Theo chân đội đóng giày đặc biệt

TRƯỜNG ĐĂNG - TIẾN THÀNH 17/01/2014 09:01 GMT+7

TTCT - Hình thù lạ lẫm của từng chiếc giày dưới bàn chân người bệnh phong là câu chuyện dài của những người thợ đóng giày ở Bệnh viện phong Quy Hòa (Bình Định).

Phóng to
Tổ đóng giày nỗ lực hoàn thành sản phẩm để trao cho người bệnh trước Tết Nguyên đán

Đội đóng giày có sáu người, mỗi năm đóng khoảng 2.700 đôi giày cấp phát miễn phí cho bệnh nhân ở 11 tỉnh miền Trung - Tây nguyên.

Những người có chân tàn tật do bệnh phong là những “khách hàng” đặc biệt. Họ chưa bao giờ đặt hàng, chỉ có những người thợ đóng giày tự lặn lội đến từng bản làng, từng căn nhà để tìm bệnh nhân đo chân, về đóng giày rồi đem đến cấp phát cho họ.

Gặp được bệnh nhân tàn tật rất khó, người đóng giày phải vượt chặng đường dài cả hàng trăm kimômét, có khi ven biển, có lúc trên nương rẫy, tận những bản làng hun hút...

Người thợ đóng giày không làm theo kích cỡ (size) mà hằng năm phải đi đo từng bàn chân để nhận diện sự thay đổi, đo trọng tâm cơ thể, lỗ đáo để không làm tổn thương vết thương. Những chiếc giày mang hình thù khác nhau, không chiếc nào giống chiếc nào nên có thể nói lên mức độ bệnh nặng nhẹ của chủ nhân.

Phóng to
Anh Nguyễn Văn Quế, thợ giày có thâm niên hơn 15 năm, đo chân khách hàng

Phóng to
Bà Nak cùng nhiều người dân ở làng phong Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai vui mừng nhận được giày mới

Phóng to
Anh Nguyễn Tâm, một thợ có thâm niên gần 20 năm gắn bó với nghề đóng giày cho bệnh nhân phong, thực hiện khâu mài đế giày tại xưởng ở Quy Hòa

Phóng to
Giá treo những mẫu chân để đóng giày cho bệnh nhân các tỉnh tại xưởng giày ở Bệnh viện phong Quy Hòa

Phóng to
Từ xưởng giày Quy Hòa, anh Quế lặn lội hơn 200km để đến làng phong Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai để đo, phát giày cho bệnh nhân phong

Phóng to
Bóng cây ven đường là nơi anh Quế (phải) thường ngồi nghỉ trưa, có lúc cả ngày đi trên đường mà không có gì để ăn

Phóng to
Bản vẽ đôi chân của một người

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận