TTCT - Thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, hạ mức cảnh báo ứng phó khẩn cấp với COVID-19 xuống cấp độ III vào ngày 6-6. Nhưng đến 16-6, tức chỉ 10 ngày sau, Trung Quốc lại phải nâng mức cảnh báo tại Bắc Kinh lên cấp độ II, cho thấy đại dịch khó kiểm soát ra sao. Một nhân viên giao hàng cho cư dân sống trong một khu nhà bị phong tỏa do dịch Covid-19 ở Bắc Kinh ngày 29-6- 020 (Ảnh: Reuters) Một ổ dịch bất ngờ bùng phát ở chợ Tân Phát Địa, quận Phòng Đài, số ca nhiễm đột ngột tăng lên hai chữ số sau khi Bắc Kinh ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên sau gần hai tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng hôm 11-6. Đến nay thì số ca nhiễm ở Bắc Kinh đã lên đến trên 200.Hôm 28-6, chính quyền Trung Quốc đã dùng từ "nghiêm trọng và phức tạp" khi đánh giá tình hình dịch Covid-19 gần thủ đô Bắc Kinh. Trong hai tuần qua, số ca lây nhiễm tăng trở lại, thêm hơn 3000 ca, có ngày ghi nhận hàng chục ca nhiễm mới. Tiếp tục giãn cáchHiện đã có bốn quận Phong Đài, Đại Hưng, Triều Dương, Môn Đầu Câu áp dụng quản lý thời chiến, nhiều khu dân cư bị phong tỏa cách ly. Sân bay Bắc Kinh hủy các chuyến bay đi và đến thành phố, các tuyến xe khách liên tỉnh dừng hoạt động, các tỉnh thành khác đều có yêu cầu cách ly hay kiểm tra người dân đến từ Bắc Kinh.Ngoài chợ Tân Phát Địa, nhiều chợ nông sản lớn khác cũng bị đóng cửa khử trùng. Người dân thủ đô không khỏi bất ngờ khi sáng ngủ dậy phát hiện không thể tự do ra ngoài, các khu dân cư đều lập chốt kiểm soát 24/24 giờ như trước.Khi ra vào phải đo thân nhiệt, kiểm tra giấy tờ, trình mã sức khỏe QR, đăng ký thông tin; người dân bên ngoài phải xuất trình mã sức khỏe QR và điều tra có đi đến chợ Tân Phát Địa hay không mới được vào.Ngoài ra, mỗi sáng 8h họ phải lặp lại động tác nhắn tin báo cáo tình hình thân nhiệt, sức khỏe vào nhóm chat WeChat do cán bộ quản lý. Gần 100.000 cán bộ được điều động đến 7.120 khu dân phố để rà soát những người từng đến chợ Tân Phát Địa.Ông Ngô Tôn Hữu, nhà dịch tễ học hàng đầu Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc (CCDC), trả lời phỏng vấn Đài CCTV ngày 19-6 cho biết tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Bắc Kinh cơ bản đã được khống chế, dù công tác phòng chống dịch bệnh vẫn đang vô cùng khó khăn, nếu lơ là có thể sẽ khiến dịch bệnh bùng phát mạnh.Chính quyền thành phố cũng quyết định cho hơn 1,3 triệu học sinh phổ thông khôi phục học trực tuyến từ ngày 18-6, cho sinh viên đại học tạm nghỉ. Học sinh lớp 12 ở Bắc Kinh mới quay lại trường hơn một tháng, còn học sinh tiểu học mới đi học bình thường được một tuần, nay lại chuyển sang học trực tuyến.Bắc Kinh đã yêu cầu các trường không chạy theo giáo án, không gây áp lực cho học sinh, học sinh các khối lớp 1, 2, và 3 sẽ không phải thi cuối kỳ, các cấp học khác sẽ áp dụng nhiều hình thức thi khác.Dịch bệnh và chợ đầu mốiViệc đột ngột đóng cửa chợ nông sản Tân Phát Địa đã khiến không ít tiểu thương tổn thất nặng. Như bà Mao nhập hàng 1 triệu tệ tiền rau quả vào đêm 12-6, nhưng đến sáng thì nghe tin chợ đóng cửa. “Không ai thông báo trước, không ai nhắn chúng tôi dừng nhập hàng.Rau quả không như quần áo - một, hai năm sau còn có thể khuyến mãi - chỉ cần để thêm mấy tiếng là hư”, bà Mao buồn rầu nói với tạp chí Nhà Từ Thiện Trung Quốc. Hay như anh Từ vừa nhập hàng thanh long, măng cụt, cộng với số hàng tồn trước đó, giờ tổn thất gần 5 triệu tệ.Một số tiểu thương trái cây khác bức xúc vì họ buôn bán khu vực ngoài trời, cách xa khu hải sản, thịt trong chợ, nhưng vẫn bị yêu cầu đóng cửa. Anh Doãn (ở Sơn Đông) chuyên cung ứng rau cho chợ Tân Phát Địa, một trong những chợ đầu mối trọng yếu của Bắc Kinh, hôm 12-6 vẫn chở 10 xe với 250 tấn hành boarô giao cho khách.Chợ Tân Phát Địa bị phong tỏa vì là nơi dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Ảnh: CGTNNhưng đến chiều anh nhận thông báo không được chở hàng đến Bắc Kinh, cách ly những người từng đến Bắc Kinh trong 14 ngày. 10 xe tải của anh phải quay đầu về Sơn Đông, rất nhiều hành đã hư ngay trên xe.Nguồn rau củ các siêu thị lớn có kênh cung ứng trực tiếp nên hàng hóa ổn định, còn các siêu thị nhỏ, chợ nhỏ, các tiểu thương chủ yếu lấy hàng từ chợ đầu mối. Trước tình hình hàng loạt chợ đầu mối bị đóng cửa, các tiểu thương này cũng vất vả hơn.Dù chính quyền Bắc Kinh có lập những chợ tạm xung quanh để tiện giao dịch, tiểu thương vẫn chưa dám đi mua hàng. Một số người hợp tác, chia nhau đi mua hàng trực tiếp tại vườn ở vùng ngoại ô, thường phải xuất phát từ lúc rạng sáng, nhưng đến 8h mới có hàng, 10h mới về đến trung tâm thành phố. Nhiều thương lái thậm chí còn đến tận Thiên Tân, cách Bắc Kinh 110km, để nhập hàng, nhưng đường sá xa xôi cộng với thời tiết nắng nóng khiến không phải hàng gì cũng đi xa mua được.“Do nhiều chợ đầu mối đóng cửa nên các chợ còn hoạt động quá tải. Như chợ đầu mối Đại Dương Lộ ngày thường khoảng 4 tiếng là mua được hàng, giờ xếp hàng 8 tiếng vẫn chưa lấy được hàng” - một tiểu thương quận Triều Dương chia sẻ trên jwview.com. Để vào chợ, mọi người cũng phải xuất trình mã sức khỏe, đăng ký thông tin, nên tốn rất nhiều thời gian.Có phải tình cờ khi ổ dịch khởi đầu cả ở Vũ Hán và Bắc Kinh đều nằm tại những khu chợ truyền thống? “Các chợ hải sản, nông sản đều có đặc điểm chung là cơ cấu nhân viên phức tạp, vận chuyển phạm vi rộng, lượng khách đông, môi trường ẩm thấp.Nếu môi trường bị ô nhiễm hoặc xảy ra dịch bệnh, sẽ gây khó khăn cho việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm ô nhiễm, nhân viên phơi nhiễm” - Phùng Lục Triệu, chuyên gia của CCDC, chia sẻ trên tờ Dương Thành buổi tối.Báo chí Trung Quốc cho rằng đã đến lúc cải tạo nâng cấp những khu chợ này. Tờ Đệ Nhất Tài Kinh cho rằng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu với chợ nông sản ngày càng lớn. Đi chợ truyền thống đã là tập tục lâu