TTCT - Hơn 10 năm gần đây, từ tháng 10 đến cuối năm, người dân ở các vùng hạ lưu sông, ven kênh rạch tại các đô thị lớn như TP.HCM, Biên Hòa, Cần Thơ, Vĩnh Long... đều nơm nớp lo âu do triều cường luôn vượt mức báo động 3 mỗi tháng hai đợt, mỗi đợt thường kéo dài 3-5 ngày. Một khu vực sạt lở tại vàm Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau. Ảnh: Chí Quốc Vừa qua, đỉnh triều tại trạm Phú An là 1,67m vào chiều tối 11-10 (mùng 4 tháng 9 âm lịch), trong khi đó một số nơi ở ven sông Tiền, sông Hậu, đỉnh triều kết hợp lũ đã vượt mức lũ lịch sử, ngập sâu kéo dài. Phân tích dựa trên chuỗi số liệu từ năm 1961 đến nay cho thấy có sự khác biệt rõ rệt: trước năm 1979, mực nước lớn nhất năm có xu hướng tăng chậm, từ năm 1980-1998 đỉnh triều giảm và ít có sự thay đổi rõ rệt. Nhưng từ năm 1999 đến nay, xu thế tăng cao liên tục, đỉnh triều lịch sử luôn bị phá vỡ do bởi hầu hết năm sau lại cao hơn năm trước (xem biểu đồ). Triều cường ở Phú An Xu hướng đỉnh triều cường ngày càng dâng cao thể hiện rõ nhất từ năm 2013 là 1,68m, năm 2014 là 1,70m, sau hai năm tụt xuống một ít (2015, 2016). Năm 2017 kỷ lục mới lại hình thành là 1,71m, nhưng bất thường là xảy ra ngày 6-12-2017. Đỉnh triều cao nhất năm thường xuất hiện vào các tháng 10, 11, có lúc muộn hơn vào tháng 12. Triều Biển Đông vừa là hiện tượng tự nhiên, còn chịu tác động bởi gió đông bắc, gió “chướng” có thể tác động làm nước biển bị dồn vào làm mực nước triều cường dâng cao thêm. Đợt triều cường ngày 11-10 vừa qua chưa phải là cao nhất vì từ nay đến cuối năm còn 5 đợt triều cường lớn, trong đó có thể còn ít nhất 1-2 đợt đỉnh triều có thể chạm hoặc phá vỡ kỷ lục trong năm 2017 (1,71m). Đáng lưu ý nhất là trong những ngày gần cuối tháng 10 có khả năng sẽ có đợt triều cường cao nhất trong năm, đợt triều cường lớn trong tháng 11 (tháng 10 âm lịch) và đầu tháng 12-2018. Tình trạng ngập do triều cường sẽ còn nghiêm trọng hơn, khi được dự báo mùa đông năm nay không khí lạnh tăng cường gây gió mùa đông bắc mạnh, có khả năng còn một vài cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông thì sóng to gió lớn lại càng tác động mạnh đến mực nước triều cường. Ngoài những nguyên nhân như đô thị hóa, vấn đề thoát nước, có thể thấy tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn đối với vấn đề ngập lụt tại TP.HCM và việc khai thác tầng nước ngầm một cách quá mức không có kiểm soát gây ra hiện tượng lún sụt ngày càng thấy rõ. Đồng thời sự biến động về mưa như số ngày có mưa lớn (từ 50mm trở lên), cường độ mưa lớn... cũng góp phần làm các TP lớn như TP.HCM, Cần Thơ và các vùng ven cửa sông ngày càng bị ngập lan rộng và thiệt hại ngày càng nghiêm trọng hơn.■ Tags: Ngập nướcTriều cường
Các 'ông lớn' ngành xây dựng trở lại với loạt dự án ngàn tỉ NGỌC HIỂN 27/11/2024 Sau giai đoạn 'bão tố', thị trường xây dựng đang có dấu hiệu khởi sắc khi nhiều nhà thầu lớn liên tiếp trúng thầu các dự án lớn.
TP.HCM 'tìm đường' bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc THẢO LÊ 27/11/2024 Câu hỏi này đã được chuyên gia đưa ra trao đổi, góp ý tại tọa đàm "TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra tại Học viện Cán bộ TP.HCM sáng 27-11.
Xe ben vẫn chạy ầm ầm vào đường cấm ở Củ Chi, Bình Thạnh, Hóc Môn, vì sao chưa bị xử phạt? MINH HÒA 27/11/2024 Bất chấp biển cấm, hàng loạt xe ben tải trọng lớn chở cát, đá vẫn liên tục chạy ở vùng ven TP.HCM khiến người dân bức xúc, nguy cơ tai nạn. Vì sao chưa bị xử lý?
Làm mất vé số khi đi bán, bé gái bị ‘mẹ nuôi’ tạt nước sôi gây bỏng nặng BỬU ĐẤU 27/11/2024 Mỗi khi bé H. đi bán vé số làm mất vé là bị “mẹ nuôi” đánh. Đỉnh điểm là bà Nguyễn Thị Phượng (mẹ nuôi) đã tạt nước sôi vào phần vai, tay phải của bé làm bị bỏng nặng.