TTCT - Nghề bác sĩ cho nhiều người sự đảm bảo tài chính vững chắc và được xã hội tôn trọng. Nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy các bác sĩ thường xuyên bị căng thẳng, thậm chí lâm vào “trạng thái kiệt quệ về thể chất, cảm xúc và tinh thần, nghi ngờ về năng lực và giá trị công việc”. Một khảo sát đăng trên tạp chí BMJ Open (Anh) tháng 1-2020 cho thấy có đến gần 1/3 bác sĩ ở Anh bị căng thẳng và kiệt sức ở mức đáng lo ngại. Những người có nguy cơ cao nhất là bác sĩ trực phòng cấp cứu và bác sĩ đa khoa.Ảnh: sciencemag.orgÁm ảnh về sự hoàn hảoHọ bị kiệt sức, căng thẳng và “mòn mỏi tình thương”, không còn thấy hài lòng hay vui mừng khi hoàn thành tốt công việc của mình sau khi giúp người khác khỏi bệnh.Nhiều nghiên cứu chỉ ra: do bản chất công việc, y bác sĩ và sinh viên ngành y có nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng, bệnh tật cao. Các bác sĩ có xu hướng sử dụng chất kích thích để giảm đau, tăng sự tỉnh táo và có nguy cơ tự tử cao hơn so với ngành nghề khác.Giờ làm việc của y bác sĩ không chỉ dài mà còn đầy áp lực ở cường độ cao trong khi cơ sở vật chất thiếu thốn.Thêm vào đó, các bác sĩ còn bị những áp lực khác như khả năng bị bệnh nhân kiện, phải tuân thủ nhiều quy trình chặt chẽ về chuyên môn và thiếu hỗ trợ về ngân sách. Tất cả có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần, khiến họ dễ lâm vào tình trạng kiệt sức.Nghiên cứu đăng trên trang Medical Journal (Úc) của tác giả Geoffrey J Riley khẳng định những áp lực nghề nghiệp xảy ra khi yêu cầu công việc cao và y bác sĩ không có thẩm quyền để thay đổi hiện trạng.Sự mất cân bằng giữa nỗ lực và phần thưởng cũng là lý do gây ra tình trạng kiệt sức ở y bác sĩ, đặc biệt khi họ đã nỗ lực hết sức để cứu bệnh nhân nhưng bị nhận đơn kiện thay lời cảm ơn hay động viên.Tuy nhiên, căng thẳng cũng có khi liên quan đến tính cách cá nhân của các y bác sĩ. Chứng ám ảnh về nhân cách ở một mức độ nào đó là cực kỳ phổ biến ở các bác sĩ.Điều này, cùng với trí thông minh cao, nhìn chung dẫn đến sự tận tâm và cam kết, là một tài sản vô giá. Nhưng nó cũng khiến các y bác sĩ bị ám ảnh quá mức về sự hoàn hảo, khiến họ không linh hoạt, cô lập, cố chấp, không thể thư giãn hoặc thích kiểm soát…Sự cân bằng tốt hơnTrong nghiên cứu của mình, Geoffrey J Riley - Trường tâm thần và khoa học thần kinh lâm sàng, khoa y và nha khoa, ĐH Tây Úc - đặt câu hỏi: các bác sĩ cần thay đổi tình trạng căng thẳng thường trực với cuộc sống và nghề nghiệp của mình, khắc phục sự mất cân bằng giữa những yêu cầu quá mức và khả năng kiểm soát thấp trong công việc, giữa nỗ lực và phần thưởng không tương xứng để khôi phục sự hài lòng với công việc nhưng tại sao vấn đề vẫn tồn tại?Câu trả lời khá kỳ cục: họ thích bận rộn và thậm chí là căng thẳng vì nó cho họ cảm giác mình đang tích cực trong công việc.Với một số người, công việc dù khó khăn đôi khi vẫn dễ chịu hơn cuộc sống gia đình với nhiều vấn đề mà họ muốn tránh đối mặt. Trong khi đó, tính chất nghiêm túc trong công việc của những bác sĩ này khiến các cộng sự ít có khả năng phản đối.Rất nhiều yếu tố gây căng thẳng, kiệt sức cho bác sĩ vốn đã là “bản chất công việc” nên khó thay đổi. Trong nghiên cứu “Củng cố khả năng phục hồi cho bác sĩ” thực hiện tại Canada, nhóm tác giả gồm các y tá, bác sĩ xác định bốn yếu tố giúp tăng cường khả năng phục hồi của bác sĩ là: (1) thái độ và quan điểm (đánh giá cao vai trò của bác sĩ, duy trì sự quan tâm, phát triển nhận thức về bản thân và chấp nhận những hạn chế của bản thân); (2) cân bằng và ưu tiên (đặt ra các giới hạn, có cách tiếp cận hiệu quả để tiếp tục phát triển nghề nghiệp và chăm sóc bản thân).(3) quản lý (quản lý hợp lý, có đội ngũ nhân viên tốt, quy trình khám chữa bệnh hiệu quả); (4) quan hệ hỗ trợ, bao gồm các mối quan hệ cá nhân tích cực, các mối quan hệ nghề nghiệp hiệu quả và giao tiếp tốt.Ta không thể mong đợi các bác sĩ sẽ tự phục hồi sau những căng thẳng mà họ gặp phải trong chuyên môn nhưng vẫn phải quản lý khối lượng công việc nặng nề với một hệ thống bị quá tải và thiếu nguồn lực.Ngoài ra, khả năng phục hồi về cảm xúc tốt đến mấy cũng không đủ với sự tăng lên ngày càng nhiều các quy định, các vụ kiện tụng... Các nghiên cứu cũng khẳng định không biện pháp phòng chống tình trạng kiệt sức cho y bác sĩ nào có hiệu quả nếu không tạo ra một môi trường làm việc tích cực. ■ Tags: Bác sĩCOVID-19Ám ảnhChắm sócChăm sóc bác sĩ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3' MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.