đời, không dễ thay đổi, bởi ngoài yếu tố mua bán, tiện lợi, còn có vấn đề tâm lý, tình cảm, nhưng đặc điểm chung của các khu chợ này là cơ sở vật chất lạc hậu, quản lý kém, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường, xử lý - phân loại rác, an toàn thực phẩm, và cả hiệu quả sử dụng đất thấp, khi hầu hết các chợ truyền thống chiếm diện tích lớn và chỉ có một “tầng”.Tờ Tân Kinh Báo nhận định đã đến lúc chính quyền các cấp xem xét lại quy hoạch thành phố theo hướng giảm giá thành vận chuyển, tăng hiệu quả sử dụng đất, điều chỉnh hệ thống cung ứng thực phẩm tươi sống, giảm số chợ đầu mối kiểu cũ, nhất là các chợ quy mô lớn nằm trong thành phố.Sau đợt dịch vừa qua, tỉnh Hồ Bắc đã quy hoạch cải tạo nâng cấp 425 chợ nông sản với kinh phí 200 triệu tệ. Các chợ này sẽ được cải tạo theo hướng siêu thị, có tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng rõ ràng, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, có hệ thống giám sát 24/24 giờ, đảm bảo sạch sẽ, ngăn nắp, vệ sinh.“Giấc ngủ ngon trở thành điều xa xỉ”Dịch tái bùng phát, những người lao động đi làm lại chưa được bao lâu nay lại rơi vào cảnh hoang mang. Tôn Bân là nhân viên chuyển phát nhanh, tháng 4 này mới xin vào làm trong công ty bất động sản, sau thời gian Bắc Kinh được nới lỏng giãn cách. Nhưng ngày 11-6, khu Tây Thành có một ca nhiễm, rồi số ca nhiễm tăng lên mỗi ngày, nhiều khu dân cư bị phong tỏa.Hiện khách hàng không thể vào khu dân cư xem nhà, mà có đi được nhiều người cũng không dám đi. Còn nửa tháng là thành nhân viên chính thức, vừa mới quen việc, giờ không có khách hàng, anh cảm thấy rất bất an.Trần Ninh từ Thiểm Tây đến Bắc Kinh làm việc, vừa mua nhà năm 2019, đang nợ tiền trả góp. Vốn định kiếm việc làm lương cao hơn trong năm nay, nhưng giờ dịch bệnh anh không dám nghỉ việc. Tiền lương hằng tháng giờ không đủ trả vay ngân hàng, bố mẹ thì cứ giục về quê.Dù nhà chức trách thông báo dịch bệnh có nguồn gốc từ bên ngoài, không bùng phát thành dịch lớn, một bộ phận người dân vẫn không khỏi lo lắng. “Ngoài việc lo lắng ngày mai không biết ra sao, chỉ còn biết bị động ứng phó.Công ty mới thông báo có người nhà một nhân viên từng đi đến chợ Tân Phát Địa nên công ty cho làm việc tại nhà từ ngày 17. Làm việc tại nhà đồng nghĩa có khả năng giảm lương” - Lý Phong, nhân viên văn phòng quận Triều Dương, chia sẻ trên báo Sức Khỏe. Anh đã nghỉ không lương mấy tháng, giờ nếu lại giảm lương, cuộc sống sẽ không ít khó khăn.“Với tình hình hiện nay ở Bắc Kinh, muốn ngủ một giấc thật ngon trở thành thứ xa xỉ. Mới đây thấy tình hình dịch bệnh có vẻ tạm ổn, chúng tôi vừa tháo kính bảo hộ, chỉ đeo một lớp khẩu trang khi làm việc. Giờ mọi việc quay trở lại như cũ, khôi phục trạng thái chống dịch thời chiến.Trước cổng bệnh viện lại lập hàng rào cách ly với hai nhóm trực. Bệnh viện chỉ khám theo lịch hẹn qua mạng”, một y tá ở Bệnh viện Nhi đồng thuộc Viện Nghiên cứu khoa