TTCT - LTS: Trước khi dành trang cho các thầy cô và tư vấn viên từ số tới, TTCT mời bạn đọc ý kiến của những người trong cuộc và chuyện ”cha mẹ trực thăng” ở đại học Mỹ. Tôi được cha mẹ “trực thăng” cho đến khi bước chân vào giảng đường đại học. Có vô số thứ mà một cô gái thành thị tỉnh lẻ như tôi phải bắt đầu “học lại”, làm lại từ đầu khi rời xa vòng tay ba mẹ... 1 Mọi người hay gọi những đứa trẻ chỉ biết ăn, ngủ, học hành như tôi là “gà công nghiệp”. Tôi giống nhiều đứa trẻ được cha mẹ “trực thăng”, có nghĩa rằng 18 tuổi chưa biết đi xe đạp; đến bữa ăn ba mẹ phải bưng lên lầu vì con mải ôn thi, con sợ mập; bị té ngã sơ sơ ngoài đường chỉ còn cách nhờ bạn đèo về nhà để ba mẹ băng bó vết xước... Cho đến khi tôi học năm nhất đại học, ba mẹ xin cho tôi ở nhờ nhà người bà con xa, tôi đã ngơ ngác sau mỗi bữa ăn hai anh con trai nhà bác cùng nhau quét dọn, rửa bát... Tôi thấy hai anh họ thật đặc biệt vì ba mẹ đi vắng có thể tự đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Tình thế éo le buộc lòng tôi phải học cách làm việc nhà cùng các anh. Sau nhiều lần cơm sống, cơm nhão, luộc rau bị dừ, đứt tay, vỡ bát..., tôi bị phàn nàn con gái gì mà không biết nấu mấy món đơn giản, làm bếp vụng về. Ba mẹ tôi bị chê trách làm hư con. Gần một năm ở nhà bác, chỉ xung quanh gian bếp mà tôi cảm nhận con người, cuộc sống của mình thay đổi khá nhiều... 2 Tôi thường đi bộ tới trường. Năm nhất đại học, nỗi ám ảnh lớn nhất của tôi mỗi buổi tới trường là những ngày gặp phải những gã bệnh hoạn, biến thái. Lần đầu tiên đi bộ trên vỉa hè, tôi bị một gã chạy theo trêu chọc, động chạm vào những bộ phận nhạy cảm mà chỉ dám đứng im, khóc lóc và nguyền rủa. Ngược lại, với cô bạn cùng lớp rơi vào hoàn cảnh tương tự tôi, cô ấy kể đã la thật lớn, nhờ những người đi đường đứng ra giúp đỡ. Kẻ bệnh hoạn, biến thái kia đã phải nhanh chóng rút lui. Tôi ước ao mình có thể giống như cô ấy, mạnh mẽ chống trả, chửi tục một vài câu đầy khẩu khí. 3 Một vấn đề nữa vô cùng khó khăn trong quãng đời sinh viên của tôi là những khoản tiền ba mẹ cho hằng tháng. Khác với những bạn sinh viên nghèo, ba mẹ chu cấp cho tôi hằng tháng vô cùng đủ đầy. Do vậy tôi không hề có khái niệm tiêu dùng có kế hoạch, biết dè sẻn từng đồng tiền ba mẹ gửi. Khi chuyển ra ngoài ở trọ cùng các bạn, nhiều tháng khi ba mẹ chưa kịp chuyển tiền, tôi nợ tiền bạn bè, nhà trọ và hầu như không bao giờ cảm thấy đủ tiền chi dùng. Đến khi ra trường có việc làm, thói quen dựa dẫm vào ba mẹ tôi vẫn chưa thể bỏ. Mặc dù có việc làm nhưng khi khoản chi tiêu hằng tháng đội lên, ba mẹ vẫn là người chi trả giúp. Thật lòng nhiều khi tôi chỉ ước ao ba mẹ có thể đồng ý cho tôi đi làm thêm thời sinh viên, cho tôi biết học cách kiếm tiền, quản lý từng đồng tiền mồ hôi nước mắt như nhiều bạn cùng trang lứa. Rút kinh nghiệm từ cuộc sống của mình, sau này khi làm cha mẹ nhất định tôi sẽ không làm “cha mẹ trực thăng”. Tags: Cha mẹ
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Real Madrid 'thót tim' giành vé cuối cùng vào bán kết FIFA Club World Cup ĐỨC KHUÊ 06/07/2025 Rạng sáng 6-7, Real Madrid đã có trận thắng sát nút 3-2 trước Dortmund tại tứ kết FIFA Club World Cup 2025, qua đó góp mặt ở vòng đấu cho 4 đội mạnh nhất.
'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ HOÀNG DUY LONG 06/07/2025 Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.
Chữa 'tâm thần', vợ chồng vẫn đi đánh bạc thua hàng chục tỉ, 'nghệ danh' Mr Bank và Mrs Rose THÂN HOÀNG 05/07/2025 Nguyễn Thị Mai Anh và Lê Văn Đông đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần trung ương nhưng khi bước vào "sòng bạc" King Club dưới cái tên nước ngoài, lại biến thành con bạc khát nước chơi cả chục tỉ.
Công an Khánh Hòa xử phạt 'cô giáo vùng cao' nói run sợ khi đến Nha Trang NGUYỄN HOÀNG 05/07/2025 Công an tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ trang Facebook đăng các clip "cô giáo vùng cao run sợ khi đến Nha Trang" vì đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc...