TTCT - Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands - 16°40’B, 112°20’Đ) nằm trong một vùng rộng khoảng 15.000km2, được tạo thành bởi trên 30 đảo, đá, bãi, cồn. Quần đảo cách đất liền Việt Nam chỉ chưa đầy 135 hải lý, trong khi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) tới 140 hải lý, và cách Trung Hoa lục địa tới 235 hải lý.Nhóm An Vĩnh (16°53’B, 112°17’Đ) - Ảnh: Imagery © TerraMetrics, Map data © GoogleCác đảo, đá, bãi, cồn... của quần đảo Hoàng Sa được xếp thành hai nhóm chính là nhóm An Vĩnh (Amphitrite) và nhóm Trăng Khuyết/Nguyệt Thiềm (Crescent), cùng một số đảo và các rạn san hô rời bên ngoài nằm về phía tây tuyến đường biển chính nối Hong Kong - Singapore. Quần đảo Hoàng Sa đã được tổ tiên người Việt khám phá và thực thi chủ quyền từ nhiều thế kỷ, ngư dân Việt Nam đã đánh cá tại đây, trên vùng biển lân cận từ nhiều đời nay. Mặc dù hiện tại quần đảo bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp (từ năm 1974), suốt 39 năm nay, ngư dân Việt Nam vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đến từ cả thiên nhiên và con người, can trường dong buồm đánh cá tại các ngư trường truyền thống trên vùng biển Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của một phần Tổ quốc. Một phần Tổ quốc ấy có vẻ đẹp phi thường, có thể nói là một kỳ quan thiên nhiên trên biển Đông, mà trong khuôn khổ bài báo này khó có thể diễn tả được hết. Với đặc trưng địa lý độc đáo, quần đảo hội tụ cả vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên lẫn những hiểm trở, khó khăn về địa chất, thủy văn và khí hậu. Xin điểm một số nhóm đảo, đá của quần đảo này:Nhóm An Vĩnh (16°53’B, 112°17’Đ) là cụm gồm các đảo, rạn đá và bãi cạn ở cực đông bắc quần đảo. Nó gồm hai phần được ngăn cách bởi một kênh sâu, rộng 3,5 hải lý. Phần bắc có hai rạn đá chính bị kênh Zappe cắt đôi. Và còn có một số đảo nhỏ nằm trên hai rạn đá này. Phần nam bao gồm đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Hòn Đá (Rocky Island), cùng nằm trên một rạn đá.Đảo Cây (Tree Island - 16°59’B, 112°16’Đ) cách cực đông của rạn đá khoảng 1 hải lý. Đảo này được phủ bởi các bụi cây ngập mặn, một bãi biển cát trắng bao quanh và có một cây cọ dừa ở gần trung tâm. Các dòng chảy có vận tốc 6-7 hải lý/giờ ở về phía đông của nhóm An Vĩnh vào mùa xuân.Rạn đá Sơn Dương/Đá Hải Sâm (16°27’B, 111°35’Đ) - Ảnh: Imagery © TerraMetrics, Map data © GoogleĐảo Phú Lâm (Woody Island - 16°50’B, 112°20’Đ) là đảo cực nam và lớn nhất của nhóm An Vĩnh, nằm cách đảo Cây 9 hải lý về hướng nam đông nam, có chiều dài khoảng 1 hải lý, nhiều cây và một bãi biển cát trắng bao quanh. Một hải đăng chiếu từ một tháp xây bằng đá tròn màu trắng với các viền màu đen. Tàu thuyền có thể ghé vào bờ ở phía tây nam đảo Phú Lâm. Có những chỗ sâu 14,6m cách đảo Phú Lâm 5 hải lý về hướng nam đông nam.Khi có gió nam, có thể neo đậu ở vị trí khoảng 0,5 hải lý từ các rạn đá viền phía mặt bắc của đảo Phú Lâm, ở độ sâu 24m, nơi có đáy cát. Khi có gió đông bắc, có chỗ neo đậu tốt khoảng 0,5 hải lý ngoài khơi bờ biển tây nam của đảo Phú Lâm, độ sâu từ 33-37m, nơi có đáy cát.Nhóm Trăng Khuyết gồm một số đảo cát nhỏ thấp và rất nhiều rạn đá tạo thành một lưỡi liềm mở về phía nam, nằm cách nhóm An Vĩnh 45 hải lý về phía tây nam. Các đảo chính được thảm thực vật dày bao phủ và có thể nhìn thấy được từ khoảng cách xa 10 hải lý. Đầm phá được bao bọc một phần bởi các đảo và rạn đá, có diện tích khoảng 20 hải lý vuông và làm nơi trú sóng gió thích hợp cho hầu hết các loại tàu. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm cho tàu thuyền chạy giữa các đảo nhỏ của nhóm đảo này vào ban đêm.Đảo Tri Tôn (15°47’B, 111°12’Đ) - Ảnh: Imagery © TerraMetrics, Map data © GoogleNhóm đảo Quang Hòa (Duncan Islands - 16°27’B, 111°43’Đ) thật ra là hai đảo san hô nhỏ nối với nhau qua một bờ cát ngầm và được một rạn san hô sườn dốc đứng bao quanh. Nó nằm trên sừng đông nam của lưỡi liềm, tách rời với đảo Duy Mộng (Drummond Island) về phía đông bởi một kênh sâu, chiều rộng khoảng 1,5 hải lý. Một mỏm đá với độ sâu ít hơn 1,8m, nằm gần phía đông nam của đảo phía đông.