TTCT - Đọc bài viết “Học sinh khuyết tật?” trên TTCT tôi cảm thấy quá bức xúc và đau lòng. Bức xúc vì những việc làm của người lớn sai và quá đáng. Đau lòng vì các em - những học sinh cấp I - còn nhỏ, việc học hoàn toàn có thể kèm cặp, động viên, khuyến khích để các em tiến bộ. Sự việc chưa đến mức phải đưa các em vào diện “khuyết tật”. Phóng to Với các em học sinh, sự quan tâm, chăm sóc đúng cách của thầy cô sẽ là động lực giúp các em vượt qua khó khăn trong lúc học tập - Ảnh: T.T.D. Làm vậy là người lớn đã xúc phạm và làm tổn thương những tâm hồn còn quá đỗi ngây thơ và hồn nhiên của những học sinh ấy! Có đáng không khi chỉ vì thành tích trước mắt mà để lại cho các em những mặc cảm lâu dài rằng mình học dở, dở đến nỗi phải vào diện “học sinh khuyết tật”? Đành rằng thầy cô có thể giấu, nhưng giấy sao gói được lửa và rồi cây kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra. Tôi tự hỏi không biết quý thầy cô sẽ trả lời như thế nào với các em khi biết mình bị xếp vào diện “học sinh khuyết tật”. Một sự việc lừa trên dối dưới lại tồn tại nghiễm nhiên trong ngành sư phạm, một ngành mà đáng lẽ ra phải có được sự trong sạch và minh bạch. Tôi nhớ lúc đi học, lớp nào mà chẳng có ít nhất vài ba học sinh yếu kém. Lớp tôi ngày ấy thời cấp II học yếu nhất nhì trường, nhưng bù lại giáo viên chủ nhiệm của chúng tôi rất nỗ lực và quan tâm. Trong phong trào, cô luôn hướng cho chúng tôi sự nhiệt tình, rèn cho chúng tôi tính lễ phép, đúng mực với thầy cô. Dù học yếu so với các lớp khác thật nhưng chúng tôi lễ phép, ngoan và cố gắng nên thầy cô ai cũng quý, vào lớp dạy rất nhiệt tình, sổ đầu bài luôn được điểm 9, 10. Lớp tôi luôn đoạt giải cao trong các cuộc thi như nghi thức Đội, văn nghệ, nên càng được yêu mến trong trường. Vậy là tự nhiên lớp tôi có động lực học vì nghĩ mình giỏi trong phong trào, đứng nhất nhì trường mà học dở thì kỳ quá, sợ thầy cô buồn nên các bạn càng cố gắng hơn. Thành viên trong lớp cũng đoàn kết, yêu thương nhau hơn, và càng phấn chấn nỗ lực trong học tập. Tôi có đọc đâu đó một câu nói đại ý: một bác sĩ tồi có thể giết chết một bệnh nhân, nhưng một thầy giáo tồi có thể giết chết cả một thế hệ. Tôi tha thiết gửi đến quý trường có sự việc trên, quý thầy cô nào đọc được bài viết này: xin hãy xem xét lại sự việc, đừng để một thế hệ các em bị tổn thương chỉ vì bệnh thành tích xấu xa của người lớn! Các em còn quá nhỏ, xin đừng để các em phải chịu đựng sự lừa dối cả quãng đời học trò tươi đẹp của mình! Tags: Học sinhBức xúcKhuyết tậtTổn thương
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Trung tâm phục vụ hành chính công: Vượt qua các thách thức của mô hình TS NGUYỄN SĨ DŨNG 10/10/2024 2062 từ
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Metro 1 chạy trong năm 2024 là mục tiêu phải làm được CHÂU TUẤN 12/10/2024 Tân Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định mục tiêu không thể thay đổi này trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online.
Chi tiết về giá điện sau khi tăng giá NGỌC AN 12/10/2024 Bộ Công Thương ban hành quyết định về giá bán điện, là cơ cấu biểu giá điện cho khách hàng sau khi EVN tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 2.103,11 đồng.
Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy VĨNH HÀ 12/10/2024 Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ về những điểm mới đặt ra ở dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung đang gây tranh cãi.
Hà Nội: Chấn chỉnh tình trạng sử dụng điện thoại trong lớp tùy tiện VĨNH HÀ 12/10/2024 Sở GD-ĐT Hà Nội vừa yêu cầu các nhà trường chấn chỉnh tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong lớp không phục vụ cho việc học tập.