TTCT - Chính sách và đãi ngộ cho VĐV khuyết tật Việt Nam còn nhiều điểm cần thay đổi, điển hình như quy định về tiền thưởng cho huy chương Paralympic. Xin ông cho biết lực sĩ cử tạ Lê Văn Công vừa đoạt HCB Paralympic Tokyo có dạ dày không? Hay dạ dày của anh bé hơn người thường? Lê Văn Công và tấm huy chương bạc Paralympic. Ảnh: Đoàn TTVN Tôi đặt câu hỏi như thế với một cựu quan chức ngành thể thao, từng một thời gắn bó với phong trào thể thao người khuyết tật. Ông cười bảo: Chú đùa với tôi. Công chỉ không may mắn khi bị tật nguyền ở hai chân thôi, chứ tất cả đều bình thường, thậm chí hơn cả người bình thường vì ông trời bù lại cho anh những tố chất rất tốt, rất phù hợp với môn cử tạ. Đã vậy, anh còn tập luyện kiên trì để có đôi cánh tay mạnh hơn hẳn khối người bình thường. Chưa kể, anh cũng như bao người đàn ông bình thường khác, đã lấy vợ, sinh hai đứa con kháu khỉnh, khỏe mạnh.Để làm được điều đó, hẳn anh phải vất vả hơn người bình thường? Trả lời: Đương nhiên rồi. Hai chân tật nguyền, teo tóp thế kia thì phải rất vất vả trong cuộc sống thường nhật, đặc biệt là di chuyển, đi làm kiếm sống, nuôi con...Tôi lại hỏi tiếp: Công cũng như người bình thường, nhưng sao chế độ lại thua VĐV bình thường? Cụ thể trong nghị định 152 của Chính phủ quy định về mức lương thưởng cho thể thao, người khuyết tật kém hơn hẳn người bình thường? Như với HCB Paralympic, Công chỉ được nhận 140 triệu đồng tiền thưởng, còn nếu VĐV bình thường đoạt HCB Olympic thì được thưởng 220 triệu đồng là sao? Để chuẩn bị cho một kỳ Paralympic, Công và các đồng đội cũng phải tập trung xa nhà, cũng phải hy sinh công ăn việc làm để kiếm sống hằng ngày, sao lại bị đối xử như vậy? Tiếng nói ngành thể thao ở đâu? Với xã hội, cụ thể là các doanh nghiệp muốn thưởng bóng đá tiền tỉ, thưởng VĐV đoạt huy chương Olympic hàng trăm triệu là chuyện ý thích, chuyện đánh bóng thương hiệu của họ; nhưng quy định thưởng của Nhà nước lấy từ ngân sách thì lẽ ra không nên phân biệt đối xử như thế chứ?Vị cựu quan chức trả lời: Tất cả những gì anh nêu ra chúng tôi đều đã nói đi nói lại rất nhiều lần, nhưng chả hiểu sao vẫn không được thay đổi?!■ Tags: Người khuyết tậtThể thao người khuyết tậtKhuyết tậtLê Văn CôngParalympic
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 21-2023: "Cuộc đại chiến tôm xuất khẩu" TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 01/06/2023 1 từ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đã tính kỹ về cơ chế vượt trội cho TP.HCM VIỄN SỰ - TIẾN LONG 05/06/2023 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ về nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Nghị quyết mà Chủ tịch Quốc hội kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mới, năng lực mới cho TP.HCM.
Đề xuất tăng giá dịch vụ kiểm định xe từ 30.000 - 220.000 đồng TUẤN PHÙNG 05/06/2023 Thực hiện chỉ đạo của các bộ liên quan, Cục Đăng kiểm đề xuất tăng giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới với mức tăng từ 30.000 - 220.000 đồng tùy theo loại xe trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí theo cơ chế thị trường.
ASEAN Para Games 12: Nghị lực phi thường của kình ngư Vi Thị Hằng T.P. 05/06/2023 Ngày 4-6, kình ngư Vi Thị Hằng đã khiến làng bơi người khuyết tật ngẩn ngơ khi giành 2 HCV, đồng thời phá 2 kỷ lục tại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) 12.
Người dân tự góp kinh phí xây chung cư cũ, lựa chọn nhà đầu tư thế nào? NGỌC AN 05/06/2023 Chủ đầu tư sở hữu nhà chung cư cũ sẽ được lựa chọn nhà đầu tư. Trong trường hợp không lựa chọn được sẽ tổ chức đấu thầu.