TTCT - Sau hơn một tuần khởi động nghiên cứu đề tài cấp bộ về sử dụng huyết tương người bệnh COVID-19 đã khỏi để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng, tính đến ngày 10-8 có khoảng 20 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh đăng ký hiến tặng huyết tương. Tách chiết huyết tương của người hiến tặng. Ảnh: Thanh Đặng Huyết tương điều trị nhiều bệnh Đây không phải là một nghiên cứu xa vời, mà theo TS Văn Đình Tráng - Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới trung ương, thành viên nhóm nghiên cứu, tại Hong Kong, Trung Quốc và cả châu Âu, các bác đã từng sử dụng huyết tương người bệnh để chữa bệnh. Châu Âu đã dùng phương pháp này từ lâu để chữa những bệnh có căn nguyên do virus như viêm đa cơ, sởi, quai bị và cúm. Ở Hong Kong, các bác sĩ đã sử dụng huyết tương người bệnh điều trị cho 80 bệnh nhân mắc hội chứng SARS năm 2003. Theo đó, các bác sĩ sử dụng huyết tương người bệnh đã bình phục truyền cho người bệnh ở thời điểm trước ngày thứ 14 tính từ khi phát hiện dương tính với virus, cho thấy có hiệu quả rõ rệt, bệnh nhân đều được xuất viện trước ngày điều trị thứ 22. Điều này cũng cho thấy sử dụng huyết tương ở giai đoạn sớm sẽ có hiệu quả. Đã có 3 ca bệnh SARS ở Đài Loan được truyền 500ml huyết tương, kết quả là giảm tải lượng virus trong huyết tương và đều sống sót. Tại Hàn Quốc, có 3 bệnh nhân mắc MERS-CoV được điều trị bằng huyết tương người bệnh đã bình phục… Xuất phát từ những nghiên cứu này, từ giai đoạn đầu của dịch COVID-19 ở VN, Bộ Y tế đã giao Viện Huyết học và truyền máu trung ương xây dựng hướng dẫn thu nhận huyết thanh của người bệnh đã bình phục, giao BV Bệnh nhiệt đới trung ương phối hợp nghiên cứu liệu pháp sử dụng huyết tương của bệnh nhân bình phục điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trung bình, nặng và nghiêm trọng. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 của Bộ Y tế (bản cập nhật lần thứ 4) vừa công bố cũng cho phép sử dụng huyết tương bệnh nhân đã bình phục điều trị cho người bệnh. Hi vọng Trong 3 giai đoạn của dịch COVID-19 ở VN (giai đoạn 1 trước ngày 26-2, giai đoạn 2 từ ngày 7-3 đến 16-4 và giai đoạn hiện nay bắt đầu từ ngày 25-7), chưa khi nào có nhiều bệnh nhân COVID-19 nguy kịch như giai đoạn này. Tại BV Đa khoa trung ương Huế cơ sở 2, BV Phổi Đà Nẵng, BV Bệnh nhiệt đới trung ương, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) có 13 bệnh nhân tiên lượng rất nặng, hàng chục ca tiến triển bệnh nặng lên, đã có 15 ca tử vong. Trong đó, riêng ngày 10-8 có 4 ca tử vong, 1 ca trong số này (bệnh nhân 456) không có nhiều bệnh nền. Vì vậy, việc có thêm biện pháp điều trị là yêu cầu rất quan trọng, nhất là khi hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nào với COVID-19. Để có huyết tương từ người bệnh đã bình phục, các bác sĩ lựa chọn người tình nguyện hiến tặng 18-65 tuổi, có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, sàng lọc an toàn bệnh nhân, đã xuất viện 14 ngày, xét nghiệm cận lâm sàng âm tính với COVID-19, có kháng thể miễn dịch và không mắc các bệnh truyền nhiễm. Hiện có khoảng 20 người đăng ký hiến tặng huyết tương, trong đó có 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng (từng là bệnh nhân, nay đã bình phục) và nhiều bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh. Bệnh nhân 196 là một trong số này, chị cho biết đã nằm viện điều trị trong gần 3 tháng. “Trước khi ra viện hôm 22-6 tôi đã gọi cho BV chủ động xin hiến tặng huyết tương, nhưng lúc đó tình hình dịch ổn định nên BV chưa nhận, giờ đã có cơ hội, tôi rất vui” - chị chia sẻ. Sau khi nhận huyết tương hiến tặng, nhóm nghiên cứu sẽ tuyển chọn người nhận, trước mắt sẽ sử dụng điều trị cho người bệnh trung bình và nặng tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương, trước khi mở rộng ra những BV khác. Người nhận huyết tương cũng tình nguyện nhận và có những yêu cầu như cùng nhóm máu với người hiến. Tùy điều kiện, thể trạng, tình hình bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định truyền toàn bộ số huyết tương mà người hiến tặng đã hiến hoặc truyền một phần trong số này.■ Nhận huyết tương hiến tặng như thế nào? Riêng tại BV Bệnh nhiệt đới trung ương trong vụ dịch COVID-19 này đã điều trị trên 200 bệnh nhân, còn số lượng bệnh nhân đã khỏi bệnh trong cả nước đã xấp xỉ 400 bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu không giới hạn người đến hiến. Các bác sĩ sẽ lấy huyết tương và truyền dịch (nước muối sinh lý) bù lại để người hiến tặng không gặp ảnh hưởng gì sau hiến tặng. Mỗi người hiến sẽ hiến tặng 600ml huyết tương, nhưng không phải lấy máu để tách huyết tương (là dịch của máu) mà sẽ có thiết bị tách huyết tương trực tiếp từ người bệnh. Tags: Việt NamCOVID-19Robbie KeaneAndres Iniesta
Thủ tướng: 'Chúng ta cứ đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục' THÀNH CHUNG 23/11/2024 Thủ tướng chia sẻ hoạt động doanh nghiệp nhà nước phải theo quy luật thị trường, giá trị, cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Nhiều ngân hàng thu đậm trở lại từ bán chéo bảo hiểm BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tốt trở lại ở mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm. Đây là tín hiệu tích cực trở lại đối với kênh bancassurance (bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng) sau thời gian gặp nhiều khó khăn.
Vụ 2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali: Luật sư nói về khả năng vi phạm pháp luật HOÀI THƯƠNG 23/11/2024 Hai cô gái chuyên trang điểm cho cô dâu bị một gia đình chú rể ở Tiền Giang giữ lại để lục vali, đồ đạc và yêu cầu cởi đồ để lục soát chỉ vì bị mất 20 triệu đồng. Việc này có vi phạm pháp luật?
Phó tổng thống Philippines: Đã bố trí người ám sát Tổng thống Marcos THANH BÌNH 23/11/2024 Phó tổng thống Philippines đã chỉ thị sát thủ giết chết vợ chồng Tổng thống Marcos và chủ tịch Hạ viện Philippines trong trường hợp bà bị sát hại.