TTCT - Tìm hiểu VN trên thế giới phát xuất từ cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN trong những thập niên 1960-1970. Các học giả khắp nơi mong muốn tìm biết về lịch sử và con người VN. Ban đầu do nguồn tư liệu rất hạn chế, người ta chỉ biết dựa vào nguồn tư liệu Pháp. Tuy vậy, nguồn tư liệu đó không còn phù hợp với thực tế mới ở VN. Các học giả nghiêm chỉnh hơn bắt đầu học tiếng Việt và tra cứu nguồn tư liệu hiếm hoi đến từ VN. Suốt một thời gian dài trong chiến tranh và sau chiến tranh, VN học ở nước ngoài vẫn còn loay hoay trong các vấn đề lịch sử, chiến tranh Mỹ - Việt. Chỉ hai thập niên trở lại đây mới xuất hiện một thế hệ học giả trẻ trung hơn, nghiên cứu chuyên sâu về nhiều mặt của đất nước và con người VN. Tại Đại học Berkeley (California, Mỹ) đã xuất hiện một chuyên san VN học bằng tiếng Anh. Châu Âu cũng thường tổ chức hội thảo Euro - Viet, có lần tổ chức cả trên đất Nga. Tại Trung Quốc, nhiều hội thảo về VN cũng đã được tổ chức. Số nghiên cứu sinh về các ngành xã hội - nhân văn đến Hà Nội chuẩn bị luận án ngày càng đông. Tại Mỹ, từ một bộ môn nằm trong Đông Nam Á học hoặc châu Á học, VN học đã vươn lên thành bộ môn nghiên cứu độc lập. Bài bản nhất là Trung tâm VN học ở Đại học Washington, Seattle. Quy tụ tư liệu nhiều nhất là ở Đại học Texas Tech (tại thành phố Lubbock, nơi đang lưu giữ nhật ký Đặng Thùy Trâm), tiếp cận đa ngành là Trung tâm nghiên cứu triết học, văn hóa và xã hội VN tại Đại học Temple ở Philadelphia... Lịch sử - chiến tranh vẫn còn được đề cập, nhưng các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, tự nhiên VN ngày càng được tìm hiểu nhiều, nhất là tại Nga, Bắc Âu, Úc, Nhật Bản. Đâu là những điều kiện cần và đủ để tiếp cận VN học đối với bạn bè nước ngoài? Các học giả trẻ thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Passau, Đức (đang cộng tác nghiên cứu với Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng am hiểu lịch sử VN và tiếng Việt phải là ưu tiên hàng đầu. Theo giáo sư Vũ Minh Giang - người tổ chức kỳ hội thảo lần 3 tại Hà Nội (4 đến 7-12-2008), VN học nay phải tiếp cận liên ngành. Muốn am hiểu một đất nước cần phải tìm hiểu về tất cả các mặt: con người, điều kiện tự nhiên và môi trường lịch sử - xã hội. Ông cho rằng cách tiếp cận VN học từ “khu vực học” của giáo sư người Nhật Sakurai Yumio rất đáng chú ý. Từ lâu nay giáo sư Phạm Đức Dương vẫn chủ trương VN học cần phải gắn liền với Đông Nam Á học. Am hiểu về đất nước, con người các nước xung quanh sẽ làm ta hiểu sâu hơn về mình. Do vậy, VN học ở nước ta nên hướng về việc đào sâu tìm hiểu khu vực Đông Nam Á. Điều này nên do chính ta chủ động làm lấy chứ không nên dựa dẫm vào nguồn tư liệu phương Tây. Vì chính bản thân các học giả phương Tây cũng hiểu sai lệch về Đông Nam Á, cho rằng các nền văn minh khu vực này đều phát xuất từ Ấn Độ và Trung Hoa. Và như vậy họ cũng không hoàn toàn hiểu hết đất nước và con người VN.
Xe ben vẫn chạy ầm ầm vào đường cấm ở Củ Chi, Bình Thạnh, Hóc Môn, vì sao chưa bị xử phạt? MINH HÒA 27/11/2024 Bất chấp biển cấm, hàng loạt xe ben tải trọng lớn chở cát, đá vẫn liên tục chạy ở vùng ven TP.HCM khiến người dân bức xúc, nguy cơ tai nạn. Vì sao chưa bị xử lý?
NÓNG: Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 122.000 tỉ đồng phát triển văn hóa TIẾN LONG 27/11/2024 Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tối thiểu là 122.250 tỉ đồng.
Làm mất vé số khi đi bán, bé gái bị ‘mẹ nuôi’ tạt nước sôi gây bỏng nặng BỬU ĐẤU 27/11/2024 Mỗi khi bé H. đi bán vé số làm mất vé là bị “mẹ nuôi” đánh. Đỉnh điểm là bà Nguyễn Thị Phượng (mẹ nuôi) đã tạt nước sôi vào phần vai, tay phải của bé làm bị bỏng nặng.
Tài xế có nồng độ cồn kịch khung dùng dao tấn công, cảnh sát phải nổ súng cảnh cáo HỒNG QUANG 27/11/2024 Tài xế Lập cầm dao "truy sát" đại úy Thái Duy Kiên. Cảnh sát giao thông phải sử dụng súng bắn chỉ thiên cảnh cáo đồng thời tạo khoảng cách an toàn chờ sự hỗ trợ.