TTCT - Các nhà thần kinh học cho ta thấy sự phi thường ở não một trẻ lớp 1. Sự phi thường ấy lại phụ thuộc vào… ta. Ảnh: pinterest.comTrước sáu tuổiKhi mới sinh, não một em bé chỉ to bằng một phần tư não người lớn. Sau năm đầu tiên, não bé đã tăng gấp đôi, đến 3 tuổi đã to bằng 80% não người lớn và đến 5 tuổi là 90%, tức gần như phát triển đầy đủ.Ngay khi mới sinh, não đứa trẻ đã có toàn bộ số neuron (tế bào thần kinh) mà nó sẽ dùng trong suốt một cuộc đời về sau. Tuy nhiên, chính những synapse (mối nối) giữa các neuron này mới là thứ khiến cho não hoạt động hiệu quả: vận động, suy nghĩ, giao tiếp... Đầu đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong hình thành các mối nối. Cứ mỗi giây, trong não đứa trẻ ấy tạo ra thêm ít nhất 1 triệu mối nối mới, nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào sau này. Đó là do một thế giới mới ập đến, đập thẳng vào mọi giác quan của trẻ, khiến đám neuron non nớt phải làm việc cật lực, đôn đáo kết nối nhau tìm câu trả lời cho tỉ tỉ chữ “vì sao”.Não trẻ sáu tuổiThế rồi lên sáu tuổi, khi bộ não đã có kích thước bằng 90% người trưởng thành, trẻ bắt đầu đến trường. Chán lắm, nhưng mà phải đi học thôi, và sự phát triển của não trẻ lại tăng tốc khi học được các kỹ năng mới, các khái niệm mới, các cung cách hành xử mới của “xã hội” (tức bạn bè, thầy cô ở trường). Một em bé lên sáu sẽ trở nên tò mò hơn về thế giới xung quanh, muốn khám phá thế giới ấy và bắt đầu tập giải quyết các vấn đề của riêng mình. Tuy nhiên cần nhớ rằng vào giai đoạn này, việc học diễn ra hiệu quả nhất là thông qua các trải nghiệm chơi cụ thể, tức là tiếp xúc trực tiếp và dùng cơ thể để chơi với đồ vật, cây cỏ..., chứ không phải thông qua máy.Về mặt thần kinh học, điều gì xảy ra trong bộ não bắt đầu phức tạp hóa của một trẻ lớp 1? Ta cần biết rằng em bé lùn chủn đứng trước mặt ta đây đang có trải qua một sự “bùng nổ” trong não, khi các mạch nhận thức đang được lên chương trình để dùng cho... cả đời. Hàng tỉ tỉ đường dẫn hối hả kết nối các neuron trong vỏ não. Cùng lúc, đám dây nhợ rối nùi ấy cũng được xén tỉa lại, những đường dẫn nào ít dùng nhất sẽ được loại bỏ để quy trình suy nghĩ được hợp lý hơn.Thông thường, tư duy của một em bé sáu tuổi trung bình sẽ như sau:Về ngôn ngữTrẻ mở rộng kỹ năng dùng từ, nhờ đó diễn đạt được suy nghĩ, cảm giác... một cách chi tiết hơn, tuy vẫn còn hạn chế do vùng vỏ não chuyên về nói chưa kết nối vùng amygdala chuyên về cảm xúc. Đó là lý do ta thấy trẻ đi học về buồn thiu mà cậy răng mãi không nói, khiến ta càng thêm lo.Trẻ lúc này biết dùng ngôn ngữ để “giao tiếp xã hội” (xin xỏ, làm quen,..), lại đã thích chơi đóng kịch, thích tự đảm nhiệm nhiều vai. Trẻ đọc và viết được những câu đơn giản, và bắt đầu hiểu (lờ mờ) khái niệm của vòng đời, rằng con vịt già rồi sẽ chết, rằng bông hoa nở rồi sẽ tàn...Ở tuổi lên sáu, trẻ độc lập hơn trong việc đọc và viết. Khi đã học được bảng chữ cái và biết ghép từ, trẻ sẽ hình thành kỹ năng phân tích và suy luận để đoán ý nghĩa những từ lạ chưa được mẹ dạy. Khi kể lại một câu chuyện, trẻ đã biết dùng những chi tiết chính, cung cấp một số dữ kiện, (hơi hơi) có mở đầu và có kết thúc.Về lập luậnTrẻ lên sáu đã nhận thức được nhiều hơn về những thứ bên ngoài phòng chơi của mình. Biết nhiều thì hỏi nhiều; đây là cái tuổi rất “đáng sợ” do thường xuyên đặt những câu hỏi khiến bố mẹ ú ớ.Nếu đứa trẻ sáu tuổi của bạn gân cổ khăng khăng đòi bố mẹ phải đối xử công bằng, phải giữ lời hứa..., thì bạn chớ có nổi điên, hãy nhớ rằng sự điều chỉnh của trẻ về thế nào là đúng/sai đang đi theo hướng tích cực. Não trẻ đang thực hiện bước nhảy vọt từ suy nghĩ thần tiên hão huyền sang phân tích hợp lý; trẻ sẽ nôn nóng muốn hiểu những nguyên tắc đằng sau các luật lệ và quy định do bạn đề ra. Bọn trẻ lớp 1 hết sức “vô lý”: chúng bị lôi cuốn cả về hai thái cực, một bên là những thứ thuộc về “phạt” (cảnh sát, đèn giao thông, nhà tù, tội phạm, ngoan/hư), một bên là những thứ thuộc về tỉ thí, chiến thắng và quyết có được phần thưởng bằng mọi giá. Chúng rất sợ khi thấy mẹ đi xe vượt đèn đỏ hay bố qua đường không đúng vạch trắng vì chúng sợ bị cảnh sát nhốt vào tù, nhưng chúng cũng sẽ sẵn sàng nói dối hoặc cãi chày cãi cối miễn để chiến thắng.Về tính toánSáu tuổi, trẻ có thể học xem giờ và bắt đầu hiểu về khái niệm “số”, tuy vẫn cần phải trải nghiệm với những vật có thật (một quả cam, hai con mèo...). Trẻ lớp 1 biết cộng/trừ trong khoảng 20, tuy rằng trẻ sẽ cộng trừ nhanh và chính xác hơn nếu chỉ trong phạm vi 10. Do đó ta nên dùng chiến thuật dựa trên con số 10. Thí dụ, muốn làm phép trừ 13 - 4 thì ta cần bắt đầu bằng 13 - 3 cho về được 10, sau đó trừ tiếp 1 là ra 9. Trẻ cũng biết đo chiều dài một vật bằng cách dùng một vật ngắn hơn làm đơn vị đo.Về sự chú ýTrẻ lớp 1 có khoảng tập trung từ 6 đến 20 phút, và phụ thuộc phần lớn vào giới. Bé trai sẽ không thể tập trung lâu bằng bé gái, do đó trong lớp thường bé gái sẽ học giỏi hơn, cũng như bố mẹ có con gái thường có cảm giác con nhà mình “trí thức” hơn thằng con nhà hàng xóm, do con mình đọc sách suốt ngày còn thằng kia thì không yên một chỗ.Ảnn: raisingchildren.net.auNgười lớn cần làm gì?Tất cả những năng lực trên của não trẻ lớp 1 sẽ chỉ được phát huy tốt và đến biên độ tối đa nếu có sự giúp đỡ của người lớn. Sau đây là một số việc cần làm:Cần cho ra ngoài chơiTrẻ cần ít nhất mỗi ngày 30 phút để chạy nhảy và chơi ngoài trời. Theo tiến sĩ y khoa John Ratey, việc vận động như thế sẽ làm tăng một hóa chất mà Ratey gọi là một thứ "phân bón thần kỳ”, giúp xây dựng cấu trúc hạ tầng cho não. Những môn như thể dục nhịp điệu, đá bóng, bơi, võ... đều là thứ kích thích não rất hay. Nhiều nghiên cứu cho thấy trò nào thể dục thể thao nhiều thường học sẽ tốt hơn trò không tập tành. Bố mẹ nên hi sinh một ít thời gian mỗi ngày để đưa con đến công viên, bãi tập hoặc lớp võ.Bớt cho xem màn hìnhĐể một đứa trẻ tập trung tốt, cần khuyến khích trẻ chơi cờ, học đàn, học vẽ... là những thứ kiểu gì cũng phải tập trung. Hạn chế xem TV và các video clip vặt vãnh nhảy ra nối nhau liên tục. Các nghiên cứu đã cho thấy các màn hình sẽ kích thích quá mức hệ thần kinh vẫn còn đang phát triển, khiến tiết ra một cách phí phạm chất truyền dẫn thần kinh dopamine, vốn là một tác nhân chủ chốt của sự tập trung, vì thế khi cần tập trung thật sự (để học, để đọc, để ngồi yên) thì trẻ không tập trung được nữa.Cần dịu dàng lẫn khích lệNão trẻ lớp 1 ưa thách thức nhưng lại cần được thư giãn và sống trong tình cảm. Người ta thấy những căng thẳng về tâm lý khiến chất cortisol tiết ra quá nhiều, làm tiêu hủy các neuron ở vùng dưới đồi khiến trẻ giảm trí nhớ. Vì vậy, tránh mắng mỏ và so sánh trẻ với bạn khác, nên khuyến khích những điểm tốt (dù còn lờ mờ) và động viên nhiều vào. Hãy kiên nhẫn, nuôi một đứa trẻ bắt đầu vào lớp 1 là rất mệt vì đó là một sự chuyển tiếp khổng lồ cho cả trẻ lẫn ta. Tiến sĩ y khoa Jane Healy nhắc các phụ huynh rằng các nhà thần kinh học và tâm lý học vẫn nói về sự biến chuyển từ 5 tới 7 tuổi, do có quá nhiều thay đổi diễn ra trong não trẻ ở ba năm này. Trong một nghiên cứu, người ta thấy một vùng não chuyên biệt về ngôn