ sự quan tâm của người hâm mộ.■ Những người liên giới tính (intersex) sẽ ra sao?Một đối tượng khác được quan tâm chẳng kém người chuyển giới là những người liên giới tính, tức có các đặc điểm sinh học đối lập với giới tính xác thực trên giấy tờ. Đối tượng này gây tranh cãi lớn xoay quanh câu chuyện của võ sĩ Imane Khelif tại Olympic Paris 2024. Võ sĩ người Algeria từng bị tổ chức quyền anh thế giới WBO xác nhận là nam giới, nhưng lại được IOC cho phép thi đấu nội dung nữ. Việc cô giành HCV hạng cân 66kg nữ tại Paris 2024 trở thành một trong những vụ việc ồn ào nhất lịch sử Olympic. Đến cuối năm 2024, xuất hiện một bản báo cáo ở bệnh viện cho thấy Khelif mang mọi đặc điểm sinh học nam giới. Nhưng cho đến nay IOC vẫn giữ nguyên thành tích của cô. Một số chuyên gia nhận định rằng Khelif là trường hợp intersex. Bạn đang đọc trong chuyên đề "Chính quyền Trump 2.0 Tiếp theo Tags: Tổng thống Donald Trump…Chuyển giớiThể thao nữTrumpDonald Trump
Bộ trưởng Phan Văn Giang tiếp đón Thủ tướng Lào thăm Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn TTXVN 23/02/2025 Ngày 23-2, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã đến thăm, làm việc tại cảng Tân Cảng - Cát Lái thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân (TP.HCM).
Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu NGỌC AN 23/02/2025 Các nội dung kiểm tra bao gồm việc sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ máy, thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội...
Ông Zelensky nói sẵn sàng từ chức để đổi lấy 'tư cách thành viên NATO' cho Ukraine KHÁNH QUỲNH 23/02/2025 Ngày 23-2, ông Zelensky cho biết ông sẵn sàng từ chức “ngay lập tức” nếu cần thiết để đổi lại hòa bình và tư cách thành viên NATO cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng trả lời việc lợi dụng gia hạn học thêm, nợ môn, thôi học... để trốn nhập ngũ NAM TRẦN 23/02/2025 Một số sinh viên được gia hạn học thêm, nợ môn, thi lại tốt nghiệp, thôi học hoặc học xong nhưng không chuyển nghĩa vụ quân sự về địa phương hoặc đến nơi cư trú mới, dẫn đến tình trạng lợi dụng để trốn tránh nhập ngũ.