TTCT - Bóng đá khu vực đã nói rất nhiều về quá trình nhập tịch của Indonesia. Nhưng quyết tâm cải tổ nền bóng đá của người Indonesia không chỉ có vậy… Có ít nhất 3 lần HLV Shin Tae Yong đã lên trước truyền thông để chỉ trích thói quen ăn uống của người Indonesia.Nghiêm ngặt từng chi tiết nhỏ nhặtLần gần đây nhất là khi ông Shin trả lời phỏng vấn báo Chosun ở quê nhà. Chiến lược gia người Hàn Quốc không ngần ngại bày tỏ quan điểm về cách ăn uống không lành mạnh, cũng như cách thức sinh hoạt, rèn luyện thân thể không hợp lý của cầu thủ Indonesia.Hai vị HLV Hàn Quốc đối đầu nhau ở Đông Nam Á - Shin Tae Yong (trái) và Kim Sang Sik. Ảnh: HOÀNG TÙNG"Thói quen của cầu thủ Indonesia không tốt chút nào. Họ thích ăn đồ chiên xào, đặc biệt là cơm chiên. Tôi biết đây là thức ăn truyền thống của người bản địa". "Nhưng cầu thủ chuyên nghiệp cần phải hiểu rằng thể thao đỉnh cao có những quy tắc buộc phải tuân thủ, và dinh dưỡng là một trong số đó. Có những thứ bị tuyệt đối cấm", ông Shin nói.Chiến lược gia người Hàn Quốc cũng không quên "chừa đường lùi" khi nói thêm: "Hầu hết người Indonesia theo đạo Hồi. Họ tuân thủ các buổi cầu nguyện vào thứ sáu và các nghi lễ trước trận đấu. Đây là những nét văn hóa tốt đẹp cần gìn giữ". "Nhưng thói quen ăn uống thì nên thay đổi. Có rất nhiều cách thay đổi để phù hợp với xu thế mà vẫn không vi phạm vào truyền thống".Đó không phải lần đầu tiên ông Shin ra trước truyền thông chỉ trích thói quen ăn uống của các học trò. Hồi cuối năm 2023, ông phát hiện hai cầu thủ Indonesia ăn… mì gói khi đi tập huấn. Kết quả là chiến lược gia người Hàn Quốc nổi cơn thịnh nộ. Trước đó, ông vốn đã ra thiết quân luật - cấm tiệt cầu thủ ăn thức ăn nhanh. Sau vụ này, ông Shin bắt đầu truyền thông để nói về những thói quen dinh dưỡng không lành mạnh của cầu thủ.HLV Shin Tae Yong thậm chí đã cầu viện đến sự giúp đỡ của báo chí để tuyên truyền, nâng cao ý thức cho cầu thủ trẻ Indonesia. Với những quốc gia theo đạo Hồi, việc công kích mạnh mẽ các thói quen truyền thống là chuyện khá nhạy cảm. Nhưng bóng đá Indonesia từ lâu đã xác định phải "học theo Tây", và người dân xứ vạn đảo cũng ủng hộ ông thầy Hàn Quốc trong việc cải tổ thói quen cho cầu thủ."Thực đơn bắt buộc của họ là rau, thịt, cá, salad, trái cây, sữa và bánh mì. Tôi kiểm tra mọi thứ về bữa ăn của họ, cách họ ăn uống, và giờ giấc ăn uống", HLV Shin Tae Yong tuyên bố với Chosun. Ông không nói ngoa. Truyền thông Indonesia cho biết HLV Shin kiểm tra rất gắt gao bữa ăn của cầu thủ, và tỏ thái độ ngạc nhiên khi chiến lược gia người Hàn Quốc kỹ lưỡng đến vậy.Đồ ăn truyền thống của Indonesia thường nhiều dầu mỡ và không thích hợp với vận động viên thể thao. Ảnh: Trip SavvyQuan trọng là thái độĐã hơn 20 năm kể từ ngày xuất hiện làn sóng HLV phương Tây đến châu Á làm việc, làng bóng đá (cũng như thể thao) thế giới giờ không xa lạ với những công thức dinh dưỡng, tập luyện chuẩn mực của giới VĐV đỉnh cao. Những quy tắc như không ăn đồ dầu mỡ hầu như ai cũng biết. Vấn đề là thái độ quyết liệt, quyết tâm chấn chỉnh."Đây thường không phải là trách nhiệm của HLV. Họ sẽ truyền đạt ý muốn của mình, và lãnh đội, cùng người phụ trách dinh dưỡng sẽ kiểm soát bữa ăn cho cầu thủ. Nhìn chung việc ăn uống được xem là thói quen sinh hoạt riêng tư và khó lòng kiểm soát chặt chẽ được. Ông Shin đang thực sự tạo ra một cuộc cách mạng", báo Goal.com tiếng Indonesia bình luận.Sự quyết liệt mà ông Shin Tae Yong thể hiện với bóng đá Indonesia gợi nhớ đến câu chuyện của ông Guus Hiddink hơn hai thập niên trước, khi ông cũng quyết tâm cải tổ bóng đá Hàn Quốc. Qua những câu chuyện liên quan đến hậu trường đội bóng, HLV Hiddink được mô tả là một người vô cùng nghiêm khắc, và từng bước một thay đổi những thói quen không tốt của cầu thủ.Ví dụ như lần vị HLV người Hà Lan đến nhà ăn và phát hiện nhiều cầu thủ trẻ đang ngồi chờ các đàn anh - những người dậy trễ hơn - để cùng ăn sáng. Ông Hiddink nổi giận vì hai lý do. Đầu tiên là quy tắc "tiền bối - hậu bối" nổi tiếng của xứ kim chi, khi cầu thủ đàn em luôn phải xếp sau những người đàn anh kể cả khi đến trước. Thứ hai là việc các cầu thủ Hàn Quốc sinh hoạt vô kỷ luật. Chiến lược gia người Hà Lan quyết tâm làm cách mạng.Hai thập niên sau kỳ tích World Cup 2002, người dân Hàn Quốc đến nay vẫn nói về "hiệu ứng Hiddink" - không phải chỉ về việc thay đổi nền bóng đá, mà còn là trong văn hóa, cách thức làm việc nói chung. Thành công tại World Cup là bảo chứng tốt nhất cho những đổi mới này. Với riêng chuyện dinh dưỡng, ông Hiddink đề ra các quy tắc nghiêm ngặt về việc chia nhỏ bữa ăn hay cấm ăn vặt.Ông Hiddink (áo vest) đã thay đổi hoàn toàn nền bóng đá hàn Quốc. Ảnh: AFP"Đồ ăn Ấn Độ" và "đồ ăn Trung Quốc" là những cụm từ quen thuộc với giới dinh dưỡng thể thao, với hàm ý tiêu cực. Các cầu thủ châu Á, dù là Đông Á hay Tây Á, đều có những thói quen ăn uống bị giới thể thao đỉnh cao đánh giá là không phù hợp. Đi cùng đó là cả vấn đề ý thức - khi VĐV chỉ thực sự hiểu biết về dinh dưỡng khi bước vào con đường chuyên nghiệp, và cả trình độ - khi người phương Tây luôn đi trước trong việc áp dụng khoa học vào thể thao.Hơn hai thập niên kể từ khi HLV Hiddink tạo ra kỳ tích với bóng đá Hàn Quốc, và cũng chừng ấy thời gian kể từ khi các chiến lược gia nước ngoài mang làn gió đổi mới đến với thể thao Đông Nam Á, những công thức dinh dưỡng phù hợp giờ đây không còn xa lạ với cầu thủ nữa. Bất kỳ một người tập luyện bình thường nào cũng có thể tìm thấy công thức dinh dưỡng phù hợp trên Google.Sách nằm trên kệ, nhưng không phải ai cũng đọc. Và một HLV làm việc tại "vùng trũng" của làng bóng đá như ông Shin Tae Yong vẫn miệt mài theo dõi từng bữa ăn của các học trò.■ Chuyên nghiệp từ miếng ănBác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, người từng có kinh nghiệm làm việc với nhiều đội bóng ở Việt Nam về vấn đề dinh dưỡng, chia sẻ: "Có lần tôi theo dõi bữa ăn của một số VĐV nữ và nhận ra họ ăn rất ít. Tôi hỏi họ vì sao lại ăn ít vậy, họ bảo họ sợ béo, và đồ ăn trên bàn thì luôn thừa mứa. Đó luôn là vấn đề của các VĐV. Ngày nay, nhìn chung VĐV chuyên nghiệp không bị thiếu ăn, nhưng họ lại không biết nên ăn thế nào là tốt, và cũng không có ý thức rõ rệt về yếu tố dinh dưỡng"."Một lần khác, tôi thấy có đội bóng tổ chức ăn buffet hằng ngày cho VĐV. Đó là điều hết sức sai lầm. VĐV lại ít có nhận thức về dinh dưỡng, thích gì ăn đó. Trong khi vấn đề chính không phải là ăn ngon mà là ăn đúng chất, VĐV cần một chế độ dinh dưỡng cụ thể hơn là buffet. Họ phải được ấn định ăn những gì, ăn bao nhiêu, ăn vào lúc nào. Tất cả đều phải tuân theo công thức". Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "ASEAN Cup 2024 Tiếp theo Tags: Cầu thủ Đông Nam ÁASEAN CupDinh dưỡngẨm thực IndonesiaIndonesia
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Hàng ngàn người dân xếp hàng xem triển lãm quốc phòng quốc tế HÀ QUÂN 21/12/2024 Sáng 21-12, tại sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội, hàng ngàn người dân xếp hàng từ sớm, có người phải đi từ 5h, 6h sáng để có chỗ xem tốt.
Financial Times: Ông Trump đòi các nước NATO tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng, vẫn ủng hộ Ukraine NGỌC ĐỨC 21/12/2024 Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định ông Trump vừa thay đổi yêu sách của mình với NATO và vấn đề viện trợ quân sự cho Ukraine.
Lừa đảo đang nhắm người lớn tuổi có nhiều tiền ĐỨC THIỆN 21/12/2024 Những kẻ lừa đảo đang nhắm đến người lớn tuổi bằng những chiêu lừa khá đơn giản, thậm chí không hề mới.
Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng? TUYẾT MAI 21/12/2024 Vụ việc ông Lê Văn Tuấn bị khởi tố về hành vi hủy hoại tài sản khi ném hỏng chiếc điện thoại của vợ đang được nhiều người quan tâm.