TTCT - Giáo sư Lê Văn Thiêm có lần nói: “Người trò giỏi là người mà thầy không dạy gì cũng làm được. Người thầy giỏi là người tìm ra học trò như thế!”. I. Thế nào là người thầy giỏi Phóng to Nghe thì như đùa nhưng mà thật. Người thầy phải dạy thế nào để phát hiện học sinh giỏi, chứ không phải học sinh “giỏi lặp lại thầy”. Làm người thầy giỏi khó lắm thay! II. Thầy giỏi thỉnh thoảng phải dạy...sai! Đó là kinh nghiệm của tôi! Thỉnh thoảng sai một chút mà không thấy học trò phản ứng gì thì có nghĩa là họ không để ý hoặc không hiểu gì bài giảng. Phải “điều chỉnh”. Còn nếu học trò phát hiện sai thì càng tốt, thầy trò cùng tìm cách khắc phục trên bảng và qua đó học trò rèn luyện rất nhiều về cách suy nghĩ. “Phương pháp” trên khá thích hợp khi dạy các em chuyên toán, nhưng nếu dạy cao học thì khác hẳn. Có một giáo sư đã ngạc nhiên khi chấm bài thi cao học, vì đến chỗ đó ai cũng viết một câu rồi gạch đi, sau đó viết lại. Mãi sau thầy mới hiểu ra là hôm đó thầy dạy trên bảng, khi phát hiện sai thì gạch rồi viết lại. Học trò cứ thế chép theo! III. Không phận sự miễn vào Chuyện thật, do một học viên cao học người miền núi kể lại. Trong một kỳ thi ở một trường nọ, để nghiêm túc người ta đặt cái biển “Không phận sự miễn vào” trước cửa trường. Gần đến giờ thi mà cổng trường vẫn “nghiêm túc” một cách quá đáng: chưa thấy em nào đến. Các thầy cô phát hoảng. Lại càng ngạc nhiên hơn khi phát hiện trong các phòng thi đã gần chật kín học sinh! Hỏi ra mới biết các em thấy cái biển “Không phận sự miễn vào” thì không dám đi qua cổng, mà giờ thi sắp đến đành trèo tường để vào lớp! Thế mới biết cái chữ “phận sự” (hoặc những chữ to lớn tương tự) dễ trở thành “ngáo ộp” đối với tuổi học trò. IV. Một mét vuông bằng bao nhiêu mét thường? Và đây cũng là chuyện có thật, nghe giáo sư Hoàng Tụy kể lại. Chuyện xảy ra hồi đầu kháng chiến chống Pháp (khoảng 1948-1949). Một thầy giáo phổ thông rất lúng túng khi học sinh hỏi: “Một mét vuông bằng bao nhiêu mét thường?”. Thầy xin khất, trả lời sau. Câu hỏi được đưa ra trước hội đồng nhà trường và được tranh cãi sôi nổi. Có hai luồng ý kiến: “Một mét vuông bằng 10 mét thường” và “Một mét vuông bằng 100 mét thường”. Ông hiệu trưởng cho biểu quyết, đa số đồng ý phương án hai. Nghị quyết nhà trường: ”Từ nay, khi gặp câu hỏi như trên của học sinh thì các thầy cô trả lời là một mét vuông bằng 100 mét thường”! Chúng ta có thể cũng đang làm những “biểu quyết” tương tự và 10 năm nữa mới cười chăng? Tags: Câu chuyện giáo dụcGiáo sư Lê Văn Thiêm
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua 'siêu luật hoàn mỹ'; Nga công nhận chính phủ Afghanistan NGỌC ĐỨC 04/07/2025 Siêu luật Lớn và Hoàn mỹ được thông qua; Kết quả điện đàm lần 6 giữa hai ông Trump - Putin; Nga công nhận chính phủ Afghanistan; Ông Trump sắp công bố thuế mới cho các nước chưa đạt thỏa thuận thương mại... là một số tin tức thế giới sáng 4-7.
Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào? DƯƠNG LIỄU 04/07/2025 Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?
Tin tức sáng 4-7: Chủ tịch Công ty Dịch vụ sân bay Cam Ranh bất ngờ từ chức; Mức đóng BHXH từ 1-7 BÌNH KHÁNH 04/07/2025 Một số tin tức đáng chú ý: Cần thiết siết chặt hoạt động cho thuê căn hộ ở ngắn ngày; Chủ tịch Công ty Dịch vụ sân bay quốc tế Cam Ranh bất ngờ từ chức; Hodeco rút khỏi dự án khu du lịch Đại Dương...
Giảm trừ gia cảnh theo mức chi tiêu thực tế, tại sao không? ÁNH HỒNG 04/07/2025 Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh sẽ xóa bỏ thuế khoán từ 2026, bán hàng phải xuất hóa đơn từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế, cơ quan quản lý cũng nên mạnh dạn đề xuất cách thức giảm trừ gia cảnh mới.