TTCT - “Phát triển đồng đều”, “đưa miền sâu miền xa tiến kịp miền xuôi”... Những năm qua, nhiều người đã yên tâm vì không nghị quyết, chương trình hành động nào từ địa phương đến trung ương quên khẩu hiệu đẹp đẽ đó. Phóng to Công bằng mà nói thì không phải chỉ nói mà không làm gì. “Điện, đường, trường, trạm” đã đến, dù bằng nhiều cách rất khó khăn, nhiều vùng sâu và xa của đất nước. Ngành điện có hàng loạt dự án đưa điện về nông thôn, về những xã đặc biệt khó khăn. Giao thông nông thôn, miền núi, trường học, trạm xá chữa bệnh cũng song hành với ánh sáng điện. Internet đã lác đác có mặt chỗ này chỗ kia, với máy tính về trường học và thị trấn, thị tứ. Ngành GD-ĐT không thiếu những dự án kiểu Dự án giáo dục tiểu học vùng khó (PEDC). Ta luôn nghe nói về nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở vùng sâu vùng xa, cả điều khó tin được ghi báo cáo là “hiện có 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, trong đó 46,2% trên chuẩn”. Rồi chương trình dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, các hội thi “Kể chuyện và đọc diễn cảm” cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số... Quả thật, nếu bỏ qua những thất thoát do tham nhũng, những mất mát do kỹ thuật non kém khi thực hiện các dự án, tin vào các con số báo cáo thành tích, chúng ta thấy tình hình ít nhiều đã được cải thiện. “Ai cũng biết chất lượng học sinh là đầu vị của giáo dục. Học trò giỏi do thầy giỏi, do ham học, say mê kiến thức, có hoài bão. Bài toán chất lượng giáo dục vùng sâu vùng xa chưa tìm ra đáp số cho những câu hỏi ấy”. Thế nhưng, không phải cứ có quả trứng là có ngay con gà. Có ánh sáng điện, có trường học, chưa chắc đã có giáo dục tốt hay đạt chuẩn. Suy cho cùng, sự lạc hậu của vùng sâu vùng xa chủ yếu là do lạc hậu về văn hóa, đặc biệt là giáo dục. Những con số nêu trên khó khích lệ được tinh thần lạc quan đối với sự nghiệp giáo dục ở đây. Dân nghèo dùng điện không phải để đọc sách, để trẻ con làm bài mà chỉ để thắp sáng khi ăn cơm muộn và tắt sớm để đi ngủ vì không có tiền trả cho EVN. Trẻ em vùng sâu bỏ học, không chịu đến trường cũng rất dễ lý giải. Không có mấy trường học đạt tiêu chuẩn nội trú tối thiểu cho học sinh, các em phải ăn ở trong những ngôi nhà tạm tranh tre nứa lá, có nơi còn tệ hơn nhà của mình. Nếu đi học mà ở cực khổ, vẫn ăn đói mặc rách... thì việc các em “đến hẹn không lên” cũng là dễ hiểu! Bao năm nay vẫn vậy, nguồn giáo viên giỏi vẫn là từ miền xuôi. Nhưng giáo viên miền xuôi, lại là giáo viên giỏi vui vẻ ở lâu dài trên miền núi, vào vùng sâu không nhiều. Chính sách đãi ngộ có thể nói vẫn ở dạng nửa vời, chưa đủ hấp dẫn, thay vì tăng phụ cấp, lưu chuyển công bằng và đúng hẹn thì không ít nhà quản lý lại coi một tấm bằng khen là nhiều. Cuộc sống của giáo viên vùng sâu được đưa lên báo chí gây xúc động cho không ít người. Nhưng có thể nói dứt khoát rằng chính sách đãi ngộ để lôi cuốn người giỏi chưa đủ mạnh để yên tâm rằng con em vùng sâu luôn được thầy giỏi dạy dỗ. Cuối cùng là suy nghĩ về sự học của học sinh vùng sâu. Rất ít em có ý định học lên cao để thay đổi cuộc sống, vươn đến những mục tiêu cao hơn. Đây vẫn là cuộc giằng co giữa giấc mơ cũ về cái bụng được no, cái thân được ấm với một cuộc đổi đời sâu sắc nhờ học vấn. Đâu chỉ ngành giáo dục cần biết điều này, những ngành khác có trách nhiệm cho công cuộc đầu tư trường lớp ở vùng sâu vùng xa liệu đã đủ quan tâm? Truyền thống hiếu học của dân tộc ta xưa nay không kể ở miền xuôi hay miền núi. Dân tộc Tày, Nùng vùng Cao Bằng, Lạng Sơn là những sắc tộc nổi tiếng có học và thâm nho. Chúng ta biết khá nhiều tiến sĩ, thạc sĩ người Hà Nhì ở Điện Biên, Sơn La. Huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) xa trung tâm, thường xuyên bị cô lập trong mùa bão lụt nhưng vẫn là nơi sinh ra và trưởng thành của nhiều danh nhân, nhà khoa bảng như Hải Thượng Lãn Ông, Cao Thắng, Nguyễn Khắc Viện; nay thì có “làng tiến sĩ” Sơn Hòa... Vì sao vậy? Trước sau vẫn là từ nhân tố con người và hoàn cảnh cộng đồng. Chỉ cần một ông đồ sống trong làng là cả làng có cơ hội thoát được cảnh mù chữ. Vì đó là ông đồ, người chịu suốt đời ăn cơm độn khoai, không đòi hỏi gì cao xa kể cả lòng biết ơn. Nhưng hiện nay dù cán bộ cao thấp, giáo viên về hưu không thiếu, nhưng vẫn rất hiếm những ông đồ - người truyền chữ - như vậy ở nông thôn, vùng sâu. Việc tìm hiểu cặn kẽ đặc trưng mỗi nền văn hóa của các sắc tộc sẽ giúp cải thiện chương trình giáo dục thích hợp hơn, hấp dẫn hơn với học sinh miền núi. Nhưng ai sẽ đau đáu với ngần ấy công phu để giải bài toán chữ ở những vùng sâu?
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Xe Phương Trang tông vào đuôi xe Hồng Sơn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 2 người chết tại chỗ ĐỨC TRONG 19/09/2024 Vụ tai nạn nghiệm trong giữa 2 xe giường nằm hãng Phương Trang và Hồng Sơn vừa xảy ra khoảng 0h ngày 19-9 tại Km191+500 cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 2 người chết, nhiều người bị thương.
Tập đoàn của ông Donald Trump đề xuất đầu tư sân golf, tổ hợp vui chơi, giải trí tại Hưng Yên BẢO NGỌC 18/09/2024 Tập đoàn The Trump Organization thuộc sở hữu của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bày tỏ mong muốn được đầu tư khách sạn, sân golf và tổ hợp vui chơi, giải trí tại Hưng Yên.
Diễn biến áp thấp nhiệt đới rất phức tạp, có thể thay đổi cấp độ, hướng di chuyển NGỌC AN 18/09/2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 98 ngày 18-9 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Thiết bị liên lạc của Hezbollah lại phát nổ, 9 người chết, hơn 300 người bị thương THANH HIỀN 18/09/2024 Các thiết bị liên lạc do nhóm Hezbollah đóng tại Lebanon sử dụng lại phát nổ vào chiều muộn 18-9, lần này là bộ đàm. Vụ nổ mới nhất khiến 9 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.