Thiên nhiên hoang dã Việt Nam qua ống kính macro: Dàn đồng ca rực rỡ của ve sầu

TTCT - Ở những đô thị lớn như TP.HCM, trẻ con có thể nghe được tiếng ve sầu ở hầu khắp những nơi có bóng cây xanh. Để tặng các em bộ ảnh ve sầu độc đáo này với ống kính macro, nhiếp ảnh gia Đào Tấn Phát đã lặn lội trong đêm cả tuần.

Nhấm nháp nhựa cây trong lòng đất, rồi trồi lên khỏi mặt đất, đàn đàn lũ lũ leo lên cây, lột bỏ lớp vỏ cũ để rạng ngời trong một hình dáng mới với đôi cánh lấp lánh tuyệt đẹp dưới nắng hạ, những con ve sầu đang bắt đầu một cuộc xuất đầu lộ diện kỳ lạ ở nước Mỹ.

Năm nay là lần đầu tiên kể từ năm 1803, hai đàn ve sầu có vòng đời khác nhau - lên tới hàng nghìn tỉ con - xuất hiện cùng lúc, mặc dù loài Brood XIX vòng đời 13 năm xuất hiện ở miền Nam và vùng hạ Trung Tây, và Brood XIII 17 năm xuất hiện ở vùng thượng Trung Tây.

Cứ sau 221 năm, hai đàn ve sầu này lại xuất hiện cùng nhau.

Ve giao phối. Dưới cùng là vỏ ve sau khi lột. Con phía dưới của cặp ve đang giao phối là ve đực. Ve đực có một bộ phận hình như hai chiếc lá ở bụng, và đó chính là nơi phát ra âm thanh. Ve cái không có bộ phận này.

Ve giao phối. Dưới cùng là vỏ ve sau khi lột. Con phía dưới của cặp ve đang giao phối là ve đực. Ve đực có một bộ phận hình như hai chiếc lá ở bụng, và đó chính là nơi phát ra âm thanh. Ve cái không có bộ phận này.

Cùng lúc ấy, loài ve sầu ở Việt Nam cũng bắt đầu dàn đồng ca mùa hạ quen thuộc, khi hoa phượng nở, và các học trò bắt đầu mùa của nghỉ ngơi sau 9 tháng miệt mài học tập. Hẳn là lứa học trò ngày nay cũng như xưa, ít nhiều vẫn nhớ tới câu chuyện ngụ ngôn La Fontaine: Ve và kiến.

Sau khi ở dưới đất bò lên cây tìm một chỗ yên tĩnh, ve bắt đầu lột xác. Trong quá trình lột xác, nó là mồi cho nhiều loài, trong đó có cả muỗi cũng tấn công (nhìn kỹ hình này phía bên phải đầu ve có con muỗi đang tấn công)

Sau khi ở dưới đất bò lên cây tìm một chỗ yên tĩnh, ve bắt đầu lột xác. Trong quá trình lột xác, nó là mồi cho nhiều loài, trong đó có cả muỗi cũng tấn công (nhìn kỹ hình này phía bên phải đầu ve có con muỗi đang tấn công)

Hai con ve chưa lột xác

Hai con ve chưa lột xác

Ve sầu có tên khoa học là Cicadiae. Khi nhộng ve từ dưới đất bò lên cây, nó sẽ lột xác trở thành con ve trưởng thành. Sau đó, ve đực bắt đầu "cất tiếng hát", mục đích chính là quyến rũ ve cái (vốn không kêu).

Sau khi tìm được bạn đời, chúng sẽ giao phối. Giao phối xong, ve đực chết, ve cái chờ ngày mãn nhụy khai hoa, đẻ trứng trong các rãnh vỏ cây.

Một năm sau, những cái trứng ấy nở ra thành ấu trùng ve, rơi xuống và đào đất sống ở độ sâu tầm 25-30cm, bám vào rễ cây hút nhựa để tồn tại.

Cứ thế, vài năm sau (hoặc 13-17 năm sau như loài ve sầu ở Mỹ) chúng chui lên và lột xác để trưởng thành, tiếp nối những vòng đời ngắn ngủi nhưng rực rỡ và đầy hoan ca.

Cú ăn ve. Ve là một nguồn thức ăn bổ dưỡng cho chim

Cú ăn ve. Ve là một nguồn thức ăn bổ dưỡng cho chim

Ve đang lột xác, bên trái là ve đực và bên phải là ve cái

Ve đang lột xác, bên trái là ve đực và bên phải là ve cái

Ve đang lột xác, bên trái là ve đực và bên phải là ve cái

Ve đang lột xác, bên trái là ve đực và bên phải là ve cái

Ở những đô thị lớn như TP.HCM, trẻ con có thể nghe được tiếng ve sầu kêu ở hầu khắp những nơi có bóng cây xanh. Những công viên xanh ngắt sum suê là nơi bản giao hưởng ve vang lên hoành tráng nhất.

Nhưng để có lẽ ít người có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng chúng lột xác để từ nhộng biến thành ve trưởng thành, rồi giao phối với nhau vì những cảnh tượng ấy chỉ diễn ra vào ban đêm.

Để thực hiện bộ ảnh này như món quà tặng các bạn nhỏ trong mùa hè, tôi đã lặn lội đi đêm trong cả tuần liền.

Sau khi hoàn tất việc lột xác, ve có một khoảng thời gian tầm 10 phút để cánh khô. Đây là khoảng thời gian chụp ảnh đôi cánh ve đẹp nhất, khi nó vừa trong suốt vừa lung linh như những lăng kính.

Sau khi hoàn tất việc lột xác, ve có một khoảng thời gian tầm 10 phút để cánh khô. Đây là khoảng thời gian chụp ảnh đôi cánh ve đẹp nhất, khi nó vừa trong suốt vừa lung linh như những lăng kính.

Ve sầu là một loài không gây hại gì cho con người, dù ít nhiều gây hại cho cây cối vì chúng hút nhựa cây để sống. Nhưng đấy cũng chính là một phần của tự nhiên vĩ đại với những mắt xích tồn tại phụ thuộc nhau.

Joanna Brichetto, một nhà tự nhiên học ở Nashville, tác giả của những tiểu luận về thiên nhiên đô thị - chỉ ra: "Ve sầu và cây cối cùng nhau phát triển", loài cây đã chung sống hòa bình với ve sầu trong nhiều năm trong một mối liên hệ mật thiết đến mức nếu cây chết, những con ve sầu bám vào rễ của nó cũng sẽ chết.

Tới lượt nó, loài ve cũng đóng vai trò tích cực trong thiên nhiên vì là một nguồn dinh dưỡng quý giá cho nhiều loài, từ sóc, sóc chuột, chồn hôi, cáo, chó sói, rắn, thằn lằn, cóc, thậm chí cả ong bắp cày, và đặc biệt là chim.

Sự xuất hiện của đàn đàn lũ lũ ve sầu cũng mang lại hạnh phúc cho những người ưa... món ve sầu. Mà số lượng người ưa món này không hề nhỏ: tầm 2 tỉ người trên Trái đất.

Đối với những người hâm mộ món ăn từ côn trùng, những con ve sầu ngon lành, được bắt khi vừa lột xác, chính là "loài tôm hùm ồn ào trên cây".

Những cái vỏ của ve sau khi lột xác được người ta đi tìm lượm để bán vì trong đông y, xác ve (kim thiền) được dùng làm thuốc. Rủi thay, chuyện 1kg vỏ xác ve có giá lên đến 2,3 triệu đồng/kg chỉ là một chiêu trò của những thương lái thu mua xuất sang Trung Quốc. ■

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận