TTCT - Giữ hay không giữ bản sắc, đó là câu hỏi đặt ra và rất khó trả lời đúng sai. Xưa nay nói đến bóng đá Ý người ta nghĩ ngay đến lối chơi phòng ngự bêtông, rình rập đối phương sơ hở để ghi bàn thắng. Nói đến bóng đá Anh là chạy nhanh đá mạnh, triển khai tấn công hai biên rồi tạt bóng bổng vào đánh đầu ghi bàn. Hay khi nói đến người Đức chơi bóng, đó là thứ bóng đá lạnh lùng nhưng hiệu quả đến độ cựu danh thủ Anh Gary Lineker đã có một tổng kết nổi tiếng: “Bóng đá là trò chơi của 22 con người xoay quanh quả bóng và chiến thắng cuối cùng là… người Đức”! Còn với Pháp, bóng đá của họ là hào hoa phong nhã, nhẹ nhàng, mà những người trình diễn thành công nhất chính là Platini với những đồng đội cùng thế hệ như Fernandez, Tigana, Giresse… Chính những phong cách ấy đã đem lại sức hấp dẫn cho môn thể thao vua, mà người ta gọi là bản sắc. Chiến thuật có thể thay đổi tùy theo lực lượng cầu thủ hoặc bố trí đội hình của HLV, nhưng bản sắc không thay đổi. Tuy nhiên tại Euro 2012 bản sắc đã thay đổi rất nhiều. Theo thống kê của UEFA về trận tứ kết cuối cùng Ý - Anh, Ý thực hiện 35 cú sút cầu môn và 20 trong số đó đi đúng vào khung thành. Thời gian kiểm soát bóng của các cầu thủ Ý lên đến 64% trong 120 phút. Họ liên tục dồn ép đối thủ. Và đó không phải là đội Ý thường được nhớ đến bởi lối chơi phòng ngự phản công! Tương tự, tuyển Anh cũng không còn chạy nhanh đá mạnh, tấn công hai biên và đánh đầu. Với Đức, những ai còn gọi đội bóng này là “xe tăng” thì chỉ theo thói quen. Họ không còn sự lạnh lùng, khô khan nữa, mà hoa hồng đã nở trên thép! Trong bốn trận tứ kết, Đức là đội ghi nhiều bàn thắng nhất dù Hi Lạp chủ trương chơi phòng ngự. Tuyển Đức bây giờ chơi đa dạng, biến hóa và say sưa tấn công. Rõ ràng bản sắc bóng đá Đức cũng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Còn Pháp, không ít người đã ngỡ ngàng khi chứng kiến đàn gà trống Gaulois luôn phòng ngự hai lớp đến tám, chín cầu thủ trước khung thành thủ môn Lloris trong trận thua Tây Ban Nha 0-2. Bốn trường phái bóng đá được xem là đại diện cho châu Âu đã thay đổi. Liệu đó là điều thú vị hay không? Trên các trang web lập ra diễn đàn dành cho người hâm mộ bóng đá, có những ý kiến phản đối sự thay đổi, như “Tại Euro 2012 tôi không nhìn ra được đội Anh, rất khác và xa lạ với trường phái bóng đá Anh là sử dụng hai cánh tạt vào đánh đầu. Nhìn đội Anh đá cứ ngỡ là một bản sao của đội Ý, nhưng là một bản sao mờ nhạt, đội Anh thất bại là phải. Hãy trở lại chính mình hỡi đội bóng “tam sư”!” - một người hâm mộ có tên Khánh An viết trên Tuổi Trẻ Online. Nhưng một người hâm mộ khác có nickname truonggiang… trên TT24G thì ủng hộ: “Thế giới luôn chuyển động, luôn thay đổi nên bóng đá cũng phải thay đổi. Hay ho gì việc ôm khư khư cái gọi là bản sắc trong khi gây chán ngán cho người xem”. Chẳng thể nói ai đúng ai sai vì tranh luận mà không thể tìm ra chân lý, đó mới là bản sắc quan trọng nhất của bóng đá! Tags: Phòng ngủEuro 2012Bóng đá ÝBêtông
Tranh cãi 'lối đi ưu tiên' sẽ thu 100.000 đồng/khách tại sân bay Đà Nẵng CÔNG TRUNG 01/12/2024 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ trở thành sân bay đầu tiên trong 22 sân bay tại Việt Nam thí điểm thu phí dịch vụ "lối đi ưu tiên" tại khu vực kiểm tra an ninh soi chiếu 100.000 đồng/khách.
Rần rần trend 'đám giỗ bên cồn' của Lê Tuấn Khang: Rồi bên cồn có đám cưới không? THƯỢNG KHẢI 01/12/2024 'Đám giỗ bên cồn' - một câu 'thương hiệu' của TikToker Lê Tuấn Khang xuyên suốt các video do anh đăng tải trên TikTok, Youtube đang là từ khóa gây sốt trên mạng xã hội.
Ông Zelensky: Ukraine cần lá chắn NATO để sống sót TRẦN PHƯƠNG 01/12/2024 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói nước này cần sự đảm bảo an ninh từ NATO và nhiều vũ khí hơn trước khi bước vào đàm phán với Nga.
Ông Đồng Văn Thanh được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang LÊ DÂN 01/12/2024 Ông Đồng Văn Thanh, chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, được bầu làm bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.