Giải Nobel hóa học 2015 được trao cho ba nhà khoa học là Tomas Lindahl, Paul Modrich và Aziz Sancar vì những đóng góp quan trọng của họ trong việc khám phá cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, từ đó mở ra triển vọng mới trong chữa trị nhiều căn bệnh bao gồm các bệnh ung thư. Điều này cũng cho thấy triển vọng hoàn thiện một mô hình y học chủ đạo trong tương lai: y học cá thể hóa hay còn gọi là y học ứng hợp từng người. Y học cá thể mở ra nhiều kỳ vọng cho điều trị ung thư Bệnh khác nhau sao chữa giống nhau? Lâu nay việc chữa bệnh theo tây y được ví von như sau: một cậu thiếu niên chắc chắn sẽ không mua một loại quần áo giống như bà ngoại của mình nhưng khi bị ốm họ có khả năng nhận được cùng một đơn thuốc điều trị. Quả thật, tây y được xem là có tính quần thể: một phác đồ dùng chung cho tất cả mọi người mắc cùng một thứ bệnh mà không cân nhắc đặc thù của từng bệnh nhân. Đó là quy trình phổ biến của y học truyền thống: bác sĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng bệnh, các xét nghiệm và một số yếu tố liên quan như tuổi, giới, môi trường, dịch tễ... để đưa ra một chẩn đoán nhiều khả năng nhất, kê đơn và hướng điều trị thích hợp. Nếu việc điều trị chưa hiệu quả hoặc nhiều tác dụng phụ, bác sĩ sẽ đổi thuốc khác, điều chỉnh liều lượng... cho đến khi đạt một hiệu quả nhất định mới thôi. Hiệu quả ấy là hiệu quả trung bình cho tất cả bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng đáp ứng thuốc tùy thuộc vào những khác biệt sinh học của từng người, và trên thực tế các thuốc điều trị được đánh giá chỉ có tác dụng thật sự trên 60% bệnh nhân sử dụng. Riêng trong lĩnh vực ung thư, tỉ lệ này chỉ là 25%. Cơ thể con người có xu hướng phản ứng với thuốc theo những cách khác nhau và rất khó dự đoán. Nguyên nhân chính là mỗi người mang một biến thể duy nhất của bộ gen người, không ai giống ai. Cũng vậy, không ai giống ai khả năng mắc sai sót và khả năng sửa chữa sai sót trong sao chép các cặp nucleotides trong chuỗi xoắn kép ADN. Nhắm đích phân tử Trong ung thư, khác với hóa trị liệu truyền thống là dùng các thuốc gây độc tế bào với một số phác đồ nhất định, y học cá thể hóa (được biết đến với tên gọi “liệu pháp nhắm trúng đích phân tử” - molecularly targeted therapy) sử dụng những chẩn đoán phức tạp và tinh tế để đưa ra phác đồ điều trị chính xác, phù hợp với đặc điểm di truyền của từng người ở cấp độ phân tử. Chính vì vậy, cốt tử của y học cá thể hóa là các xét nghiệm dược di truyền (pharmaco-genetic testing) nhằm xác định gen đích của người bị ung thư có mang các đột biến nào, có các thụ thể đặc hiệu cho điều trị nhắm đích hay không. Y học cá thể hóa tiếp cận tất cả các khâu từ dự phòng, chẩn đoán cho đến điều trị, chăm sóc và theo dõi bằng các xét nghiệm và thuốc được chỉ định riêng cho từng bệnh nhân dựa trên thông tin di truyền của chính họ. Những thông tin này được chuyển tải thành các xét nghiệm sinh học mà qua đó bác sĩ sẽ dự đoán xu hướng mắc bệnh, phát hiện bệnh sớm, gợi ý thay đổi lối sống cho phù hợp, đề ra phương pháp điều trị tối ưu và tiên lượng mức độ đáp ứng của từng người. Một ví dụ về dự phòng ung thư từng gây chú ý dư luận đó là việc nữ diễn viên xinh đẹp nổi tiếng Angelina Jolie đã phẫu thuật cắt bỏ vú và buồng trứng theo lời tư vấn của bác sĩ. Cô mang trong mình đột biến gen BRCA1 đồng thời cũng có tiền sử gia đình có bà, mẹ, dì mất vì ung thư, nghĩa là cô có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng rất cao. Trong lĩnh vực điều trị, y học cá thể hóa bắt đầu từ những năm 1970 với việc điều trị Tamoxifen (thuốc kháng estrogen) cho những bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết ER dương tính. Hai thập niên sau, cũng những bệnh nhân ung thư vú có biểu hiện quá mức HER2 được điều trị với Trastuzumab, một thuốc kháng thể đơn dòng tái tổ hợp. HER2 là một trong bốn loại thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì người, được quy định bởi gen nằm trên nhánh q của nhiễm sắc thể 17. Gen HER2 đột biến trở thành một loại gen sinh ung (oncogen) khuếch đại gây ra một số bệnh ung thư như ung thư vú, dạ dày... Năm 2001, đến lượt đột biến gen Bcr-Abl trong bệnh bạch cầu tủy mạn trở thành mục tiêu của imatinib, một loại thuốc ức chế protein tyrosine kinase... Đến nay, nhờ các xét nghiệm sinh học phân tử, liệu pháp nhắm đích “nở rộ” điều trị cho một số loại ung thư phổi, gan, thận, ung thư hắc tố, u lympho ác tính... Khác với các chu kỳ hóa trị được ví như những trận “ném bom rải thảm”, liệu pháp nhắm đích phân tử chỉ tập trung mục tiêu đặc biệt chính là các đột biến gen và các protein gây rối loạn dẫn truyền tín hiệu tăng trưởng, sự bất tử của tế bào, các gen sinh ung, sự tăng sinh mạch vô hạn... Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là liệu pháp nhắm đích không gây độc cho cơ thể như hóa trị, trái lại nó vẫn có những tác dụng không mong muốn như gây chảy máu, tăng huyết áp, độc tim, nôn mửa, sần ngứa da... Nếu phối hợp với hóa trị, độc tính càng tăng lên. Một bất lợi khác của liệu pháp nhắm đích hiện nay là chi phí điều trị lớn, có thể gấp hàng trăm lần so với các phác đồ hóa trị chuẩn cho cùng một bệnh. Vượt qua tất cả, triển vọng của liệu pháp nhắm đích trong mô hình y học cá thể hóa là không còn bàn cãi. Với mục tiêu là điều trị đúng bệnh, đúng thuốc, đúng người, ngày càng nhiều thuốc mới được nghiên cứu nhắm trúng đích phân tử của căn bệnh cho từng bệnh nhân ung thư. Các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng hàng đầu trên thế giới đang nghiên cứu cùng lúc cơ bản và lâm sàng, mà những thành tựu bước đầu được dự báo có thể làm biến đổi nguyên tắc thực hành điều trị ung thư.■ Tags: Điều trị ung thưY học cá thể hóaHy vọng từ y học cá thể hóa
Tin tức sáng 28-11: Quốc hội họp công tác nhân sự, xem xét nhiều nội dung quan trọng TUỔI TRẺ ONLINE 28/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội làm công tác nhân sự, xem xét nhiều nội dung quan trọng; Cấm xe vào làn ô tô đường Lê Lợi trong 2 tuần; TP.HCM tiêu hủy hàng loạt mỹ phẩm, dược phẩm sai phạm...
Mbappe sút hỏng phạt đền, Real Madrid bại trận trước Liverpool HUY ĐĂNG 28/11/2024 Sáng 28-11 (giờ Việt Nam), Liverpool đã đánh bại Real Madrid với tỉ số 2-0 trên sân nhà, trong khuôn khổ lượt trận thứ 5 giai đoạn vòng bảng Champions League. Siêu sao Mbappe cũng trở thành tội đồ của nhà đương kim vô địch.
Hôm nay Quốc vương Campuchia đến Việt Nam DUY LINH 28/11/2024 Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đến Việt Nam hôm nay 28-11 trong chuyến thăm cấp nhà nước theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Chuyến thăm Việt Nam lần này diễn ra đúng vào dịp tròn 20 năm ông lên ngôi vua.
Thời tiết hôm nay 28-11: Miền Trung giảm mưa, miền Bắc vẫn rét, có nơi dưới 10 độ C LÊ PHAN 28/11/2024 Hôm nay 28-11, thời tiết Bắc Bộ vẫn rét với nền nhiệt thấp nhất từ 10-15 độ C. Mưa to ở Trung Bộ giảm, Nam Bộ ngày nắng.