Đảo Hoàng Sa (Pattle Island - 16°32’B, 111°36’Đ) cao 9m, được cây bụi và cây ngập mặn bao phủ. Một rạn đá bao quanh hòn kéo dài khoảng 1,7 hải lý về hướng đông bắc. Ở mỗi bên rạn đá này có một kênh thông thoáng. Tàu thuyền có thể ghé vào bờ lúc triều thấp trong phần lõm trên cạnh nam của đảo, lưu ý tránh những tảng đá gần bờ.Có một giếng nước cung cấp nước cho đảo Hoàng Sa. Khí hậu tại đảo Hoàng Sa dễ thay đổi sau một cơn mưa, lúc đó có hơi độc bốc lên từ các lớp phân chim.Rạn đá Sơn Dương/Đá Hải Sâm (Antelope Reef - 16°27’B, 111°35’Đ) có phần nổi trên thủy triều thấp, tạo thành sừng tây nam của lưỡi liềm. Có một cồn cát nhỏ nằm ở đầu cực đông nam của rạn đá này.Lối vào phá nằm giữa đảo Quang Hòa và rạn đá Sơn Dương, sâu, chiều rộng khoảng 5 hải lý. Cách đảo Quang Hòa 3,5 hải lý về phía tây có một mảng san hô sâu 3,7m và cách 2,8 hải lý về phía tây có một mảng san hô sâu 8,5m.Ngư dân có nhiều lựa chọn chỗ neo đậu trong phá phù hợp với bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Độ sâu từ 7,3-12,8m tính từ các đầu san hô cho tới 20,1-47,6m ở những nơi thoáng đãng hơn. Có chỗ làm điểm trú ẩn tốt trong khi có gió mùa đông bắc, nhưng sóng cồn lại có thể phát sinh khi gió mùa tây nam thổi mạnh. Dòng thủy triều ở lối vào phía đông nam của phá được ghi nhận vào khoảng 1,5 hải lý/giờ, nhưng trong chỗ neo đậu thì dòng thủy triều không đáng kể. Có thể neo đậu gần rạn đá ngoài khơi phía bắc của đảo Quang Hòa, ở độ sâu 18-27m, nơi có những mảng đáy cát rộng.Đảo Tri Tôn (Triton Island - 15°47’B, 111°12’Đ) nằm ở cực tây nam của quần đảo Hoàng Sa. Đó là một cồn cát cao khoảng 3m và đường kính không quá 1 hải lý. Bãi đá ngầm xung quanh có sườn dốc đứng, với độ sâu tối đa là 1,8m, trải dài khoảng 1 hải lý về phía bắc và đông bắc, và khoảng 0,5 hải lý về các hướng khác. Rất khó phát hiện ra đảo Tri Tôn nếu tiếp cận quần đảo Hoàng Sa từ hướng tây nam. Nên tránh xa đảo về phía tây. Theo ghi nhận, khi tàu thuyền đến gần đảo đến 1 hải lý, đảo Tri Tôn vẫn không xuất hiện trên rađa...Quần đảo Hoàng Sa là một phần của đất nước Việt Nam mà ông cha ta đã để lại, và những thế hệ người Việt tiếp theo phải luôn ghi nhớ trong tâm khảm, không ngừng đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình để khôi phục, bảo vệ và giữ gìn quần đảo.Quần đảo Hoàng Sa đã được tổ tiên người Việt khám phá và thực thi chủ quyền từ nhiều thế kỷ, đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp (từ năm 1974). Một công trình của nhóm tác giả mang tên Trúc Nam Sơn (gồm nhiều nhà nghiên cứu về biển Đông) có tựa đề “Để đảo xa thành đảo gần” công bố trong dịp tháng 3 này mang đến một “bộ hồ sơ” đồ sộ và tỉ mỉ với toàn bộ hình ảnh trên vệ tinh Google, thông tin về tọa độ, diện tích, cấu trúc địa lý của các đảo, đá, rạn san hô, thảm thực vật, thời tiết, các khu vực nguy hiểm hoặc thuận lợi cho tàu thuyền ra vào của quần đảo. Những cái tên quen thuộc như An Vĩnh, Hoàng Sa, Phú Lâm, Quang Hòa, Tri Tôn... hiện lên mồn một trên những bức ảnh màu, góp phần làm đảo xa thành gần trong lòng chúng ta.Đây không chỉ là những thông tin quý giá, thiết yếu và hữu ích cho những người đi biển, thủy thủ, ngư dân, những người đang sống và làm việc trên các giàn khoan, đảo và công trình nhân tạo ngoài biển, mà còn là một cẩm nang kiến thức biển đảo cho các nhà nghiên cứu khoa học biển, sử dụng, quản lý và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời, công trình cũng giúp mọi người dân Việt Nam hình dung sâu sắc và toàn diện về một phần lãnh thổ tất yếu của đất nước mình. Tags: Hoàng SaHồ sơViệt NamLãnh thổĐể đảo xa thành gần
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê thêm 335 trang, có người ủng hộ 1 đồng THÀNH CHUNG 14/09/2024 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp tục đăng tải 335 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ ngày 1 đến 12-9, trong đó có tên nhiều nghệ sĩ.
Quân đội đã đưa hơn 374.000 người đến nơi an toàn trước, trong và sau bão số 3 NAM TRẦN 14/09/2024 Đến nay các lực lượng của quân đội đã đưa 374.000 người đến nơi an toàn trước, trong và sau bão số 3.
Ngày cuối tuần ở báo Tuổi Trẻ, dòng chảy nghĩa tình đồng bào vẫn cuồn cuộn YẾN TRINH 14/09/2024 Ngày 14-9, đã có gần 5.200 lượt bạn đọc là cá nhân và tổ chức ủng hộ hơn 7 tỉ đồng cho đồng bào vùng bão lũ các tỉnh phía Bắc.
Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất TTXVN 14/09/2024 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết chiều tối nay, khu vực Bắc Bộ có mưa với lượng mưa từ 5-15mm, có nơi trên 40mm.