TTCT - Từ ngày 25 đến 27-9-2013, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo - tập huấn về phương pháp “bàn tay nặn bột” khu vực Đông Nam Á. Phóng to Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thành lập Trung tâm thí điểm phương pháp “bàn tay nặn bột”. hàng đầu, từ trái sang: GS Trần Thanh Vân, TS Nguyễn Vinh Hiển, viện sĩ Pierre Léna GS Pierre Léna, chủ tịch Tổ chức Bàn tay nặn bột thuộc Viện hàn lâm Khoa học Pháp, đích thân từ Paris sang đọc bài giảng. Cho đến nay, đã có 60 nước trên thế giới ứng dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” (xuất phát từ tiếng Pháp “la main à la pâte”, có nghĩa: xắn tay vào việc) ở bậc tiểu học và vài năm đầu bậc trung học cơ sở. Phương pháp “bàn tay nặn bột” do Georges Charpak, giải Nobel vật lý, và Pierre Léna, viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp, cùng sáng tạo ra. Năm 1995, GS Georges Charpak đến TP.HCM dự Gặp gỡ Việt Nam lần thứ II do GS Trần Thanh Vân tổ chức. GSD Vân nắm bắt và giới thiệu ngay phương pháp dạy học mới, hợp tác với một số thầy cô ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường khác. Gần đây, sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo vào cuộc, “bàn tay nặn bột” được triển khai khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ những thí nghiệm Ngồi quanh một cái bàn, các em học sinh tiểu học quan sát một thí nghiệm và ghi chép nhận xét. Cô giáo cho đun sôi một chảo nước lạnh trên bếp gas. Trong chảo, cô cho nhúng một nhiệt kế. Nhiệt độ từ từ tăng rồi bỗng dừng hẳn ở vạch 990C. - Nhiệt kế chỉ có 99 vạch thôi sao? - các em nhao nhao hỏi. - Không! Đây là loại nhiệt kế chịu nóng, ghi tới vạch 2000C - em đọc nhiệt kế cho biết. - Cái nhiệt kế này tắc, cô ạ. Cô còn có cái nhiệt kế nào khác không? Cô giáo liền đưa cho em cái nhiệt kế thứ hai. Thí nghiệm tiếp tục. Lần này, nhiệt độ dừng lại ở vạch 1010C. Cô giáo bèn đưa cho em cái nhiệt kế thứ ba. Lại làm tiếp. Lần này, nhiệt kế dừng ở vạch 1000C. Kết quả vẫn như vậy! Các em bối rối. Bỗng cô giáo gợi ý: - Cô còn có cái bếp điện đây. Nào, các em thử với bếp điện xem sao? Các em lại hí hoáy đun, rồi đọc nhiệt độ. Và cuối cùng phải thừa nhận: Vì một nguyên cớ bí ẩn nào đó, nước sôi không thể lên quá 1000C! Sở dĩ lúc thì 990C, khi thì 1010C vì loại nhiệt kế dùng trong nhà trường không chính xác. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa! Cái thật là như vậy đấy! Các em ghi khắc mãi trong đầu cái thật do chính các em khám phá ra, chứ không phải từ câu học thuộc lòng do cô giáo đọc! Trong óc các em, tri thức hình thành một cách từ từ, tự nhiên, chứ không phải từ đâu đấy “nhảy dù” đến! Khi học lên cao hơn, các em sẽ thấy: Cái định đề nước sôi ở nhiệt độ không đổi (100oC) chưa hoàn toàn đúng, bởi lẽ chưa xét tới độ cao nơi các em làm thí nghiệm, thành phần của thứ nước đun hôm ấy, những chất bẩn trong nước hay các đồng vị của hydro và oxy hợp thành nước... Khoa học tiến lên như vậy đấy, luôn đề ra những định đề chính xác hơn khi ngày càng có thể nhìn tinh tế hơn vào sự vật nhờ có những thiết bị tinh vi hơn. Triết lý của “bàn tay nặn bột” Xuất phát từ tri thức tâm lý học lứa tuổi 6-12, GS Georges Charpak và viện sĩ Pierre Léna nhận thấy: Đó là lứa tuổi tò mò cao độ trước thế giới tự nhiên, thích hí hoáy làm thử, mò mẫm, rồi kinh ngạc, sung sướng đến nhảy cẫng lên mỗi khi khám phá ra một điều gì mới lạ. Vậy thì nếu cho rằng ở bậc tiểu học các em chỉ cần học đọc, viết, làm tính thì chưa đủ! Vì như vậy sẽ không tập cho các em thói quen tìm tòi, khám phá. Xã hội đương đại cần những “bộ óc luôn khám phá”, chứ không phải những “bộ óc nhét đầy kiến thức”! “Bàn tay nặn bột” giúp phát triển cả năm giác quan, kể cả khứu giác, vị giác. Cuộc sống hiện đại - với truyền hình, máy tính, game, Facebook - khiến các em luôn sống trong thế giới ảo, chỉ phát triển thị giác, thính giác; ngay cả mấy ngón tay cũng chẳng mấy khi tí toáy, ngoài việc... bấm phím! “Bàn tay nặn bột” dẫn dắt các em từng bước đi lại trên con đường ngoắt ngoéo quanh co mà các nhà bác học đã đi qua để tìm ra cái thật, khám phá chân lý trong khoa học tự nhiên. Tags: Câu chuyện giáo dụcBàn tay nặn bộtHàm ChâuGeorges Charpak
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tuyển nữ Việt Nam 'vô đối' vòng loại, giành vé dự vòng chung kết châu Á 2026 HOÀI DƯ 05/07/2025 Tối 5-7, tuyển nữ Việt Nam đã đánh bại Guam 4-0 ở lượt trận cuối cùng bảng E vòng loại Giải bóng đá nữ châu Á 2026, qua đó giành vé dự vòng chung kết tại Úc.
Chữa 'tâm thần', vợ chồng vẫn đi đánh bạc thua hàng chục tỉ, 'nghệ danh' Mr Bank và Mrs Rose THÂN HOÀNG 05/07/2025 Nguyễn Thị Mai Anh và Lê Văn Đông đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần trung ương nhưng khi bước vào "sòng bạc" King Club dưới cái tên nước ngoài, lại biến thành con bạc khát nước chơi cả chục tỉ.
Trực tuyến PSG - Bayern Munich (hết hiệp 1) 0-0: Bayern bị từ chối bàn thắng ĐỨC KHUÊ 05/07/2025 Phút 45+2, Upamecano đánh đầu tung lưới PSG nhưng không được công nhận bàn thắng do lỗi việt vị.
Công an Khánh Hòa xử phạt 'cô giáo vùng cao' nói run sợ khi đến Nha Trang NGUYỄN HOÀNG 05/07/2025 Công an tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ trang Facebook đăng các clip "cô giáo vùng cao run sợ khi đến Nha Trang" vì đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc...