TTCT - Sự rời bỏ khu vực công của nhiều cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) sang khu vực tư vốn diễn ra từ lâu và là một chuyển dịch tất yếu. Câu chuyện còn lại là điều đó có khiến khu vực công nghĩ lại và làm khác đi về việc tuyển và giữ được những người có thực lực hay không. Nhiều cán bộ ngành y bỏ hoặc chuyển việc sau dịch COVID -19. Trong ảnh: nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy (Q.5, TP.HCM) điều trị cho bệnh nhân tại khoa bệnh nhiệt đới. Ảnh: DUYÊN PHANHàng chục ngàn người nghỉ việcChuyện CBCCVC rời bỏ khu vực công để chuyển sang khu vực tư làm việc vẫn diễn ra trong hàng chục năm qua. Nó chỉ gây chú ý trong bối cảnh khó khăn sau đại dịch COVID-19, làn sóng CBCCVC bỏ việc trong khu vực công tăng lên nhanh chóng.Tại TP.HCM, tính trong 7 năm qua, mỗi năm có hàng ngàn CBCCVC xin thôi việc. Theo số liệu của Sở Nội vụ TP.HCM, năm 2015 có 1.283 người thôi việc, năm 2017 có 2.671 người, năm 2019 có 2.123 người, năm 2021 có 2.188 người thôi việc. Tại Đồng Nai, từ năm 2020 đến nay, ngành giáo dục tỉnh có 1.218 giáo viên xin nghỉ việc, ngành y tế có gần 1.000 viên chức xin nghỉ việc, ngoài ra có 130 công chức xin nghỉ việc ở các cơ quan khác. Tương tự, ở Đà Nẵng, Sở Nội vụ TP này cho hay trong 6 tháng qua có 388 CBCCVC thuộc các ban, ngành xin nghỉ việc.Lĩnh vực có số lượng CBCCVC nghỉ việc tăng đột biến nhất trong 6 tháng đầu năm nay là y tế. Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2021 đến hết 6 tháng năm 2022 có 9.397 viên chức xin thôi việc, bỏ việc. Trong đó, có 8.620 viên chức y tế thuộc quyền quản lý của sở y tế các tỉnh, thành phố và 777 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế…Đúng quy luậtNhìn nhận về tình trạng hàng chục ngàn CBCCVC xin nghỉ việc từ đầu năm 2021 đến nay, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng chuyện CBCCVC bỏ khu vực công sang khu vực tư làm việc đã xuất hiện từ lâu. Từ năm 2000, khi nền kinh tế thị trường phát triển, sự dịch chuyển, điều chỉnh lao động giữa khu vực công với khu vực tư đã diễn ra. Đây là cuộc cạnh tranh nguồn nhân lực, khu vực nào bảo đảm cuộc sống tốt hơn cho người lao động thì sẽ thu hút nhiều hơn. "Gốc của vấn đề nằm ở chính sách sử dụng nguồn nhân lực trong xã hội", ông Phúc nhấn mạnh.Theo ông Phúc, việc giữ chân CBCCVC có năng lực, tâm huyết, có kinh nghiệm làm việc trong bộ máy mới là một thách thức đối với Chính phủ và các địa phương. Tất nhiên, giải pháp không thiếu, từ minh bạch quá trình thi tuyển CBCCVC đến bố trí CBCCVC đúng năng lực, trình độ, mong muốn của họ... Và có cơ chế khuyến khích người giỏi, người có năng lực tham gia khu vực công, như cách mà TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh… đang làm với cơ chế phụ cấp, hỗ trợ nhà ở cho công chức có trình độ thạc sĩ trở lên.Chuyện dùng người đúng vị trí, đúng năng lực quan trọng không kém. Thực tế môi trường công vụ cho thấy nhiều du học sinh, nghiên cứu sinh học rất giỏi ở nước ngoài về làm việc ở cơ quan nhà nước, sau chỉ 2-3 năm đã xin nghỉ việc, chuyển sang khu vực tư vì cơ quan nhà nước "không biết dùng" họ. Tất nhiên, một điều quan trọng khác nữa là cơ chế tiền lương hiện nay của khu vực nhà nước không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, ông Phúc cho rằng phải chấp nhận sự lưu thông lao động đó giữa khu vực công và khu vực tư trong nền kinh tế thị trường, điều này đúng với tiến trình phát triển.