TTCT - Các tài liệu bằng chữ tượng hình khắc trên phiến đá đến chữ viết trên giấy cói ít nói gì đến chuyện nấu nướng của người Ai Cập cổ đại. Chìa khóa để giải mã các bí mật của văn hóa ẩm thực 5.000 tuổi đến từ tranh tường trong các lăng mộ. Tranh thể hiện cách làm bánh mì Ai Cập cổ đại.Các sử gia nhất trí rằng hạt hổ (tiger nut hay cyperus esculentus, còn gọi là hạt chufa), tức phần củ ăn được của cây họ cói, là nguyên liệu chính trong các công thức nấu nướng được xem là cổ xưa nhất của Ai Cập từng được biết, vào thế kỷ 15 trước Công nguyên.Một bức tranh đặt trong mộ của quan tể tướng Rekhmire mô tả chi tiết cảnh làm các bánh “ốc quế” từ hạt hổ và mật ong: giã hạt bằng chày dài, sau đó dùng cả hai tay nhào, nặn hỗn hợp hạt và mật ong thành các hình chóp nhọn.Hạt hổ không chỉ được dùng cho những dịp đặc biệt, mà còn được cho vào thuốc và nước hoa, ăn sống hoặc chế biến kiểu tẩm vị, nấu với bia hoặc rang trên lửa. Hạt hổ phổ biến, nhưng món chủ đạo trong ẩm thực Ai Cập cổ đại phải là bánh mì và bia. Những người thợ bánh thường làm bánh mì với lúa mì emmer hoang dã và đại mạch, hai trong số các hạt được trồng lâu đời nhất. Bánh mì quan trọng đến nỗi nó có ảnh hưởng rất lớn trong văn tự của người Ai Cập cổ: có đến 14 chữ tượng hình khác nhau để chỉ bánh mì.Tranh thể hiện cách làm bánh ốc quế Ai Cập cổ đại.Để tìm hiểu quá trình nướng bánh mì cổ đại, các nhà nghiên cứu lại tìm đến tranh trong lăng mộ. Một trong những cảnh mô tả việc nướng bánh mì sống động nhất đến từ ngôi mộ của Ty, sống ở triều đại thứ 5 của Ai Cập cổ đại. Các công nhân làm bappir (bánh mì bia), sử dụng bedja (khuôn gốm) để nướng. Quá trình làm bánh diễn ra ngoài trời, với bột bánh nướng trong hai chiếc khuôn đã đun nóng sẵn rồi xếp gập vào nhau. Các bức tranh mộ khác cho thấy quá trình nướng bánh có thêm các bước khác như người làm bánh nhào bột bằng hai tay hay trộn bánh mì bằng… chân.Một cảnh nướng bánh, từ mộ của pharaon Ramses III, cho thấy có thể có một cách làm bánh mì từ lúa mì emmer khác: rưới nước nho lên cho bột nở, sau đó luộc trước khi nướng. Các công nhân dùng chân giẫm nho để lấy nước, nặn bột thành các hình xoắn ốc sau đó nướng bánh trong một cái lò hình trụ.Hai người đang làm bánh từ hạt hổ. Tranh trong mộ một tư tế Ai Cập cổ đại.Những hình vẽ nói trên cho ta một cái nhìn về chuyện nấu nướng thời Ai Cập cổ đại. Nhưng cần nhớ rằng nhiều người không thể tiếp cận được văn hóa ẩm thực đó. Theo sử gia chuyên nghiên cứu thức ăn Ai Cập cổ đại Mennat-Allah El Dorry, các dấu vết thức ăn thu thập được từ nơi xây dựng các kim tự tháp Giza cung cấp bằng chứng về sự khác biệt giàu - nghèo: người giàu ăn những phần thịt lớn hơn và có khẩu phần đa dạng, trong khi những phu xây dựng được phần ít hơn và chỉ ăn các món đơn giản. Ngoài những bằng chứng ít ỏi này, vẫn còn nhiều bí ẩn về phân biệt giai cấp về chuyện ăn uống thời Ai Cập cổ đại.■Tịnh Anh (dịch)Thử làm bánh mì từ lúa mì emmer của Ramses III, dùng nguyên liệu và dụng cụ hiện đại, theo công thức lấy cảm hứng từ Ai Cập cổ đại:Khẩu phần: 6 bánh nhỏThời gian chuẩn bị: 1 tiếng 15 phútThời gian nấu: 15 phútNguyên liệu: 2,5 cốc bột lúa mì, 2 muỗng cà phê mật ong, 1/2 muỗng cà phê men nở, 1 cốc nước nho ấm, 1/2 cốc chà là (tùy chọn), 2 lít nước, 1/3 cốc mật ong.Cách làm: cho bột, mật ong, men và nước nho vào một tô cỡ vừa. Trộn các nguyên liệu và nhồi thành viên, để vào chỗ ấm cho bột nở trong ít nhất một giờ. Trong lúc chờ, làm nóng lò trước ở 218oC. Đun nước, nước sôi thì cho 1/3 cốc mật ong vào. Chờ một tiếng, chia bột thành 6 mẩu bằng nhau và vo thành viên (nếu có chà là thì thêm vào). Lăn các viên bột thành ống dài, cuộn thành xoắn ốc. Lần lượt nhẹ nhàng thả từng vòng xoắn ốc vào nước sôi, để nấu trong gần 2 phút thì vớt ra, cho lên khay nướng có lót giấy sáp. Đặt cả 6 vòng bánh vào lò nướng từ 14 đến 16 phút. Dùng nóng. Tags: Bánh mìAi Cập cổ đạiHạt hổLúa mìCông thức bánh mì cổ đại
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Tổng thống Trump đánh thuế 46%: Cộng đồng doanh nghiệp lo hàng Việt hết cửa vào Mỹ NGỌC AN 03/04/2025 Nhiều hiệp hội và doanh nghiệp bày tỏ lo ngại trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lệnh áp thuế đối ứng với Việt Nam lên tới 46% - thuộc nhóm cao nhất trong số các nước bị áp thuế.
Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan cao hơn 10% với hàng chục quốc gia DUY LINH 03/04/2025 Việt Nam chịu mức thuế đối ứng 46%, thuộc hàng cao nhất trong số hàng chục nền kinh tế bị áp thuế đối ứng theo sắc thuế được ông Trump ký ngày 2-4 (giờ Mỹ).
Xuyên Mộc, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên nhập vào Đồng Nai sẽ thêm trục giao thông từ Tây Nguyên về biển TIẾN LONG 03/04/2025 PGS Võ Trí Hảo cho rằng nếu cắt hai huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên (Bình Dương) sáp nhập về Đồng Nai sẽ giúp tạo thêm trục giao thông để hàng hóa vận chuyển từ Tây Nguyên về cảng biển thuận lợi.
Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ HỒNG PHÚC 03/04/2025 Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.