TTCT - Cứ mỗi khi trong cuộc sống nảy sinh một sự cố gì thì lại thấy có người đặt ra câu hỏi và lên bài giáo huấn mang tên "văn hóa x, y". Việc một anh chơi golf vung gậy quật một nữ nhân viên phục vụ nay được đặt thành vấn đề "văn hóa chơi golf", giống như sau các vụ tai tiếng khác cũng làm dấy lên những câu hỏi "văn hóa làm quan", rồi "văn hóa từ chức", hay to nữa là "văn hóa giao thông" mà nay không rõ những người tham gia giao thông đã có đủ chưa, tỉ lệ là bao nhiêu, tới mức nào?Gieo gì gặt nấy, tranh giấy dán và chất liệu tổng hợp, Joe Webb, 2022. Ảnh: Open Doors GalleryCứ mỗi khi trong cuộc sống nảy sinh một sự cố gì thì lại thấy có người đặt ra câu hỏi và lên bài giáo huấn mang tên "văn hóa x, y". Vấn đề là nếu cứ phải chạy theo các vụ việc rồi đặt vấn đề "văn hóa" liên quan thì bao giờ mới xong? Xã hội nay đã có quan chức có "văn hóa quan trường" hay "văn hóa từ chức", nhưng những mốt mới như "văn hóa golfer", "văn hóa làm chủ nhân ô sin", "văn hóa gác tay"... thì ai mà chạy theo cho kịp?Trước tình hình "trật chìa" đó, Nhà nước từ hai chục năm qua đã dốc của, dốc công xây dựng văn hóa, từ "gia đình văn hóa" tới "phường, xã văn hóa", với rất nhiều tiêu chuẩn để công nhận kèm theo. Thực trạng chung cũng được thừa nhận, ví dụ qua phát biểu của bộ trưởng VH-TT&DL tại một phiên chất vấn trước Quốc hội hôm 30-10-2018, là không mới song coi như là một tóm tắt tình hình: "Giá trị truyền thống, lối sống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đang bị mai một. Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức trong xã hội, cán bộ có chiều hướng gia tăng".Từ đó tới nay, đã có thêm mấy vị bộ trưởng văn hóa, nhưng cái đà xuất hiện các kiểu "văn hóa" mới xem ra chưa được chặn lại, mà mới nhất là "văn hóa chơi golf".Thiết nghĩ, người ta dường như đã quên mất gốc gác của từ ngữ "văn hóa". Trong các ngôn ngữ Âu - Mỹ, từ nguyên là chữ Latin "cultura" - "trồng trọt", với ý nghĩa: khi con người bắt đầu gieo trồng thì cũng là bắt đầu có cái ăn, ra khỏi cái nếp hái lượm..., chính là bắt đầu có văn hóa. Cũng trong ý nghĩa đó, con người có văn hóa là con người đã được "gieo trồng" từ gia đình, rồi trong nhà trường, cho tới các cộng đồng.Ở gia đình, từ những bước chân đầu tiên, từ khi tập ăn tập nói, thậm chí tập đi vệ sinh lần đầu ở nhà, chính cha mẹ sẽ dạy con đối nhân xử thế.Từ gia đình đến nhà trường, cái sự gieo trồng tiếp tục, từ ăn mặc, đứng ngồi, đi lại, phát biểu, làm việc, học hành... chớ không chỉ chăm chăm "thi mấy môn, làm bài mấy điểm". Không dạy con dừng đèn đỏ, trái lại chỉ con cách vượt đèn đỏ cho tiện việc, thì sẽ vượt đèn đỏ từ đời này sang đời khác. Hay như bây giờ nhà nhà lên xe hơi, cha mẹ lái xe "hổ báo" lách làn, tạt đầu thì đứa con sẽ ghi khắc, để rồi ra đường thấy toàn "hổ báo". Ở trường, khi dạy học chỉ để thi "mấy môn, mấy điểm" thì sẽ cho ra lò những thanh niên có chứng chỉ tốt nghiệp mà không có lòng tìm tòi, học hỏi.Thành ra, chung quy vấn đề ở chỗ gieo gì thì gặt đó. Có gieo ý thức thượng tôn luật pháp không, như thế nào? Có gieo tinh thần trọng nhân phẩm và danh dự của người khác - nhưng trước hết là của chính mình, không (tỉ như "Nhân phẩm con người là bất khả xâm phạm. Mọi quyền lực nhà nước là để bảo vệ nhân phẩm con người" - trong hiến pháp của người Đức)? Có gieo lòng nhân ái không (tỉ như tinh thần "người Samaritan tốt bụng", đi đường giúp người hoạn nạn)? Có gieo thái độ người với người là bình đẳng không, để thấy rằng dù cho địa vị gì, tài sản tới đâu thì cũng có những hành vi không thể chấp nhận và không được phép - chứ không phải là chuyện thiếu "văn hóa chơi golf"?Một nền giáo dục đúng nghĩa sẽ tạo nơi người công dân tương lai hai "phản xạ": ý thức này đi kèm thói quen kia. Ý thức luật pháp sẽ đi kèm thói quen suy nghĩ chín chắn. Tinh thần trọng nhân phẩm sẽ thể hiện qua thói quen biết nhường nhịn. Lòng nhân ái sẽ là nền tảng cho thói quen không viện tới vũ lực. Thái độ bình đẳng sẽ tạo ra thói quen không "mục hạ vô nhân", coi người khác như cỏ rác.Nếu có gieo thì mới có gặt. Mà không chỉ phương Tây, phương Đông thậm chí còn trọng sự gieo - gặt này hơn: "Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân" (Kế sách trăm năm không gì bằng trồng người), như Quản Trọng đã viết trong một bản điều trần trình Tề Hoàn Công từ trước Công nguyên mấy thế kỷ.■ Tags: Văn hoáVăn hóa giao thôngGiáo dụcNhân phẩmLòng nhân ái
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
Vụ cháy tại cư xá Độc Lập: Nguyên nhân do chập đường điện người dân tự đấu nối MINH HÒA 08/07/2025 Nguyên nhân bước đầu xác định là do đường dây dẫn điện cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện do chủ căn hộ tự đấu nối bị chạm chập, gây cháy.
Người đàn ông cởi trần đứng giữa đường sắt có chắn, tàu hỏa Bắc - Nam tông thiệt mạng ĐỨC TRONG 08/07/2025 Vụ tai nạn xảy ra chiều 8-7 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua xã Suối Kiết, tỉnh Lâm Đồng khiến người đàn ông chết tại chỗ.
Báo chí Tây Ban Nha ca ngợi nhà vô địch Lê Quang Liêm 'chắc như đá granit' và khiêm tốn HUY ĐĂNG 08/07/2025 El Pais, tờ báo uy tín của Tây Ban Nha ví von Lê Quang Liêm như 'đá granit' sau chiến thắng ấn tượng của anh trước cựu vua cờ Viswanathan Anand để vô địch giải Leon Masters, diễn ra tại Tây Ban Nha.
UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc THẢO LÊ 08/07/2025 Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.