Áp lực công việc cao nhưng lương chưa tương xứng khiến nhiều giáo viên bỏ hoặc chuyển việc. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Lê Đức Thọ, Q.12, TP.HCM trong giờ học. Ảnh: Như HùngĐấu thầu dịch vụ tư nhânVới ông Nguyễn Quang Đồng, viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, vấn đề CBCCVC bỏ việc đã được thảo luận nhiều năm qua. Với hai nguyên nhân cũng đã được thấy: một là những người muốn gắn bó lâu dài với hệ thống, có năng lực không được ghi nhận đóng góp, khó thăng tiến. Hai là lương của những công chức thực làm, thực nhận thấp, muốn lương cao họ phải "làm này, làm kia", nhiều người họ không muốn vậy."Lâu nay chúng ta đã thực hiện cải cách bộ máy, cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa về biên chế, tiền lương. Khi tổng quỹ lương nhà nước không tăng được thì phải giảm bớt người trong bộ máy" - ông Đồng nói.Hiện trong bộ máy nhà nước có 3 nhóm lao động chính là CBCCVC. Ông Đồng cho rằng với nhóm công chức thì nhiều nơi như TP.HCM đang thiếu, buộc phải tăng để hoàn thành tốt công vụ. Nhưng nhóm cán bộ, đặc biệt là cán bộ đoàn thể, mặt trận, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… thì có thể cắt giảm mạnh số biên chế để giảm sự cồng kềnh của bộ máy.Cuối cùng, với nhóm viên chức đang chiếm tỉ lệ lớn biên chế trong bộ máy nhà nước hiện nay, theo ông Đồng, phải giảm mạnh số lượng bằng cách đấu thầu đơn vị cung cấp các dịch vụ công để cho tư nhân làm. Cụ thể, các dịch vụ công như cấp nước sạch, xử lý rác thải, xe buýt công cộng, chiếu sáng đô thị, chăm sóc cây xanh… có thể chuyển cho tư nhân làm, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa. Riêng đối với hai dịch vụ công lớn nhất, sử dụng nhiều biên chế nhất là giáo dục, y tế thì cần làm song song hai việc: vừa tạo điều kiện thúc đẩy y tế tư nhân, giáo dục tư nhân phát triển, đồng thời cải cách dịch vụ công về giáo dục, y tế theo hướng thu gọn lại, tập trung phục vụ nhóm đối tượng lõi (những người yếu thế, người nghèo trong xã hội khó có thể tiếp cận được dịch vụ).Thực thi cơ chế tuyển công chức vào những vị trí cụ thể như những nền công vụ hiện đại trên thế giới đang làm là một đề xuất khác. Cách làm hiện thời phổ biến vẫn là tuyển đại trà, cho tập sự, rồi mới nhận công việc chính thức, chưa hình thành chính thức một cơ chế phù hợp để những người có năng lực tốt có thể thi thẳng vào những vị trí cán bộ quản lý nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương, nhiều bộ, ngành, địa phương chỉ mới thực hiện thí điểm cơ chế này. ■Không chỉ vì lương thấpTốt nghiệp ngành quản trị tại một đại học ở Úc theo diện học bổng được hỗ trợ của Chính phủ về làm tại Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH), anh Ngô Quang Tuấn (quê Thanh Hóa) được hưởng mức lương, phụ cấp khoảng 5 triệu đồng/tháng. Số tiền này chỉ đủ ăn sáng, thi thoảng mời bạn bè đi cà phê. Tháng nào bố mẹ cũng phải cấp thêm "lương" để Tuấn chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Tuấn đã quyết định rời cơ quan này, sau 3 năm làm việc về làm cho doanh nghiệp FDI tại Khu kinh tế Nghi Sơn, lương khởi điểm khoảng 3.500 USD/tháng. Đến nay Tuấn đã mua được xe, được nhà bằng lương của mình. Lý do chính rời cơ quan nhà nước, theo Tuấn, không hoàn toàn do lương thấp mà do môi trường làm việc không phát huy được năng lực bản thân, cơ hội thăng tiến khó khăn. Có ngoại ngữ, có chuyên môn về quản trị nhưng tại cơ quan của Tuấn không tạo được cảm hứng làm việc. Công việc quá gò bó, đôi khi nhàm chán, không đúng chuyên môn được đào tạo.Cô Th., giáo viên một trường trung học ở quận 3 (TP.HCM), vừa quyết định chuyển công tác sang một trường tư thục ở quận 7, cho biết đã suy nghĩ rất nhiều trước khi chuyển trường. Bởi khác với trường công, chỉ có mặt ở trường khi có tiết dạy, trường mới yêu cầu giáo viên luôn có mặt từ 7h-17h30. "Nhưng tôi không thể dạy học mà thiếu phương tiện giảng dạy, không có sự đồng cảm của cán bộ quản lý", cô Th. nói.Theo cô Th., năm học 2021-2022 là điều đáng nhớ với các giáo viên. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giáo viên vừa dạy online vừa dạy offline nhưng WiFi nhà trường thì chập chờn, học sinh nghe câu được câu mất, khó dạy, học tốt. Có giáo viên phải tự bỏ tiền mua thiết bị phát WiFi hoặc dạy trên lớp xong chạy về nhà dạy online tiết sau. Do lớp học không có máy chiếu và màn hình nên khi dạy giáo án điện tử, giáo viên phải vác máy từ nhà đến lớp để giảng.Cô H., giáo viên tiểu học ở TP Thủ Đức, cho biết có 12 năm dạy ở trường công lập và chuyển sang trường tư 3 năm nay do trường công cô đang dạy gây ức chế cho nhiều giáo viên. Những giáo viên nào thân với hiệu trưởng mới được phân công dạy lớp tốt, có phụ huynh khá giả, quan tâm đến việc học của con. Trong khi ở trường tư, việc xếp lớp phụ thuộc vào năng lực của giáo viên và ban giám hiệu nhà trường luôn giải thích rõ về điều này trước khi nhận lớp.Thầy H.N.H., giáo viên môn lý một trường THPT tư ở quận Tân Phú, nhận xét ban giám hiệu tạo điều kiện tối đa để giáo viên thể hiện năng lực, sự sáng tạo của mình, làm sao để mang lại điều tốt nhất cho học trò. Ở trường công, muốn dạy học theo dự án thì phải mời những giáo viên thuộc "phe" của hiệu trưởng cùng làm, nếu không dự án không được duyệt, thậm chí còn bị gán cho cụm từ "thích chơi nổi" hay "thích chơi trội"…Hoàng Hương - B.Ngọc Tags: Nguồn nhân lựcCông chức bỏ việcNhân viên y tếXin thôi việcNgành giáo dục
Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu gặp Thủ tướng Thái Lan, tái ngộ Quốc vương Brunei QUỲNH TRUNG 10/10/2024 Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 9-10, cả hai lãnh đạo Thái Lan và Brunei đều khẳng định sẽ thu xếp để sớm thăm Việt Nam.
Bố không thừa nhận, mẹ thì đi lấy chồng, Cháng Thị Hương quyết 'thoát lời nguyền' VŨ TUẤN 10/10/2024 Cháng Thị Hương là ứng viên học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Cô đã đi làm thuê từ hè năm cô học lớp 8. Nay Hương đỗ khoa ngoại ngữ Trường đại học Hùng Vương (Phú Thọ) và muốn thoát khỏi lời nguyền nghèo đói.
Cuộc tìm kiếm cảm động những bức ảnh quý ngày tiếp quản thủ đô THIÊN ĐIỂU 10/10/2024 Kết quả cuộc tìm kiếm những bức ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô trong các gia đình người Hà Nội 20 năm trước đã hé lộ nhiều câu chuyện cảm động về người trong ảnh lẫn người chụp ảnh.
Bộ Công Thương: EVN lỗ gần 22.000 tỉ đồng trong năm 2023 NGỌC AN 10/10/2024 Bộ Công Thương vừa công bố kết quả kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với khoản lỗ lên tới gần 22.000 tỉ đồng.