TTCT - Đứng đầu một nhóm nghiên cứu về biển Đông ở Ba Lan, tiến sĩ Lê Thanh Hải đã tham gia Hội thảo quốc tế về các vấn đề Đông Nam Á tại ĐH Oxford ngày 22-3 và gửi cho TTCT thông tin về sự kiện này. Các nhà khoa học tham dự hội thảo - Ảnh: Nguyễn Lê PhươngVới uy tín và truyền thống ngoại giao của mình, ĐH Oxford thu hút các chuyên gia hàng đầu thế giới ở các kỳ hội thảo về Đông Nam Á và các vấn đề của khu vực này, từ chuyên gia người Anh, người Mỹ... đến các giáo sư, tiến sĩ từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan.Thành phần thính giả có cả đại sứ các nước và đặc biệt là bộ trưởng của Malaysia, nghị sĩ Quốc hội Indonesia, thứ trưởng ngoại giao Anh chuyên trách về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Có thể nói đây là lần đầu tiên câu chuyện biển Đông trong hệ quy chiếu logic của khoa học được chính thức đưa ra trước giới chuyên gia hàng đầu trên thế giới cũng như quan chức cấp cao từ các nước. Đại sứ Việt Nam tại Anh Vũ Quang Minh cũng có mặt để nghe các bài thuyết trình có liên quan, đồng thời trao đổi thêm với các học giả chuyên về biển đảo Việt Nam đến từ các nước châu Âu như Ba Lan, Anh, CH Czech và Pháp.Phái đoàn các nhà khoa học từ Ba Lan đã khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại hội thảo. Để có được những luận chứng thuyết phục, nhóm nghiên cứu từ Ba Lan đã làm việc liên tục từ đầu năm ngoái đến nay, khởi đầu bằng buổi trao đổi trước công chúng được tổ chức tại Trung tâm nghiên cứu Ba Lan - châu Á ở Warsaw vào tháng 4-2013.Sau đó, các vấn đề sơ khởi được in thành sách trong khuôn khổ trung tâm thử nghiệm đối thoại Ba Lan - châu Á thuộc Viện hàn lâm Khoa học Ba Lan và giới thiệu rộng rãi đến giới nghiên cứu, sinh viên, chính khách, công chúng quan tâm đến Việt Nam và Đông Á tại Ba Lan.Từ công trình này, nhóm chuyên gia Ba Lan đã được dự án thành lập khoa Đông Nam Á học của ĐH Oxford mời sang dự hội thảo quốc tế. Nội dung hội thảo dự kiến được tiếp tục hoàn thiện để ra mắt thêm một tập sách mới về vấn đề tranh chấp biển đảo trong khu vực Đông Nam Á.Tương tự, nhóm nghiên cứu từ CH Czech đang trong quá trình chuẩn bị cho hội thảo chuyên đề về biên giới và biển đảo ở Đông Nam Á vào tháng 11-2014. Dẫn đầu nhóm là tiến sĩ Maria Strasakova từ ĐH Metropolitni ở thủ đô Prague, từng sống ở Việt Nam khi còn bé và nói tiếng Việt rất giỏi.Nằm trong phạm vi nghiên cứu của khoa châu Á học, các chuyên gia mở rộng nghiên cứu các vấn đề đa ngành có liên quan đến mâu thuẫn trong khu vực. Nhóm chuyên gia từ Pháp tập trung nhiều vào các phân tích quân sự, đặc biệt với sự có mặt của các quân nhân và nhân viên trong Bộ Quốc phòng Pháp. Trưởng nhóm là một phụ nữ Pháp gốc Việt, tiến sĩ Quốc Thanh.Cùng quan tâm đến vấn đề tranh chấp lãnh hải ở vùng biển giữa các nước Đông Nam Á còn có nhiều nhà nghiên cứu đơn lẻ từ Áo, Philippines, Malaysia, Indonesia và cả Campuchia.Đứng trước việc Trung Quốc không chịu đàm phán thật sự và cũng không chịu tuân thủ luật pháp quốc tế, có ý kiến lo ngại về khả năng xung đột vũ trang. Mới đây, giáo sư Robert Kaplan, người được tạp chí Foreign Affairs xếp vào hàng 100 nhà tư tưởng hàng đầu trong thế giới đương đại, vừa xuất bản quyển sách về khu vực Đông Nam Á và khẳng định rằng đây sẽ là tâm điểm cho địa lý chính trị thế giới.Trước đây, chuyên gia hàng đầu thế giới về quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ là giáo sư Samuel Huntington từng đưa ra phân tích tương tự.Những chuyển biến mới nhất trong khu vực Đông Nam Á đã được các chuyên gia quốc tế quan tâm, nhưng trong hội thảo thiếu vắng những gương mặt Việt Nam quan tâm đến việc đưa tiếng nói chính đáng của nước mình về chủ quyền biển Đông ra trường quốc tế.Cần chú ý rằng nghiên cứu khoa học chính là bước đệm và cơ sở chắc chắn để các chính trị gia tỏ thái độ, xây dựng lập trường và hoạch định chính sách từ ngoại giao cho đến quốc phòng.Chưa kể đến chuyện sau này khi mở rộng vấn đề Việt Nam có đủ chuyên gia trong các ngành khác nhau để bảo vệ luận cứ của mình hay không, khi mà chỉ riêng ở nước Anh này thôi chuyên gia gốc Trung Quốc có mặt khắp mọi nơi, đặc biệt là trong các ngành ngoại giao và chính trị Đông Nam Á. Tags: Chủ quyềnĐH OxfordChủ quyền biển đảo
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Thủ tướng họp bàn ứng phó việc Mỹ áp thuế 46%: Lập tổ phản ứng nhanh NGỌC AN 03/04/2025 Theo Thủ tướng, việc Mỹ áp thuế là chưa phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua.
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đi Mỹ trong bối cảnh căng thẳng đánh thuế đối ứng NGỌC AN 03/04/2025 Chuyến đi Mỹ của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc được kỳ vọng sẽ đàm phán lại việc đánh thuế đối ứng mà chính quyền tổng thống Mỹ đưa ra đối với Việt Nam lên mức 46%.
Mỹ áp thuế Việt Nam 46%, đề xuất 3 cách cứu vãn tình thế cần làm ngay BÌNH KHÁNH 03/04/2025 Chuyên gia Vũ Minh Khương cho biết với các nền kinh tế chịu mức thuế cao từ Mỹ như Việt Nam, việc thực thi sẽ bắt đầu từ ngày 9-4. Việt Nam có gần 1 tuần để đàm phán, trong đó cân nhắc tính toán lại thuế xuất khẩu vào Mỹ.
Ông Trump đánh thuế đối ứng các nước dựa trên công thức nào? NGỌC ĐỨC 03/04/2025 Các chuyên gia tài chính cùng 'đoán già đoán non' nguồn gốc các con số xuất hiện trong bảng tính thuế đối ứng của ông Trump, với nhận định phổ biến rằng chúng dựa trên thâm hụt thương mại.