TTCT - Đâu phải chỉ khi người dân ở TP.HCM “chạy lụt” trên đường phố mới thấy khái niệm “biến đổi khí hậu” đã đến tận cửa nhà. Người dân cần có tiếng nói để được bảo vệ trước các mối nguy-Hữu Khoa Chuyện Việt Nam là một trong những nước bị tác động nặng nề nhất đã được đề cập từ lâu, nhưng sao thực tế không thấy dấu hiệu cải thiện. Liệu chính quyền đã làm hết sức mình? Người dân có quyền yêu cầu gì? Hai ví dụ Ở nhiều nước, đòi hỏi chính đáng ngày càng cao của người dân đối với chính quyền trong việc bảo đảm đời sống an toàn và bền vững cho người dân là chuyện đương nhiên. Hơn một tháng trước, Chính phủ Hà Lan vừa bị thua kiện trước một tổ chức phi chính phủ, Quỹ Urgenda, vì chưa thực hiện đủ trách nhiệm trên lộ trình áp dụng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Quỹ Urgenda đã khởi xướng chiến dịch vận động và khởi kiện cùng với khoảng 900 người dân Hà Lan. Tòa án Hague lệnh cho chính phủ đến năm 2020 phải có trách nhiệm bảo đảm cắt giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 25% so với mức năm 1990. Nếu tính toán theo các chính sách hiện hành, đến năm 2020 Hà Lan chỉ có thể cắt giảm được khoảng 17%. Quỹ Urgenda cho rằng nước này cần phải tích cực đi theo hướng của Đức và Đan Mạch trong việc thúc đẩy hơn nữa sử dụng năng lượng tái tạo. Chiến thắng của một tổ chức dân sự trước chính phủ, đặc biệt khi tòa án vận dụng các nghiên cứu khoa học để đưa ra một mục tiêu bắt buộc cho chính phủ, gây ngạc nhiên không ít cho chính người Hà Lan. Thông điệp của Urgenda, được tòa án và nhiều người dân chấp nhận, là tuy vấn đề biến đổi khí hậu không thể giải quyết ở mức độ quốc gia, vùng miền riêng lẻ, nhưng mỗi quốc gia phải có trách nhiệm làm phần nghĩa vụ của mình tốt và tốt hơn nữa. Một trường hợp khác trước đó vào năm 2007 ở Mỹ, bang Massachusetts kiện Cơ quan Bảo vệ môi trường của liên bang (EPA) vì đã không thực hiện đủ các hành động để cắt giảm khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Bên nguyên lập luận khí thải nhà kính gây Trái đất nóng lên, Trái đất nóng lên khiến mực nước biển dâng lên, mực nước biển dâng gây ảnh hưởng, sạt lở bờ biển mà bờ biển Massachusetts đang đối mặt với nguy hiểm, tức phải hiểu là hệ quả của phát thải khí thải nhà kính. Thế là Massachusetts kiện EPA vì tội không thực thi luật về không khí sạch. Tất nhiên EPA có lập luận ngược lại cho rằng vấn đề phát thải khí nhà kính là quá lớn, thuộc phạm vi toàn cầu, ngay cả nếu EPA có hành động cũng không giải quyết được vấn đề ở bờ biển của Massachusetts. Tòa kết luận lập luận của Massachusetts là hợp lý. Tòa cho rằng EPA đã ít nhất có thể hạn chế hậu quả bằng việc thực hiện các biện pháp góp phần cắt giảm khí nhà kính (như đưa ra quy chế về mức phát thải ở xe hơi). Đối tượng chịu tổn thương trước nhất và nặng nề nhất là người nghèo -Hữu Khoa Việt Nam có thể làm gì? Ở cả hai vụ kiện, có thể thấy nền tảng triết lý trong quyết định của tòa là chính quyền có nghĩa vụ bảo vệ người dân của mình khỏi các mối nguy hiểm. “Mối nguy hiểm” theo cách hiểu thông thường tối giản là các nguy cơ ngoại xâm, tội phạm, thảm họa thiên nhiên. Nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các hệ quả ngày càng rõ ràng hơn, trách nhiệm của chính phủ phải bao gồm cả việc bảo vệ người dân, đồng thời hành động để giải quyết các hiểm họa về môi trường. Muốn được bảo vệ, người dân và địa phương ở những nước này đã nhận ra rằng họ luôn có thể đòi hỏi chính quyền hành động nhiều hơn nữa. Ở Việt Nam, nhóm người dân chịu hậu quả trực tiếp từ biến đổi khí hậu thường là nhóm thu nhập thấp, ít có cơ hội tham gia việc ra chính sách, thậm chí cũng không biết rằng mình có quyền yêu cầu. Khi Hiến pháp Việt Nam ghi nhận “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (điều 43, chương II), cũng có nghĩa chính quyền có trách nhiệm bảo đảm quyền này thông qua thực thi chính sách. Ngoài vai trò là “nạn nhân” chịu hậu quả, là bên tiếp nhận viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật về biến đổi khí hậu từ các nước trên thế giới, Việt Nam còn có thể nâng mình thành một thực thể tích cực hành động hơn nữa vì chính lợi ích của bản thân. Trong quy trình đó, chính quyền là bên đầu tiên phải đứng ra nhận việc, và người dân có quyền đưa ra những đòi hỏi chính đáng để “hướng dẫn” hướng đi cho người làm chính sách.■ Tags: Lũ lụtBiến đổi khí hậuBảo vệ dânTrước mối nguy
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) 02/07/2025 1943 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Doanh nghiệp nêu loạt đề nghị hậu sáp nhập BẢO NGỌC 02/07/2025 Vẫn còn những băn khoăn nên nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ các kiến nghị với Tuổi Trẻ mong được làm rõ, được hỗ trợ.
Tin tức thế giới 2-7: 'Khẩu chiến' hai ông Trump - Musk vẫn nóng; Ông Putin điện đàm ông Macron NGỌC ĐỨC 02/07/2025 Điện đàm Putin - Macron; Ông Trump nói Israel chấp nhận ngừng bắn Gaza; Thủ tướng Pháp lần thứ tám vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm; "Khẩu chiến" hai ông Trump - Musk tiếp tục nóng... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 2-7.
Theo luật sửa đổi, nhận án chung thân nếu cải tạo tốt được giảm án không? TUYẾT MAI 02/07/2025 Nhiều ý kiến thắc mắc rằng khi bị tòa án tuyên phạt mức án chung thân thì nếu cải tạo tốt có được giảm án không hay là án chung thân không được xét giảm án?
Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng DƯƠNG LIỄU 02/07/2025 Sau thời gian người bệnh mạn tính 'than trời' về việc xếp hàng dài lấy đơn thuốc cũ, chính thức từ ngày 1-7, hơn 250 bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây.