TTCT - Trên thế giới, nhiều nơi cũng tung hô tế bào gốc như một biện pháp điều trị thần kỳ. Nhưng cũng không ít chuyên gia y tế quốc tế tỏ ra rất thận trọng và khuyên không nên quá cả tin. Phóng toĐau khớp gối là bệnh khá phổ biến hiện nay nên nhiều người tìm đến phương pháp điều trị bằng tế bào gốcThị trường mới nổiTheo Hãng nghiên cứu thị trường Mỹ Transparency Market Research, thị trường tế bào gốc toàn cầu đạt khoảng 26,23 tỉ USD vào năm 2011 và sẽ tăng vọt lên mức 119,51 tỉ USD vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng dữ dội này chủ yếu xuất phát từ sự bùng nổ các dịch vụ trị bệnh bằng tế bào gốc, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.Tại các nước đang phát triển, những trung tâm y tế cung cấp dịch vụ trị liệu bằng tế bào gốc mọc lên như nấm. Các cơ sở này quảng cáo tế bào gốc có thể chữa trị dứt điểm hàng loạt căn bệnh thoái hóa, thậm chí cả chấn thương dây thần kinh xương sống. Tạp chí PLOS Medicine cho biết giá dịch vụ trị bệnh bằng tế bào gốc không hề rẻ. Mỗi quy trình trị liệu có thể tốn 20.000-60.000 USD.Năm ngoái chính quyền Canada cấp phép cho loại thuốc Prochymal do Hãng dược Osiris Therapeutics sản xuất từ tế bào gốc để trị bệnh mô ghép chống lại ký chủ (GvHD), giá lên tới 200.000 USD. Phương pháp chung của các cơ sở này là khai thác tế bào gốc từ mô mỡ hay tủy xương người bệnh, kích hoạt chúng rồi bơm vào cơ thể người bệnh với hi vọng tế bào gốc sẽ phát triển thành các tế bào thay thế những mô bị tổn hại.Đã có trường hợp một cậu bé người Israel bị bệnh ung thư não sau khi được bơm tế bào gốc phôi thai vào não hồi năm 2001 để trị một chứng bệnh về gen. Theo tạp chí PLOS Medicine, khi đó gia đình đã đưa cậu bé sang một trung tâm y tế ở Matxcơva (Nga) để thực hiện liệu pháp chữa trị này. Nhưng căn bệnh về gen của cậu không hề biến mất.Bốn năm sau khi được tiêm tế bào gốc phôi thai vào não, bệnh nhân trẻ tuổi này bị đau đầu nặng. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ Trung tâm Y tế Sheba ở Tel Aviv phát hiện các khối u trong não và trong tủy sống của cậu. Một nhóm chuyên gia ở Đại học Tel Aviv đã điều tra và xác định những khối u này phát triển từ các tế bào gốc được tiêm vào não bệnh nhân.Cần thời gian kiểm chứngRất nhiều chuyên gia y tế có uy tín ở nhiều nước đã khẳng định chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào cho thấy phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc thật sự có hiệu quả. Mới đây, Hiệp hội Nghiên cứu tế bào gốc quốc tế (ISSCR, www.isscr.org) kêu gọi chính phủ các nước và các tổ chức y tế có uy tín can thiệp để ngăn chặn làn sóng dịch vụ trị liệu bằng tế bào gốc đang bùng nổ khắp toàn cầu.“Các nhà khoa học chưa chứng minh được hiệu quả của phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc. ISSCR cho rằng việc tiếp thị phương pháp này là hành vi vi phạm đạo đức y tế và thiếu chuyên nghiệp” - ISSCR khẳng định. ISSCR nhấn mạnh việc sử dụng liệu pháp tế bào gốc ngoài các chương trình thử nghiệm “là mối đe dọa đối với sức khỏe bệnh nhân và với quá trình nghiên cứu khoa học”, bởi hiệu quả của liệu pháp này vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.ISSCR cảnh báo nhiều trung tâm y tế trên thế giới cung cấp dịch vụ trị liệu bằng tế bào gốc nhưng lại không được giám sát chặt chẽ. Các nguy cơ khác của phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc, theo