nhi thủ đô chia sẻ trên báo Sức Khỏe.Cũng theo báo Sức Khỏe, mỗi ngày Bắc Kinh xét nghiệm cho 400.000 người, con số này tiếp tục tăng trong những ngày tiếp theo. Với 98 điểm lấy mẫu xét nghiệm, trả kết quả trong vòng 4, 24, hay 48 giờ tùy đối tượng. Do số người đến xét nghiệm tăng đột biến, các điểm xét nghiệm đều phải đặt lịch hẹn trước qua điện thoại, WeChat để tránh tụ tập đông người.Do lượng người tự nguyện đi xét nghiệm quá đông, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Kinh yêu cầu người dân không có biểu hiện bất thường không cần đi bệnh viện xét nghiệm để tránh tăng nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều người dân muốn mau chóng xét nghiệm cho an toàn.■Theo Cục Thương mại Bắc Kinh, chợ Tân Phát Địa cung cấp 70% nguồn rau củ, 10% lượng thịt heo và 3% thịt dê bò cho thành phố, vẫn được gọi là khu chợ “quốc dân”, với vai trò biểu tượng quan trọng. Quận Phong Đài nơi đặt chợ vốn là vùng trồng rau lâu đời của Bắc Kinh, thời Minh, Thanh là nơi cung cấp rau cho cấm thành.Năm 1985, chợ Tân Phát Địa được xây dựng, rồi mở rộng quy mô. Năm 2008, do chuẩn bị Olympic Bắc Kinh, một số chợ đầu mối phải di dời, thêm nhiều tiểu thương lại chuyển tới Tân Phát Địa. Năm 2019, lượng giao dịch của chợ là 1.749 tấn, giá trị 131,9 tỉ tệ, liên tục 17 năm có lượng giao dịch hàng hóa đứng đầu các chợ đầu mối Trung Quốc.Chợ có 2.000 sạp, với 4.000 khách hàng cố định, mỗi ngày tiêu thụ 18.000 tấn rau, 20.000 tấn trái cây, 3.000 con heo, 1.500 con dê, 150 con bò, 1.500 tấn hải sản. Đi chợ Tân Phát Địa là một thói quen của nhiều người Bắc Kinh. Tags: Bắc KinhCOVID-19Giãn cách xã hộiLo đợt dịch mới
2.700 tỉ đồng bán dự án Sài Gòn Đại Ninh cho Novaland bị đề nghị sung công quỹ DANH TRỌNG 03/11/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra cáo buộc trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh, số tiền 2.700 tỉ đồng đại gia Nguyễn Cao Trí nhận của Tập đoàn Novaland là thu lợi bất chính từ hành vi vi phạm pháp luật, nên đề nghị sung công quỹ nhà nước.
Nhóm quái xế tông tử vong cô gái: Triệu tập 9 người, xác định 2 nghi can trực tiếp liên quan HỒNG QUANG 03/11/2024 Bước đầu, cảnh sát đã làm rõ 9 trường hợp liên quan vụ quái xế tông tử vong cô gái đang dừng đèn đỏ ở Hà Nội. Hai người trong số này khai nhận đã trực tiếp tông vào nạn nhân.
Bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024: Giải đấu trong mơ NGUYÊN KHÔI 03/11/2024 Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 đã kết thúc với trận chung kết trong mơ và đăng quang xứng đáng của Công đoàn Quảng Ninh khi thắng Sacombank Bình Dương.
Con trai thứ hai tỉ phú Phạm Nhật Vượng làm CEO công ty vốn 200 tỉ BÌNH KHÁNH 03/11/2024 Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai của tỉ phú Phạm Nhật Vượng, làm tổng giám đốc của công ty chuyên dịch vụ cho thuê xe điện. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 200 tỉ đồng với 5 lao động.