“Gò Găng có nón chung tình Ở đây có thiếp một dạ với mình mình ơi”. Phóng to Nón ngựa có gắn chóp bạc ở trên để tăng sự oai phong. Chóp bạc giá mỗi cái 2,5 triệu đồng, giá thành một nón ngựa khoảng 2,8 triệu đồng - Ảnh: T.Đ. Theo một số người cao tuổi, chợ đã có trên 300 năm và có rất nhiều câu ca dao hát về nó. Người đi chợ mang theo đèn dầu thắp sáng để bán một thứ duy nhất là nón lá nên người ta gọi là chợ nón. Chợ họp rất sớm, kéo dài từ 2g-5g sáng. Từ xưa, dù là chiến tranh, mưa gió hay điện đã về nhưng đến nay đêm nào ngọn đèn dầu cũng thắp lên lung linh, rộn ràng. Nghề làm nón ở Bình Định là một nghề cổ truyền, nhọc công nhưng ít vốn, thu nhập đủ để cải thiện cuộc sống hằng ngày. Cụ Nguyễn Thị Dự (90 tuổi) tâm sự: “Không biết nghề này có từ đời nào, từ thời ông bà của tui đã có. Bao nhiêu đời rồi, người dân không lấy nghề này làm nghề chính, gia đình nào cũng coi là nghề phụ nhưng nó nuôi sống biết bao thế hệ ở đây. Thấy con cháu ít theo nghề nón sợ nay mai không có ai truyền nghề cho đời sau”. Tuy nhiên chị Vương Thị Lan (46 tuổi) cho biết: “Mỗi ngày người làm giỏi được 5-7 cái nón, giá mỗi chiếc 10.000 đồng, trừ chi phí còn khoảng trên 40.000 đồng. Nghề này thu nhập không cao nhưng ai cũng làm vì chủ yếu là tận dụng thời gian lúc nông nhàn. Nghề vẫn còn thu hút khá nhiều người, chợ nón đêm rất sầm uất”. Về các làng nón lúc nào cũng rộn ràng như không có giấc ngủ. Họ tranh thủ lúc rảnh rỗi, nhất là ban đêm, trai gái già trẻ quây quần vừa làm vừa tán gẫu cho đến khuya. Rồi chở hàng ra chợ bán tiếp tục cho đến sáng. Bán nón xong họ lại mua vật liệu về tiếp tục đan nón. Nhiều làng lân cận chợ nón Gò Găng hình thành làng nghề nón truyền thống, đặc biệt là thôn Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát) nổi tiếng với chiếc nón ngựa. Đây là loại nón ngày xưa chỉ dành cho giới quý tộc, quan binh triều đình, các bậc văn nhân thượng lưu, công tử con nhà giàu có. Thuở xưa, người đi ngựa đội nón này rất oai phong lẫm liệt. Phóng to Khi cắt lá nón về thì đạp cho mềm rồi đem phơi nhẹ. Công việc này thường dành cho những em nhỏ - Ảnh: Ngô Thanh Bình Phóng to Bà Võ Thị Hoa (72 tuổi) bán cước đan nón cho biết có hai loại cước: cước lớn là gộp, cước nhỏ để chằm nón - Ảnh: T.Đ. Phóng to Chị Vương Thị Lan cho biết mỗi ngày người giỏi đan được khoảng bảy chiếc nón. Hiện giá bán là 10.000 đồng/cái - Ảnh: T.Đ. Phóng to Mua cây giang về chẻ ra và chuốt để làm khung - Ảnh: T.Đ. Phóng to Làm nón ngựa công phu hơn với nhiều công đoạn tỉ mỉ - Ảnh: T.Đ. Phóng to Lá nón có nếp gấp được kéo thẳng ra trên một miếng gang hơ nóng - Ảnh: T.Đ. Tags: Bình ĐịnhPhóng sự ảnhChợ nón Gò GăngNón ngựa
Thủ tướng cùng ông Eric khởi công dự án thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam NGỌC AN 21/05/2025 Chiều 21-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái và sân golf Khoái Châu (dự án Trump International Hưng Yên).
Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào? DƯƠNG LIỄU 21/05/2025 Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.
Công nhân kể lại vụ nổ làm rung chuyển nhà xưởng tại nhà máy nam châm ở Quảng Nam LÊ TRUNG 21/05/2025 Công nhân Nhà máy nam châm từ tính tại Khu công nghiệp Bắc Chu Lai kể lại giây phút nổ máy phủ bề mặt nam châm khiến 12 người nhập viện.
Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam MẬU TRƯỜNG 21/05/2025 Miền Tây bước vào mùa mưa, cũng là lúc những con đường trong TP Trà Vinh - nơi được mệnh danh là "thành phố cây xanh" - lại được nhuộm vàng bởi những cánh sao đen, phủ kín vỉa hè và cả lòng đường.