TTCT - Chất lượng yếu kém của các công trình xây dựng trọng điểm đã trở thành vấn đề nhức nhối. Khẩn trương khắc phục thấm nước ở thủy điện Sông Tranh 2Đề nghị tổng kiểm tra thủy điện Sông Tranh 2Thủy điện Sông Tranh 2: xả nước tối đa khắc phục Phóng to Công nhân dùng biện pháp thủ công để giảm lượng nước thoát ra ngoài trên đập Sông Tranh 2 - Ảnh: Tấn Vũ Một đất nước còn rất nghèo, phải đi vay nợ lãi suất cao để xây dựng hạ tầng, vậy mà chuyện nhiều công trình lớn lại luôn gặp sự cố chất lượng, từ dự án sửa mặt cầu Thăng Long, đường cao tốc Trung Lương, hầm Thủ Thiêm đến đập thủy điện Sông Tranh 2… lại không hề hiếm. Nhưng những sự cố trước đây chỉ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, suy giảm chất lượng, và nếu có sự cố thì thiệt hại về người cũng không lớn. Nhưng đập thủy điện Sông Tranh 2 - với 730 triệu m3 nước - treo trên cuộc sống hàng chục ngàn người dân ở gần, cả triệu người trong phạm vi ảnh hưởng, thì không còn là vấn đề của chủ đầu tư hay một địa phương nữa. Bài học từ Steve Jobs Với triết lý “Một người thợ mộc giỏi sẽ không dùng gỗ xấu làm lưng tủ, cho dù không ai nhìn thấy”, Steve Jobs đã xây dựng Apple trở thành một trong các công ty giàu có nhất thế giới. Thậm chí hiện nay Apple đang có gần 100 tỉ USD thặng dư (gần bằng GDP hằng năm của VN) chưa biết đầu tư vào đâu. Thành công đến với Apple không phải ngẫu nhiên mà từ sự trân trọng khách hàng, từ sự trung thực với chính bản thân mình, từ tình yêu với công việc và nỗ lực không ngừng để vươn đến hoàn thiện. Tại nhiều công trình hiện nay ở VN, lối “dùng gỗ xấu” ở những chỗ không ai nhìn thấy được dường như không phải là chuyện hiếm. Nhiều cơ sở hạ tầng được đầu tư những khoản khổng lồ nhưng xuống cấp rất nhanh trên khắp đất nước, khi người dân nhìn thấy những chỗ hư hỏng thì đã muộn. Các vết nứt ở đập Sông Tranh 2 đủ lớn để nhìn thấy bằng mắt thường, còn hàng chục đập thủy điện khác, nhất là một vệt 50 dự án thủy điện lớn nhỏ đang được đầu tư ở vùng núi Quảng Nam, trong đó có 3/7 dự án thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã đi vào hoạt động, chất lượng của chúng ra sao? Chưa khi nào ta chứng kiến nhiều nỗi âu lo và những hệ lụy phát sinh từ thủy điện đối với vùng đất khó nghèo chịu nhiều thiên tai này nhiều như thời gian qua. Người dân bình thường không có kiến thức chuyên môn đủ sâu để hiểu được thiết kế đập nước nói riêng và nhà máy thủy điện nói chung. Các quá trình liên quan đến thiết kế, thi công, đấu thầu, giám sát, nghiệm thu... đều là “phần lưng tủ” đối với công chúng. Tuy nhiên ai cũng có thể dễ dàng nhận ra sự bất nhất trong các phát ngôn của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) và những người có trách nhiệm, vốn làm dân thêm lo lắng thay vì có thể trấn an họ. Dù là người không hiểu biết nhiều về xây dựng thì cũng thấy biện pháp khắc phục của chủ đầu tư như dùng ximăng, bao tải và các ống nước để trám các vết nứt không khác gì sơn phết phủ lên chỗ thấm trên trần nhà. Muốn khắc phục triệt để phải tìm ra nguyên nhân thấm và giải quyết tận gốc. Chia nhỏ trách nhiệm? Dư luận đang rối bời với các phát biểu mang tính chất “chia nhỏ trách nhiệm” của EVN và những bên liên quan, mà những hình ảnh do nhà báo chụp từ con đập lại cho thấy sự cố này chưa được dồn sức xử lý đúng mức. Sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác khắc phục sự cố thể hiện qua cảnh can nhựa, ximăng, bao nilông, vôi vữa ngổn ngang trên công trình. An toàn lao động của những công nhân đang thi công sửa chữa làm nhiều người lo ngại, bởi các công nhân đứng chênh vênh trên đập bêtông ẩm ướt rêu phong cao hàng chục mét, sử dụng máy khoan điện bên cạnh dòng nước chảy mạnh mà không thấy có biện pháp an toàn lao động nào. Có thể EVN cho rằng sự cố này có thể khắc phục được dù tuổi thọ công trình bị ảnh hưởng. Những vết nứt nằm sâu trong bêtông và trong các đường hầm thoát nước khó nhìn thấy với quan sát từ bên ngoài. Nếu không vỡ đập thì câu chuyện này sẽ dần được quên đi, giống như đã quên lời cảnh báo của các chuyên gia (sau cuộc khảo sát tháng 11-2012 của Bộ KH-CN tại Sông Tranh) khi “đánh giá các đới đứt gãy gây ra “động đất kích thích” ở đập thủy điện này có khả năng sẽ phát sinh thành động đất cực đại với độ lớn 5,5 độ Richter”. Bài học từ Steve Jobs có lẽ rất không thực tế với nhiều doanh nghiệp - nơi những ông chủ không có quyền lợi gắn liền với sự hài lòng của khách hàng - chỉ cố gắng trưng ra bên ngoài bộ mặt hoành tráng, bên trong lại nhức nhối hàng loạt vấn đề từ quản lý, nhân sự đến vốn liếng, chất lượng. Những tấm gỗ xấu dù có được nhét vào chỗ ít người nhìn thấy, biết đâu sẽ có lúc lại là nơi sinh ra các tổ mối phá hỏng cả chiếc tủ. Tags: Thủy điện Sông Tranh 2Thủy điệnSteve JobsBài họcGỗ xấu
HLV đội tuyển Lào: Việt Nam có thể tiệm cận Hàn Quốc, Nhật Bản HOÀNG TÙNG 09/12/2024 HLV trưởng đội tuyển Lào Ha Hyeok Jun đánh giá đội tuyển Việt Nam mạnh bậc nhất Đông Nam Á và nếu bổ sung thêm thể chất có thể tiệm cận trình độ của đội tuyển Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đánh bại Lào 4-1, Việt Nam giành 3 điểm đầu tiên ở ASEAN Cup 2024 QUỐC THẮNG 09/12/2024 Đội tuyển Việt Nam đánh bại Lào 4-1 để giành 3 điểm đầu tiên tại ASEAN Cup 2024 tối 9-12.
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn Trung Quốc đầu tư cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi và đường sắt đô thị NGỌC AN 09/12/2024 Chiều tối 9-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn của Trung Quốc.
Ông Putin cho tổng thống Syria bị lật đổ được tị nạn tại Nga DUY LINH 09/12/2024 Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối cho biết nơi ở của ông Bashar al-Assad, sau khi có thông tin nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ xin tị nạn ở Nga.