TTCT - Thủ tục tuyển sinh đại học (ĐH) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền lợi và khả năng học tập của sinh viên (SV) tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường ĐH. Từ mấy năm nay, ở nước ta đã thay đổi nhiều phương án tuyển sinh ĐH nhằm tìm ra một phương án tốt nhất cho nền giáo dục ĐH VN. Chúng tôi giới thiệu ở đây một số cách tuyển sinh ĐH của nhiều nước trên thế giới dựa theo những nghiên cứu, thống kê về tuyển sinh ĐH của Ngân hàng Thế giới (WB) thời gian gần đây do TS Robin Helms chủ trì. Phóng to Thủ tục tuyển sinh ĐH ở các nước rất khác nhau. Ở một vài nước sự cạnh tranh chỉ thông qua điểm thi đầu vào đơn giản, ở những nước khác lại rất phức tạp bao gồm cả điểm thi, thành tích học tập, nguyện vọng và cả những việc làm ngoài trường lớp của một SV tương lai. Có những nước còn phân biệt giữa trường công và trường tư. Có thể tổng kết các dạng tuyển sinh ĐH hiện nay theo một số loại hình như sau: 1. Qua thi tốt nghiệp phổ thông Thí sinh ĐH phải đạt được điểm chuẩn qua một hoặc nhiều kỳ thi kết thúc chương trình phổ thông, tiến hành theo quốc gia hoặc theo vùng do chính phủ đứng ra tổ chức hoặc định chuẩn. Các thí sinh có thể lựa chọn môn thi hoặc theo chương trình phổ thông hoặc theo chương trình định hướng vào ĐH. Điểm chuẩn có thể chỉ dựa vào điểm thi hoặc kết hợp thêm yếu tố khác như điểm trung bình học lực trung học phổ thông (THPT). Tổ chức thi có thể do chính phủ hoặc cơ quan khác. Các trường ĐH cũng có thể tổ chức quá trình này theo tiêu chuẩn lựa chọn riêng. Đại diện cho mô hình tuyển sinh loại này là Ireland và Tanzania. Ireland: Trước khi vào ĐH, học sinh Ireland cần phải tham gia một kỳ thi quốc gia để lấy chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông được tổ chức bởi hội đồng thi quốc gia. Mỗi trường ĐH xác định số lượng SV cần tuyển cho mỗi chương trình, nhưng quá trình tuyển sinh được tập trung điều phối bởi Ủy ban Tuyển sinh trung tâm (Central Admissions Office). Đây là một cơ quan độc lập với các trường. Thí sinh đề đạt nguyện vọng lên ủy ban và máy tính tự động chuyển danh sách thí sinh đến các trường kèm theo nguyện vọng và điểm thi. Tanzania: Việc kiểm tra và điều phối quá trình thi cử ở Tanzania cho cả trường công và trường tư được phối hợp bởi Hội đồng ĐH Tanzania và các trường thành viên. Ứng viên nộp đơn xin học trực tiếp đến các trường mà họ lựa chọn (nhiều nhất là 3). Ngoài ra họ cũng phải đề đạt nguyện vọng tới hội đồng. Ở đây hội đồng sẽ xem xét thêm các yếu tố liên quan đến ứng viên như: giới tính, vị trí địa lý (vùng sâu vùng xa), yêu cầu về thị trường lao động và các yêu cầu kinh tế xã hội khác. 2. Qua kỳ thi đầu vào ĐH Thi đầu vào ở ĐH được chính quyền địa phương hoặc chính phủ cả nước tổ chức. Tuy nhiên ở một số nước, thi đầu vào do các trường ĐH tổ chức. Họ tự xác định điểm chuẩn và các tiêu chuẩn khác. Cũng giống như kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi vào ĐH nói chung đánh giá kiến thức của thí sinh theo các môn học THPT hoặc cũng có thể kết hợp một vài yếu tố khác. Đại diện cho mô hình này là Trung Quốc và Serbia. Trung Quốc: Thí sinh phải tham gia kỳ thi đầu vào theo một hoặc hai lĩnh vực: khoa học kỹ thuật hoặc khoa học xã hội. Đây là kỳ thi quốc gia và được điều hành tập trung bởi chính phủ trung ương. Chính phủ xác định nội dung đề thi và chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành và từng trường. Thí sinh nộp nguyện vọng lên hội đồng thi ĐH. Kết quả thi kèm theo nguyện vọng của thí sinh sẽ được chính phủ chuyển đến các trường ĐH. Các trường lựa chọn theo nguyện vọng và trên cơ sở điểm thi của thí sinh. Serbia: Chỉ tiêu tuyển sinh cho mỗi trường được quyết định bởi chính phủ quốc gia. Chính phủ cũng xác định các chỉ tiêu học bổng. Tuy nhiên, các trường được tự tổ chức và tự giám sát kỳ thi của mình theo cách thức của từng trường. Các trường xem xét điểm trung bình của bốn năm học THPT cùng với điểm thi đầu vào. 3. Qua kiểm tra năng khiếu và nhận thức Việc kiểm tra năng khiếu được thiết kế để đo lường khả năng nhận thức chung hơn là thành tích cụ thể của thí sinh. Trong quá trình tuyển sinh, nhà trường thường kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để đo lường kiến thức cần thiết. Đại diện cho hình mẫu loại này là Thụy Điển và Hoa Kỳ. Thụy Điển: Ứng viên phải tham gia kỳ kiểm tra năng khiếu học đường Thụy Điển (Swedish Scholastic Aptitude Test), được tổ chức bởi một cơ quan chính phủ là Đại điện quốc gia các ĐH (National Agency for Higher Education). Quá trình xét tuyển có thể trên cơ sở điểm kiểm tra hoặc trên cơ sở điểm THPT. Ít nhất có 1/3 số ứng viên được tuyển theo điểm kiểm tra và cũng ít nhất 1/3 được tuyển theo thành tích THPT. Hoa Kỳ: Nội dung và yêu cầu tuyển sinh ở các ĐH Hoa Kỳ là khác nhau. Đa số trường xem xét thành tích của ứng viên qua các điểm kiểm tra SAT hoặc ACT. SAT (standardized aptitude test) được hình thành từ năm 1900, do nhóm các ĐH miền Đông Hoa Kỳ tổ chức nhằm giúp thí sinh khỏi phải thi ĐH tại nhiều trường. Phương thức ra đề lúc đầu là tự luận, đánh giá chủ yếu hai khả năng tiếng Anh và toán. Điểm tối đa hai môn là 800, điểm trung bình là 500. Sau năm 1926, việc kiểm tra chủ yếu bằng trắc nghiệm và đổi thành SAT (scholastic achivement test). Từ năm 1994, SAT còn tăng thêm phần lựa chọn cho thí sinh bằng SAT II cho những học sinh muốn chọn thêm phần tự luận. Chương trình kiểm tra ACT (American College testing program) là phương án thứ 2 cho thí sinh Hoa Kỳ, được tổ chức vào năm 1959 ở các trường miền tây Hoa Kỳ và được phổ biến toàn quốc từ năm 1960. Đây cũng là một kiểm tra trắc nghiệm, đánh giá bốn khả năng tiếng Anh, toán, đọc hiểu và khoa học. Điểm tối đa là 36, trung bình là 20. Ngoài ra, ACT còn đưa ra bộ câu hỏi để đánh giá năng khiếu và sở trường của thí sinh, từ đó tư vấn cho thí sinh nên chọn trường nào, ngành nào là thích hợp. Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học được gửi đơn tới 5-6 trường ĐH kèm theo học bạ và kết quả kiểm tra SAT hoặc ACT. Ở một số ĐH, đặc biệt là những trường tinh hoa (Harvard, Yale...), còn yêu cầu thêm vài thủ tục khác như những bài tiểu luận, các thư giới thiệu, phỏng vấn và trong một vài trường hợp còn xem xét cả năng khiếu. 4. Qua nhiều kỳ thi Ở hệ thống này xem xét trước hết là thành tích thi tốt nghiệp trung học hoặc kỳ thi vào ĐH. Ngoài ra còn tổ chức một hoặc nhiều kỳ thi phụ khác. Các kỳ thi này có thể được tổ chức do chính phủ, trường ĐH hoặc các tổ chức độc lập khác. Đại diện của nhóm này là Israel và Ấn Độ. Israel: Chính phủ xác định điểm chuẩn tối thiểu tại các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông để được vào ĐH. Thêm vào đó, ứng viên phải tham gia kỳ kiểm tra tinh thần khởi điểm (psychometric entrance test) và kỳ kiểm tra năng khiếu tiêu chuẩn (standardized aptitude exam) được tổ chức bởi Viện Kiểm tra và đánh giá quốc gia (National Institute for Testing and Evaluation), một cơ quan phi chính phủ và phi lợi nhuận. Ấn Độ: Ứng viên được tuyển trên cơ sở điểm chuẩn của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và đầu vào ĐH. Các kỳ thi này được chỉ đạo, tổ chức bởi nhiều cơ quan khác nhau bao gồm chính phủ trung ương, chính quyền tỉnh, trường ĐH và nhóm các trường ĐH. Từng trường ĐH đặt ra những yêu cầu riêng cho các kỳ thi mà thí sinh tham gia, ví dụ cùng thi chung môn ngoại ngữ nhưng mỗi trường (hoặc mỗi ngành) lấy trọng số và điểm chuẩn khác nhau. 5. Tuyển không thi Có những nước không tổ chức bất kỳ kỳ thi tuyển sinh ĐH nào mà chỉ xem xét thành tích của thí sinh tại trường THPT. Cách tuyển này xuất hiện tại các trường tư ở nhiều nước, nhất là Hoa Kỳ. Điển hình là Na Uy và một số ĐH Mỹ. Na Uy: Quá trình tuyển sinh ĐH ở Na Uy được điều phối tập trung bởi tổ chức chính phủ: Dịch vụ hành chính ĐH Na Uy (Norwegian Universities and Colleges Admission Service). Ứng viên được đăng ký đến 10 nguyện vọng, được tuyển chọn theo trình độ THPT, thêm vào các điểm thưởng theo ngành học đặc biệt, vùng địa lý hay kinh nghiệm phục vụ quân đội. Một vài trường ĐH Hoa Kỳ: Từ giữa năm 1980, một số trường ĐH ở Hoa Kỳ đưa ra chính sách “SAT tùy ý“. Điều này có nghĩa là trong thực tế tuyển sinh, ở một số trường hợp để bảo đảm tính bình quyền, bình đẳng, hợp lý và nhiều giá trị khác thì việc xem xét kết quả kiểm tra SAT của ứng viên có thể linh động, không cứng nhắc theo tiêu chuẩn.
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.