ISSCR, là khả năng các mô bị tổn hại, nhiễm trùng, tế bào gốc tác động với các mục tiêu sai lệch trong cơ thể người bệnh.Tạp chí Nature dẫn lời giáo sư George Q. Daley thuộc Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết tế bào gốc có tiềm năng to lớn, “nhưng chúng không phải là các tác nhân thần kỳ, di chuyển trong cơ thể bạn và chữa trị mọi chứng bệnh”. Hãng tin ABC News dẫn lời chuyên gia tế bào gốc John Gearhart của Đại học Pennsylvania (Mỹ) cảnh báo tế bào gốc không phải là thuốc và chúng có thể hành động bất thường trong cơ thể theo nhiều cách khác nhau.Hồi tháng 5, Thượng viện Ý thông qua sáng kiến hỗ trợ 3 triệu euro cho Trung tâm Stamina ở Turin, chuyên cung cấp dịch vụ trị liệu bằng tế bào gốc. Trung tâm này khẳng định đã tìm ra cách biến tế bào gốc mô giữa lấy từ tủy xương bệnh nhân thành tế bào thần kinh, có thể trị được những căn bệnh thoái hóa thần kinh như xơ cứng cột bên teo cơ, Parkinson, Alzheimer...Tuy nhiên, điều tra của tạp chí Nature cho thấy kết quả nghiên cứu của Trung tâm Stamina dựa trên những dữ liệu không chính xác. Khi đó, ISSCR cũng ra tuyên bố khẳng định chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy tế bào gốc chữa được các căn bệnh thần kinh trên. Giới chuyên gia y tế Ý cũng chỉ trích dữ dội quyết định của thượng viện.ISSCR và nhiều chuyên gia y tế quốc tế cũng chỉ trích việc các trung tâm cung cấp dịch vụ trị bệnh bằng tế bào gốc không công bố công khai kết quả chữa trị. Báo New York Times dẫn lời giáo sư Leigh Turner thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) cáo buộc trên thực tế các trung tâm này đang thực hiện những cuộc thử nghiệm, biến bệnh nhân thành chuột bạch và quảng bá đó là dịch vụ trị bệnh.ISSCR cho rằng các cuộc thử nghiệm thiếu sự kiểm soát khoa học và y đức như thế sẽ chỉ đem lại những kết quả tồi tệ khiến bệnh nhân và công chúng mất niềm tin vào ngành tế bào gốc, ngành cần thêm thời gian để phát triển. Bạn đang đọc trong chuyên đề "Tế bào gốc: tiềm năng, hy vọng và cường điệu Tiếp theo Tags: Điều trịTế bào gốcThoái hóa khớpY học quốc tế
Thuế mới cho hộ kinh doanh: Cần bước đi phù hợp NGUYỄN NHẬT KHANH (Trường ĐH Kinh tế - Luật) 26/06/2025 1641 từ
Túi Hermès Birkin: Từ biểu tượng thời trang đến tài sản đầu tư của Gen Z NGỌC KHANH 25/06/2025 1919 từ
Thủ tướng Thái Lan nhận thêm chức trước khi nghe quyết định của tòa án NGỌC ĐỨC 01/07/2025 Quốc vương Thái Lan phê duyệt nội các mới ngay trước khi Tòa Hiến pháp quyết định có đình chỉ bà Paetongtarn hay không.
Bắt cặp vợ chồng sản xuất 70.000 chai 'dầu gió con ó' giả ĐAN THUẦN 01/07/2025 Từ năm 2022, hai vợ chồng ở TP.HCM đã tổ chức sản xuất 7 loại dầu gió con ó nhãn hiệu 'Eagle Brand Medicated Oil' của Singapore với gần 70.000 chai, tương đương giá trị hàng thật khoảng hơn 6 tỉ đồng.
Chủ tịch Nguyễn Văn Được thỉnh chuông hòa bình cầu quốc thái dân an ở chùa Vĩnh Nghiêm HOÀI PHƯƠNG 01/07/2025 Theo Giác Ngộ Online, sáng 1-7, nghi lễ thỉnh chuông hòa bình cầu quốc thái dân an truyền thống nhân ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, diễn ra tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM).
Đà Nẵng bổ nhiệm 14 giám đốc sở, ngành mới sau sáp nhập TRƯỜNG TRUNG 01/07/2025 Đà Nẵng vừa trao quyết định bổ nhiệm 14 giám đốc sở, ngành mới sau sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam.