TTCT - Nổi bật nhất là Nhật Bản, nhưng hàng loạt nước khác nữa, bao gồm Đức, Hy Lạp, Lithuania, Latvia, Slovakia... đều thông báo sẽ tăng ngân sách quốc phòng trong những năm tới. Hiện tượng này cần được nhìn nhận dưới nhiều góc độ: Để làm gì? Bao nhiêu? Cho việc gì?. Các nước có chi tiêu quốc phòng cao nhất thế giới năm 2020. Nguồn: SPIRI, ForbesNhật Bản đang muốn tăng mức chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP. Ảnh: The TimesTất nhiên, hiện vẫn chưa có con số chi tiêu quốc phòng 2022 trên toàn thế giới, mà mới chỉ có số liệu năm ngoái từ Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), song ít nhất có thể dự báo rằng với cuộc chiến tranh ở Ukraine nổ ra đầu năm nay, 2022 sẽ là năm có mức chi tiêu quốc phòng toàn cầu cao hơn hẳn 2021.Có phải xu hướng tất yếu?Đến hẹn hằng năm, hôm 25-4, SIPRI loan báo tổng chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng 0,7% theo giá trị thực vào năm 2021, lên đến 2.113 tỉ USD. SIPRI nhấn mạnh chi tiêu quân sự "lần đầu tiên vượt ngưỡng 2.000 tỉ USD!". Trong báo cáo một năm trước đó, cũng vào cuối tháng 4, SIPRI ghi nhận "chi tiêu quân sự tăng lên thành xấp xỉ 2.000 tỉ USD trong năm 2020".Qua hai báo cáo 2020 và 2021, có thể thấy vấn đề ở chỗ "ngay trong đại dịch COVID-19, chi tiêu quân sự vẫn cứ tiếp tục tăng, từ chưa tới ngưỡng 2.000 tỉ USD (năm 2019)... lên đến mức cao nhất mọi thời đại, hơn 2,1 nghìn tỉ USD". Đây cũng là năm thứ bảy liên tiếp chi tiêu quân sự toàn cầu tăng.Các nước nói chung đều có những nhu cầu quốc phòng, thực thi các chính sách đối nội, đối ngoại và đảm bảo an ninh quốc gia, bao gồm an ninh của công dân, nền kinh tế và các thể chế của đất nước. Quy mô quân đội thì thay đổi đáng kể theo quốc gia, thường tương quan với quy mô và nhu cầu quân sự. Chính vì thế tăng chi tiêu quân sự mỗi năm là bình thường với nhiều nước trên thế giới, dù hiện toàn cầu cũng đã có đến 36 quốc gia không có quân đội hay quân nhân, theo SIPRI.Ngoài ra, nếu nhìn lại tình hình thế giới từ sau chiến tranh lạnh, thì xu hướng gia tăng chi tiêu quốc phòng hiện nay đi ngược xu thế chung.Nghiên cứu "Sau chiến tranh lạnh: sống với chi tiêu quốc phòng suy giảm" của Quốc hội Mỹ tháng 2-1992 tràn trề hy vọng: "Sự kiện vĩ đại năm 1991 chấm dứt chiến tranh lạnh, đẩy lùi nguy cơ xung đột hạt nhân toàn cầu" đưa tới dự báo có thể "cắt giảm rất đáng kể chi tiêu quốc phòng - có lẽ ở mức thấp nhất trong 40 năm qua, và chuyển sự chú ý sang các nhu cầu cấp bách khác của quốc gia..." "Song điều chỉnh giảm chi tiêu quốc phòng không phải là dễ dàng. Nhiều công nhân và cộng đồng có sinh kế phụ thuộc vào quân đội sẽ phải tìm việc làm và nguồn sức mạnh kinh tế mới. Các công ty quốc phòng sẽ phải thích ứng với nhu cầu thương mại, hoặc co lại, hoặc có thể đi xuống... Từ 1991 đến 2001, có lẽ có tới 2,5 triệu công việc liên quan đến quốc phòng sẽ biến mất"."Hy vọng tràn trề" đó không thoáng qua mà kéo dài khá lâu. Tính đến khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô và Hoa Kỳ chiếm 20% và 30% tổng chi tiêu quân sự thế giới. Đùng một cái, chiến tranh lạnh kết thúc. Trong thập niên đầu tiên sau đó, 1989 - 1998, chi tiêu quân sự thế giới đã giảm hơn 1/3 về giá trị thực. Năm 1998, chi tiêu quân sự của Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ chỉ còn bằng 6% so với chi tiêu của Liên Xô năm 1989. Cắt giảm đáng kể chi tiêu quân sự cũng diễn ra ở châu Phi (giảm 25%) và châu Mỹ (30%, chủ yếu ở Hoa Kỳ) trong cùng thời gian. Ở Tây Âu, mức giảm là 14%. Đó là thời kỳ giải trừ quân bị hàng loạt, với các dấu ấn là cắt giảm biên chế và tái cấu trúc lực lượng vũ trang ở nhiều nước, kết hợp giảm mua sắm vũ khí.Trong bối cảnh chung, cắt giảm chi tiêu quân sự lan cả ra các nước đang phát triển, thậm chí trở thành điều kiện để được hỗ trợ bởi các định chế quốc tế: "Ở nhiều quốc gia hậu xung đột, nơi chi tiêu - gánh nặng quân sự lớn, các nhà tài trợ - đặc biệt là nhà tài trợ đa phương như Ngân hàng Thế giới và UNDP - đã tổ chức các chương trình xuất ngũ kết hợp với quốc gia nhận tài trợ cắt giảm lực lượng vũ trang, chi phí tài chính của các chương trình này do nhà tài trợ trang trải".Các số liệu và trích dẫn là theo nghiên cứu "Dữ liệu chi tiêu quân sự: tổng quan 40 năm", Wuyi Omitoogun và Elisabeth Sköns (SPIRI, 2007).Quân đội các nước đang phát triển giảm quân số là trong thời kỳ này. Đây cũng là giai đoạn Liên Hiệp Quốc bắt đầu triển khai các Mục tiêu Thiên niên kỷ, không hề có mục tiêu nào nói tới chuyện tăng chi tiêu quốc phòng.Trung Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng liên tục. Ảnh: Defense NewsHoàn cảnh mớiĐang yên ổn giảm chi tiêu quân sự, bỗng nhiên vụ 11-9 ở Mỹ làm tất cả đảo lộn. Đùng một cái, nước Mỹ cảm thấy an ninh bị đe dọa. Bộ Nội an Mỹ được thành lập. Cuộc chiến chống khủng bố mở rộng sang Afghanistan, rồi Iraq. Nỗi bất an lan sang EU, rồi các nước khác, nhẹ nhất cũng là tăng cường an ninh (soi chiếu) phi trường. Từ sau vụ 11-9-2001, đa số các nước thành viên OECD còn gắn hỗ trợ phát triển với sự sẵn lòng hậu thuẫn cuộc chiến chống khủng bố. Chi tiêu quân sự cứ thế mà tăng, nhiều nhất là ở Mỹ, tăng đến 25% theo giá trị thực trong giai đoạn 2001 - 2005, và cứ tăng mãi không ngừng tới tận ngày nay, tất nhiên vì nhiều lý do khác nữa.Mặc khác, mỗi khu vực có những vấn đề riêng, với những "ông lớn" mới cùng các "nạn nhân tiềm năng" mới. Lần đầu tiên vào năm 2014, đặc san tình báo quốc phòng IHS Jane’s nói về sự nổi lên của Trung Quốc trong chi tiêu quân sự: "Vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc chi tiêu quân sự chỉ kém Hoa Kỳ, và đã tăng ngân sách quốc phòng khoảng 10% mỗi năm. Theo dự đoán của IHS Jane’s, Trung Quốc sẽ chi 148 tỉ USD cho quân sự trong năm nay, tăng từ 139,2 tỉ USD năm 2013... Trung Quốc đang trên đà sẽ chi tiêu nhiều hơn Anh, Pháp và Đức cộng lại vào năm 2015".Tính từ năm 2014 đó tới nay, tức cuối năm 2022, Trung Quốc đã giữ vững vị trí thứ hai thế giới về chi tiêu quốc phòng. Cụ thể trong năm 2021 ước tính là 293 tỉ USD, tăng 4,7% so với năm 2020 (SIPRI 25-4-2022). Đây cũng là năm thứ 27 liên tiếp, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa bõ bèn so với Mỹ: "Dự luật chính sách quốc phòng được Hạ viện thông qua cho phép chi tiêu quốc phòng gần 840 tỉ USD cho năm tài khóa 2023. Các nhà lập pháp ở Hạ viện nêu lý do lạm phát cao, xung đột Nga - Ukraine và "mối đe dọa" Trung Quốc để biện minh cho việc chi thêm 37 tỉ đô la" (Global Times 15-7-2022).Nguy cơ hiện giờ là các nước lại rơi vào một vòng xoáy rượt đuổi nhau ngặt nghèo nữa, với Nhật Bản là một ví dụ. Hôm 29-11, Thủ tướng Fumio Kishida chỉ thị cho các lãnh đạo quốc phòng và tài chính của mình tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2027. Đây là mục tiêu mà đảng cầm quyền từ lâu đã mong muốn. Nhật Bản trước giờ duy trì giới hạn không chính thức với chi tiêu quốc phòng là 1% GDP - ngân sách quốc phòng tài khóa 2022 là 5,4 nghìn tỉ yen (47 tỉ USD), chưa bao gồm phần bổ sung.Bloomberg 24-12-2021, khi đưa tin về mức ngân sách đó, chú thích rằng đây là năm thứ 10 liên tiếp Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng. Máy bay ném bom chiến lược TU-95 của Nga. Ảnh: WikipediaLý do thì có thể mượn lời Quỹ Jamestown 29-2-2022: "Ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, chi tiêu quân sự của Trung Quốc ngày càng lấn át so với các nước láng giềng. Ví dụ, Trung Quốc hiện chi tiêu cho quân sự nhiều hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Ấn Độ cộng lại".Nhưng nỗi lo của Nhật Bản không chỉ có mỗi láng giềng Trung Quốc, mà còn cả láng giềng Nga đầy tham vọng. Bộ Quốc phòng Nga hôm 30-11 cho biết một nhóm gồm các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga và máy bay ném bom chiến lược Xian H-6K của không quân Trung Quốc đã thực hiện các cuộc tuần tra trên vùng biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, gây không ít ồn ào trên báo chí quốc tế.Chính vì thế, Chính phủ Nhật nay phải từ giã ngân sách quốc phòng 1% của bản hiến pháp "bại trận", mà tự lo lấy thân. Đây thuần túy là nhu cầu cấp bách, chứ không phải là chuyện "tăng vị thế", hay để "xứng tầm" với mức chi tiêu 2% của NATO.■754 tỉ USD mua được gì?Đó là tổng chi tiêu quốc phòng của Mỹ cho tài khóa 2022. Trang The Balance, 3-2-2022 giải thích: "Ngân sách quân sự bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Cựu chiến binh, Bộ Nội an, Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức khác liên quan đến an ninh quốc gia". Bên trong Bộ Quốc phòng còn có lực lượng lao động dân sự, lương và phúc lợi của binh lính cũng như các căn cứ quân sự trên khắp thế giới". Trừ ngân sách dành cho các bộ kia, ngân sách thực sự còn lại cho Bộ Quốc phòng Mỹ là bao nhiêu? Ngoài ra, các khoản chi tiêu như lương, chi phí ăn ở, y tế, phúc lợi, bảo hiểm, điện nước, xe cộ... cho quân nhân Mỹ tất nhiên không cùng mặt bằng với Nhật hay Trung Quốc. Thành ra, giá trị thực của ngân sách quốc phòng Mỹ không chỉ dàn trải khắp thế giới, mà đầu tư cho súng ống đạn dược cũng thực sự không biết còn lại bao nhiêu. Tags: Chi tiêu quốc phòngNgân sách quốc phòngAn ninh quốc giaChi tiêu quân sựQuốc hội MỹGiảm chi tiêuMỹNhật BảnTrung QuốcNATO
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Đề xuất nền tảng bán hàng xuyên biên giới không hiện diện ở Việt Nam cũng bị đánh thuế NGỌC AN 22/11/2024 Với các nền tảng thương mại điện tử, nền tảng công nghệ số của doanh nghiệp nước ngoài tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam sẽ phải chịu thuế dù không có hiện diện.
Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM sẽ thành sàn diễn thời trang HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Hạnh phúc - Happy Forever là chủ đề show diễn thời trang thứ hai trong năm 2024 của nhà thiết kế Vũ Ngọc Tú và Đinh Trường Tùng, sẽ tổ chức ở Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;