TTCT - Trong tựa đề “Đi ngược”, tờ The Economist số cuối năm 2012 phát hiện: thế giới đang kết nối yếu hơn nó đã từng. Phóng to Nguồn: DHL - Đồ họa: Lê Thân Các nước đang liên kết thế nào với phần còn lại của thế giới? Nếu bạn là người hào hứng thì hãy coi chừng bởi câu trả lời không hẳn như bạn chờ đợi: Thế giới đang ít liên kết hơn so với năm 2007. Đây là kết luận của Chỉ số liên kết toàn cầu (Global Connectedness Index, gọi tắt là GCI), do Công ty DHL thống kê. Theo chỉ số này, Hà Lan là nước toàn cầu hóa mạnh mẽ nhất so với 140 quốc gia trên thế giới được xếp hạng (xem bảng), tiếp đó là Singapore, cuối bảng là Burundi (CHDCND Triều Tiên không có trong bảng xếp hạng). Chỉ số GCI được đo lường từ chiều sâu kết nối kinh tế của một nước (cụ thể, nền kinh tế nước đó được quốc tế hóa đến đâu), tới độ rộng địa lý của sự liên kết (nước đó có liên hệ với bao nhiêu nước). Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến những mối liên kết này đang bị thu hẹp. Độ sâu từng được vực dậy năm 2009, nay cao hơn năm 2005 chừng 10% nhưng vẫn thấp hơn mức độ của năm 2007. Còn độ rộng của việc liên kết tiếp tục sụt giảm và hiện thấp hơn mức năm 2005 chừng 4%. Nguyên do chính cho việc sụt giảm toàn cầu hóa của thế giới: khủng hoảng kinh tế vẫn đang tiếp tục, các luồng giao dịch vốn và thương mại trở nên ít thông thương hơn. Từ năm 2009 tuy thương mại có được xốc lên, nhưng việc thông thương dòng vốn tiếp tục sụt giảm do các công ty ít đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hơn. Các thị trường vốn tiếp tục manh mún trong khi thương mại dịch vụ trì trệ. Châu Âu là khu vực liên kết tốt nhất thế giới, một kết quả không thể phủ nhận từ việc hình thành Liên minh châu Âu. Hà Lan tiếp tục đứng đầu và chín trong 10 nước kết nối tốt nhất nằm ở châu Âu. Các nước châu Phi khu vực hạ Sahara có mức độ gia tăng kết nối lớn nhất (với năm nước đứng đầu trong việc gia tăng liên kết trong năm năm qua thuộc về hạ Sahara), mặc dù nhìn tổng quan khu vực này tiếp tục là nơi ít liên kết nhất. Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 31 với độ sâu kết nối kinh tế đạt 27,26 điểm và độ rộng liên kết địa lý đạt 31,97 điểm trên điểm tối đa là 100 (*), sau một số nước và lãnh thổ châu Á là Singapore (2), Hong Kong (12), Hàn Quốc (14), Thái Lan (15), Malaysia (16). So sánh với các nước phát triển: Mỹ (20), Nhật (42). ___________ (*): http://www.dhl.com/en/about_us/logistics_insights/global_connectedness_index_2012/gci_results.html Tags: Câu chuyện cuộc sốngToàn cầu hóaPhương Thắng
Xót xa nhìn biển nước mênh mông muốn chạm mặt những cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống HỒNG QUANG 10/09/2024 Nước lũ sông Hồng, sông Đuống lên rất cao, nhấn chìm nhiều bãi bồi ven sông Hồng. Nhiều đoạn nước sông ngày càng tiến dần tới mép cầu.
Lũ lụt chưa từng có ở miền Bắc: Yên Bái 32 người chết, 7 người mất tích CHÍ TUỆ 10/09/2024 Đến trưa 10-9, bão số 3 và mưa lớn hoàn lưu sau bão gây ra lũ lụt, sạt lở đất làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 50.000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp, không xả lũ thủy điện thượng nguồn sông Hồng DUY LINH 10/09/2024 Việt Nam gửi công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu.
Cả gia đình một cô giáo mầm non tử vong do sạt lở đất HÀ QUÂN 10/09/2024 Một gia đình 4 người, cháu nhỏ nhất mới 2 tháng tuổi đã tử vong sau trận sạt lở đất trong đêm tại Yên Bái.