ngữ và nhận thức không gian trong não một bé gái đã thay đổi đến 85% chỉ trong có một năm bé từ 6 tuổi lên 7 tuổi.Cần thức ăn tốt cho nãoTrẻ nào cũng thích kẹo, bim bim, nước ngọt... Nhiều bố mẹ lý luận rằng nếu hạn chế những thứ ấy thì còn gì tuổi thơ. Nhưng ta đã biết rồi đấy, trong 6-7 năm đầu đời não đang tăng tốc lớn, vậy ta phải “cắn răng” mà hạn chế những món kia lại, cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và thịt trứng... Nghe chán lắm nhưng bạn là người lớn, bạn nắm ví tiền lẫn vận mệnh não con mình trong tay, bạn cho con ăn gì thì nó phải ăn nấy thôi, mà những rau củ thịt cá lại cung cấp toàn những chất bổ cho não...Nói chuyện cùng, đọc sách cùngNão một em bé lớp 1 sẽ phát triển rất tốt nếu người trông bé và bố mẹ chịu nói chuyện và đọc cùng càng nhiều càng tốt, do tốc độ tăng trưởng não về từ vựng, văn phạm, phát âm sẽ diễn ra chủ yếu trước tuổi lên 7. Cần bàn bạc với bé như với một người hiểu biết, ngang hàng. Một bài viết của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Princeton đăng trên tờ Entropy cho biết một trẻ 6 tuổi có thể hiểu được 13.000 từ do vỏ não của trẻ, với một mạng kết nối đang phát triển cực mạnh, có thể học ngôn ngữ với tốc độ 10 từ mới mỗi ngày, tức là mỗi 90 phút được một từ mới! (Để so sánh, bạn hãy xem lại trong tháng qua bạn học được bao nhiêu từ mới?). Theo các nhà nghiên cứu, sáu tuổi cũng là thời gian lý tưởng để cho trẻ học ngôn ngữ thứ hai, thứ ba.Não bé phi thường hơn não bạnTrẻ lớp 1 đặc biệt thích những thách thức của trò chơi hoặc câu đố. Các phần não phụ trách cảm xúc đang trưởng thành với tốc độ nhanh để nhận dạng và phân tích các thách thức của thế giới mới. Não trẻ lúc này có một năng lực giãn nở lạ kỳ mà bạn chớ nên đánh giá thấp. Sẽ là may mắn nếu em bé lớp 1 gặp được một giáo viên vừa tình cảm vừa luôn đòi hỏi rằng bé cần làm cho tốt nhất và khăng khăng rằng bé sẽ làm được thế. Theo giáo sư tâm lý học Daniel Siegel của Trường UCLA (California, Mỹ), những kỳ vọng của giáo viên đặt ra cho học sinh có một tác dụng vô cùng to lớn lên việc học của học sinh ấy. Trong một nghiên cứu, người ta đưa các giáo viên vào lớp toàn học sinh dốt rồi bảo với giáo viên đây là lớp giỏi; những giáo viên này đã đặt ra kỳ vọng cao cho các em và kết quả là các em này đã học khá lên trông thấy!■(*) Tổng hợp và dịch từ Greatschools. Tags: Trẻ em4KThần kinh học
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Trung tâm phục vụ hành chính công: Vượt qua các thách thức của mô hình TS NGUYỄN SĨ DŨNG 10/10/2024 2062 từ
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Metro 1 chạy trong năm 2024 là mục tiêu phải làm được CHÂU TUẤN 12/10/2024 Tân Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định mục tiêu không thể thay đổi này trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online.
Chi tiết về giá điện sau khi tăng giá NGỌC AN 12/10/2024 Bộ Công Thương ban hành quyết định về giá bán điện, là cơ cấu biểu giá điện cho khách hàng sau khi EVN tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103,11 đồng.
Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy VĨNH HÀ 12/10/2024 Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ về những điểm mới đặt ra ở dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung đang gây tranh cãi.
Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng sử dụng điện thoại trong lớp tùy tiện VĨNH HÀ 12/10/2024 Sở GD-ĐT Hà Nội vừa yêu cầu các nhà trường chấn chỉnh tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong lớp không phục vụ cho việc học tập.