TTCT - Những khoản ngân sách lên đến chín con số đã được dành ra cho các nghiên cứu tìm vaccine ngừa COVID-19, nhưng chưa chắc sản phẩm cuối cùng có thể đến tay người cần chúng với giá phải chăng. Để nghiên cứu vaccine mỗi khi có dịch bệnh truyền nhiễm và đạt được đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng phải tốn đến hàng trăm triệu USD, với tỉ lệ thất bại lên đến 94%, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet tháng 10-2018.Thử nghiệm lâm sàng vô cùng đắt đỏ và trong giới y khoa gọi giai đoạn này là “thung lũng tử thần”, theo Paul Hodgson - phó giám đốc Tổ chức Bệnh truyền nhiễm và vaccine - Trung tâm vaccine quốc tế ở Saskatoon (Canada).Các nhà khoa học tại trung tâm này vừa nhận ngân sách 23,3 triệu đôla Canada từ chính phủ liên bang để nghiên cứu vaccine COVID-19. Khoản này nằm trong ngân sách 275 triệu đôla dành cho nghiên cứu tìm vaccine ngừa virus corona mà Canada loan báo hôm 11-3.Chính phủ Anh ngày 23-3 cũng tuyên bố sẽ đầu tư 20 triệu bảng cho 6 dự án nghiên cứu virus corona, trong đó có 2 thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19. Tại Úc, Đại học Queensland có thể nhận được đến 17 triệu đôla Úc tiền tài trợ để tăng tốc các nghiên cứu vaccine ngừa virus corona, còn Mỹ có ngân sách 3 tỉ USD trong dự luật dành 8,3 tỉ USD chống COVID-19.Theo trang The Conversation, đóng góp từ lĩnh vực công là xương sống của nghiên cứu y khoa, song không có gì đảm bảo hàng tỉ đôla rót vào nghiên cứu sẽ mang lại một loại vaccine phòng ngừa hay phương thức điều trị COVID-19 có giá không ngoài tầm với của công chúng.Dù dành ra các khoản tài trợ khổng lồ cho nghiên cứu, các chính phủ dường như phó mặc cho thị trường tư nhân quyết định ai sẽ là người được tiếp cận với vaccine nếu sản xuất thành công, và với giá nào. Theo tác giả Jason Nickerson, điều này rất đáng ngại. Lấy ngay câu chuyện ở Canada, chính phủ không công bố liệu họ có biện pháp nào để bảo đảm vaccine hay các phương thức chẩn đoán, điều trị COVID-19 phát triển nhờ gói ngân sách 275 triệu đôla sẽ dễ tiếp cận và giá cả phải chăng đối với những người và các hệ thống y tế cần chúng nhất.“Các chính phủ cần bảo đảm các khoản đầu tư vào những dịch vụ y tế có giá trị sống còn phải đổi lại dịch vụ miễn phí đối với bệnh nhân và chi phí vừa phải đối với hệ thống y tế, chứ không phải lợi nhuận cao ngất cho các công ty tư nhân” - Nickerson viết.Viện Nghiên cứu vi sinh quốc gia Canada từ đầu thập niên 2000 đã phát triển được vaccine rVSV-ZEBOV ngừa Ebola. Chính phủ Canada tìm nhà đầu tư tư nhân để phát triển và thương mại hóa vaccine này, và một công ty không hề có kinh nghiệm về vaccine đã đồng ý với giá 205.000 đôla Úc vào năm 2010, sau đó nhượng lại quyền khai thác cho Hãng Merck với giá 50 triệu USD. Vấn đề là công ty này đã bỏ túi bộn tiền mà không hề có cải tiến hay phát triển gì nổi bật cho rVSV-ZEBOV như đã cam kết với chính phủ trước đó. ■ Tags: VaccineNghiên cứu vaccineChi tiền nghiên cứu vaccine
Trình Quốc hội xem xét chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận THÀNH CHUNG 27/11/2024 Theo chương trình kỳ họp, chiều 27-11, Quốc hội sẽ nghe tờ trình của Chính phủ về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
TP.HCM 'tìm đường' bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc THẢO LÊ 27/11/2024 Câu hỏi này đã được chuyên gia đưa ra trao đổi, góp ý tại tọa đàm "TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra tại Học viện Cán bộ TP.HCM sáng 27-11.
Xe ben vẫn chạy ầm ầm vào đường cấm ở Củ Chi, Bình Thạnh, Hóc Môn, vì sao chưa bị xử phạt? MINH HÒA 27/11/2024 Bất chấp biển cấm, hàng loạt xe ben tải trọng lớn chở cát, đá vẫn liên tục chạy ở vùng ven TP.HCM khiến người dân bức xúc, nguy cơ tai nạn. Vì sao chưa bị xử lý?
Làm mất vé số khi đi bán, bé gái bị ‘mẹ nuôi’ tạt nước sôi gây bỏng nặng BỬU ĐẤU 27/11/2024 Mỗi khi bé H. đi bán vé số làm mất vé là bị “mẹ nuôi” đánh. Đỉnh điểm là bà Nguyễn Thị Phượng (mẹ nuôi) đã tạt nước sôi vào phần vai, tay phải của bé làm bị bỏng nặng.